Trồng lúa lãi 30% vẫn chỉ là “giấc mơ”

10/06/2014 17:37
10-06-2014 17:37:28+07:00

Trồng lúa lãi 30% vẫn chỉ là “giấc mơ”

Bảo đảm cho người nông dân sản xuất lúa có lãi 30% so với giá thành sản xuất là thông tin đã được cả Chính phủ, Quốc hội nhắc đến rất nhiều lần tại nghị trường.

Cử tri nhiều địa phương liên tục trong nhiều kỳ họp của Quốc hội cũng gửi không ít kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất lúa gạo ổn định sản xuất và đời sống.

Trong năm 2013, cả nước đã gieo trồng được 7,9 triệu ha lúa, năng suất trung bình đạt 55,8 tạ/ha, với tổng sản lượng lúa thu được là 44,05 triệu tấn

Nhưng, “giấc mơ” lãi 30% từ trồng lúa vẫn còn xa ngái, theo thông tin từ báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khó khăn trong việc sản xuấtvà tiêu thụ lúa gạo để bảo đảm cho người trồng lúa có lãi trên 30% vừa được Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền ký, gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Đoàn giám sát cho biết, hàng năm Việt Nam sản xuất được khoảng 44 triệu tấn thóc, trong đó 1 triệu tấn làm giống, 20 triệu tấn làm lương thực cho người, 1 triệu tấn dự trữ và 15 triệu tấn thóc để xuất khẩu.

Trong năm 2013, cả nước đã gieo trồng được 7,9 triệu ha lúa, năng suất trung bình đạt 55,8 tạ/ha, với tổng sản lượng lúa thu được là 44,05 triệu tấn. Về diện tích gieo trồng và sản lượng lúa tăng hơn so với năm 2012, nhưng năng suất lại giảm hơn so với năm trước.

Canh tác manh mún, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn phải nhập khẩu với tỷ lệ lớn, khoảng 65% phân đạm, 35% phân lân và 100% phân kali, giá cả tăng cao, nên người dân còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, kết quả giám sát cho thấy.

Đáng chú ý, dù xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới song cho đến nay, Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu gạo cho mình trên thị trường quốc tế. Việc buôn bán ra thị trường bên ngoài gặp nhiều khó khăn, phần lớn phải chịu thua thiệt, giá bán rẻ hơn so với giá gạo cùng loại của các nước trong khu vực, báo cáo nêu.

Vì vậy, người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là người nông dân sản xuất lúa tuy đời sống đã được cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh và còn khoảng cách xa so với lao động trong một số ngành nghề khác.

Liên quan đến việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ” đầu vào” cho sản xuất lúa, gạo báo cáo đưa con số trong 3 năm từ 2011 đến 2013, Nhà nước đã hỗ trợ được 11.082,6 tỷ đồng cho hoạt động sản xuất lúa.

Với chính sách hỗ trợ “đầu ra” đoàn giám sát nhận định với nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, tìm kiếm thị trường, cơ bản đã tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho nông dân. Sản lượng suất khẩu gạo đạt từ 6,6 đến 8 triệu tấn/năm, chiếm khoảng từ 20-25% sản lượng thóc trên cả nước, với kim ngạch xuất khẩu thu được mỗi năm đạt từ 2,92 - 3,67 tỷ USD.

Song, kết quả giám sát cũng chỉ rõ, việc xác định giá thành sản xuất lúa hàng hóa hiện nay còn nhiều bất cập, mới chủ yếu được điều tra chi phí sản xuất tại các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long là chưa phù hợp và không sát với thực tế sản xuất lúa gạo của từng địa phương.

Đáng chú ý là việc bảo đảm cho người nông dân sản xuất lúa có lãi mới chỉ đạt được ở một số địa phương và không đồng đều giữa các địa phương khác nhau.

Theo số liệu tổng hợp của 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có báo cáo cụ thể về vấn đề này cho thấy, có tới trên 42% số địa phương người nông dân sản xuất lúa có lãi dưới 30%, có địa phương chỉ lãi trên 10%, cá biệt có địa phương người nông dân sản xuất lúa chưa có lãi, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền báo cáo Quốc hội.

Trong số nhiều nguyên nhân, đoàn giám sát cho rằng hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo chưa thực sự góp phần định hướng được cho sản xuất, mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do hạn mức đất được giao quá thấp, khó có thể sản xuất hàng hóa, mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân chưa bền chặt.

Bên cạnh đó, chính sách thu mua tạm trữ lúa, gạo là một chủ trương đúng nhưng việc tổ chức thực hiện còn hạn chế. Có ý kiến cho rằng, người nông dân nói chung ít được hưởng lợi, mà thương lái trung gian mới là đối tượng được hưởng lợi nhiều từ chính sách này. Trong một số trường hợp, khi có chủ trương thu mua tạm trữ lúa thì mùa vụ thu hoạch lúa phần lớn đã qua, lượng lúa trong dân không còn nhiều.

Để “giấc mơ” lãi 30% từ sản xuất lúa không còn quá xa, đoàn giám sát đã nêu nhiều kiến nghị. Trong đó có việc nghiên cứu thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản nói chung và giá lúa gạo nói riêng.

Đồng thời thực hiện trợ giá khi thị trường có biến động xấu, hoặc hỗ trợ vốn tín dụng cho các doanh nghiệp thu mua dự trữ sản phẩm nông, thủy sản để tiêu thụ sản phẩm của nông dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các rủi ro gây ra.

Nguyên Hà

vneconomy



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98