Ngân hàng trung ương thế giới chuẩn bị cho thời kỳ thắt chặt tiền tệ

23/06/2014 17:52
23-06-2014 17:52:40+07:00

Ngân hàng trung ương thế giới chuẩn bị cho thời kỳ thắt chặt tiền tệ

Ngân hàng trung ương các nước đang lên kế hoạch giảm nắm giữ nợ dài hạn để tránh thua lỗ, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) chấm dứt chương trình mua lại trái phiếu mùa thu này.

Khảo sát của tạp chí Central Banking Publications và HSBC trên 69 lãnh đạo ngân hàng trung ương cho thấy phần lớn các cơ quan đã sẵn sàng điều chỉnh danh mục đầu tư để chuẩn bị cho thời kỳ thắt chặt tiền tệ. Rất nhiều ngân hàng có thể chuyển sang các tài sản rủi ro hơn, như chứng khoán. Xu hướng này có vẻ sẽ kéo dài, khi mới có một nửa tiết lộ khả năng đổ tiền vào cổ phiếu hoặc quỹ tín thác (ETF). Còn một số ngân hàng thì cho biết sẽ giảm nắm giữ trái phiếu.

Các ngân hàng trung ương đang giảm nắm giữ trái phiếu

Khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu khôi phục tình trạng bình thường, FED và ngân hàng trung ương các nền kinh tế phát triển khác, như Anh, bắt đầu cân nhắc thắt chặt tiền tệ. Khả năng tăng lãi suất đang làm dấy lên nỗi lo giá trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 30 năm sẽ giảm trong vài năm tới.

Các chương trình mua lại trái phiếu quy mô lớn và giảm lãi suất xuống thấp kỷ lục được đánh giá đã ngăn chặn thành công một cuộc đại suy thoái nữa. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương sẽ bị thiệt hại nặng nhất nếu quay về tình trạng trước đây, do đã đầu tư rất mạnh vào trái phiếu chính phủ các nền kinh tế phát triển.

FED đã mua gần 2.000 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ trong 6 năm qua, qua chương trình nới lỏng định lượng. Tuy nhiên, chương trình này sẽ chấm dứt vào mùa thu. Khi việc này xảy ra, giá trái phiếu Chính phủ Mỹ có thể sẽ giảm.

FED là cơ quan nắm giữ nợ Mỹ lớn nhất. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương các nước khác cũng theo rất sát, khi phần lớn tài sản trong tổng dự trữ 11.700 tỷ là trái phiếu chính phủ Mỹ.

Trái phiếu này rất được ưa chuộng do quy mô thị trường lớn và thanh khoản cao. Dù vậy, các lãnh đạo ngân hàng trung ương cũng cho biết họ đang cân nhắc mở rộng sang các loại tiền tệ khác ngoài USD.

Cuối năm ngoái, hơn 62% các khoản đầu tư của các ngân hàng trung ương là tài sản niêm yết bằng USD, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Trong khi đó, tỷ lệ này với đồng euro chỉ là gần 25%. Gần đây, các loại tiền tệ đem lại lợi nhuận cao, như đôla Australia, đôla Canada hay NDT đã trở nên hấp dẫn hơn do trái phiếu Chính phủ Mỹ đem lại lợi nhuận thấp.

Xu hướng chuyển dịch đầu tư sang cổ phiếu đã khiến thị trường chứng khoán liên tục tăng mạnh thời gian qua. Từ đầu năm 2009, chỉ số MSCI các nước phát triển đã tăng 150%, trong khi S&P 500 của Mỹ tăng 190%.

Hà Thu

vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kế hoạch đánh thuế người giàu vẫn tiến triển chậm trên quy mô toàn cầu

Vào cuối năm 2021, hơn 140 quốc gia đã nhất trí áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia theo đề xuất của OECD, nhưng tới nay tiến triển vẫn còn hạn chế.

Chứng khoán thăng hoa, tài sản của giới siêu giàu ở Mỹ tăng lên 44,600 tỷ đô

Top 1% những người giàu nhất nước Mỹ sở hữu khối tài sản lên tới 44,600 tỷ USD vào cuối quý 4/2023, chủ yếu là nhờ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán.

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98