Cổ phiếu Bất động sản: Nhóm có Hàng tồn kho cao

31/07/2014 13:26
31-07-2014 13:26:42+07:00

Cổ phiếu Bất động sản: Nhóm có Hàng tồn kho cao

Chúng tôi tập trung phân tích 5 công ty có khoản mục hàng tồn kho cao đang được chú ý đến gồm: BCI, ITC, KDH, NTL, QCG.

Nhóm cổ phiếu Bất động sản chỉ tăng nhẹ 0.65% khi kết thúc tuần qua, trong khi Xây dựng giảm mạnh 2.75%. Đáng chú ý hơn là giao dịch ở cả hai nhóm cổ phiếu này tiếp tục sụt giảm mạnh. Khối lượng giao dịch bình quân của nhóm cổ phiếu Bất động sản chỉ đạt gần 12.5 triệu đơn vị/phiên, giảm mạnh 15.8% so với tuần trước; nhóm cổ phiếu Xây dựng chỉ đạt gần 15.5 triệu đơn vị giảm 15%.

Một trong những khoản mục đáng chú ý trên báo cáo tài chính của các công ty Xây dựng và Bất động sản đó là khoản mục hàng tồn kho. Khoản mục hàng tồn kho cao có thể ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các công ty. Tuy nhiên, cần để ý thêm hàng tồn kho cao không hẳn đã xấu nếu hoạt động kinh doanh, đầu tư các công ty vẫn tiến triển đều.

Tuần này, chúng tôi tập trung phân tích 5 công y có khoản mục hàng tồn kho cao đang được chú ý đến gồm: BCI, ITC, KDH, NTL, QCG.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CỔ PHIẾU NỔI BẬT

CTCP Đầu Tư Xây Dựng Bình Chánh (HOSE: BCI)

Mức giá hiện tại: 19,300

Thông tin đáng chú ý: BCI đặt kế hoạch kinh doanh năm 2014 với doanh thu 394 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 96 tỷ và chia cổ tức 10%. Tính đến hết quý 1/2014, doanh thu thuần của BCI đạt 74 tỷ đồng, tăng 123% và lãi ròng hơn 21 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm 2013.

Chiếm hầu hết trong cơ cấu hàng tồn kho của BCI đến cuối quý 1/2014 là chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng 99.2%. So với cùng kỳ năm 2013, hàng tồn kho của BCI không thay đổi nhiều, với giá trị 2,114 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 63% trong tổng tài sản.

Tín hiệu kỹ thuật: Bollinger Bands đang co thắt và chưa có dấu hiệu bung nén. Điều này cho thấy giá của BCI đang giao động trong biên độ hẹp.

Khối lượng giao dịch khớp lệnh khá thấp và nằm dưới đường trung bình 20 phiên gần nhất. Nếu thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp thì khả năng tăng trưởng không cao.

Vùng đáy cũ và Fibonacci Retracement 61.8% (tương đương vùng giá 17,500 – 18,000) sẽ là vùng hỗ trợ mạnh nếu giá thoái lùi trong thời gian tới.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua vào nếu giá BCI thoái lùi về vùng hỗ trợ 17,500 – 18,000 và cắt lỗ dứt khoát nếu giá phá vỡ hoàn toàn vùng này.

CTCP Đầu Tư & KD Nhà Intresco (HOSE: ITC)

Mức giá hiện tại: 7,700

Thông tin đáng chú ý: Kế hoạch kinh doanh mà ITC đặt ra cho cả năm 2014 với doanh thu 417 tỷ đồng và lợi nhuận12 tỷ đồng. Tuy nhiên, ITC có thể không chia cổ tức cho năm 2014 vì hoạt động kinh doanh năm 2013 thua lỗ nặng trên 297 tỷ.

Doanh thu thuần quý 1/2014 chỉ đạt 22.36 tỷ đồng, bằng 18% cùng kỳ năm trước, phát sinh lỗ 961 triệu đồng và ghi nhận 4 quý liên tiếp thua lỗ. Đáng chú ý, giá trị hàng tồn kho tiếp tục tăng nhẹ so với đầu năm, ở mức 1,674 tỷ đồng. Trong đó, dự phòng giảm giá hàng tồn kho 323 tỷ đồng, bao gồm cả 241 tỷ đồng trích lập của dự án Intresco Tower.

Tín hiệu kỹ thuật: Giá của ITC đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ Fibonacci Retracement 61.8%. Đây là tín hiệu tiêu cực cho thấy khả năng giá sẽ tiếp tục điều chỉnh và test lại vùng đáy cũ tháng 05/2014 (tương đương 6,500 – 6,700).

Stochastic Oscillator cho tín hiệu bán và tiếp tục lao dốc. Điều này cho thấy khả năng giảm giá đang ở mức cao trong ngắn hạn.

Thanh khoản sụt giảm và nằm dưới mức trung bình 20 phiên trong 12 phiên gần đây cho thấy lực cầu khá yếu trong ngắn hạn.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua vào tại vùng hỗ trợ 6,500 – 6,700 và nên thoát ra dứt khoát nếu vùng này bị phá vỡ hoàn toàn.

CTCP Đầu Tư & KD Nhà Khang Điền (HOSE: KDH)

Mức giá hiện tại: 20,000

Thông tin đáng chú ý: Năm 2014, KDH đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần 351 tỷ và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 40 tỷ. Quý 1/2014, KDH ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 79.6 tỷ đồng, giảm 34% cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi ròng lại tăng 20.5% và đạt 10.3 tỷ đồng. Doanh thu trong quý 1 xuất phát toàn bộ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Tính đến 31/03/2014, hàng tồn kho của KDH còn ở mức cao với 1,069 tỷ đồng, chiếm hơn 55% tổng tài sản, chủ yếu là tồn kho của các dự án khu dân cư đang triển khai.

Tín hiệu kỹ thuật: Giá của KDH đã bứt phá khỏi vùng đỉnh cũ 17,800 – 18,200 và đang hướng tới ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8% (tương đương vùng giá 20,700 – 21,000).

Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã lên vùng overbought nên khả năng cho tín hiệu bán trở lại khá cao. Nếu KDH thoái lùi trở lại trong các phiên tới thì vùng 17,800 – 18,200 sẽ đóng vai trò hỗ trợ mạnh.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu có thể bán ra chốt lời tại vùng 161.8% của Fibonacci Retracement (tương đương vùng giá 20,700 – 21,000).

CTCP Phát Triển Đô Thị Từ Liêm (HOSE: NTL)

Mức giá hiện tại: 14,500

Thông tin đáng chú ý: NTL đặt kế hoạch kinh doanh cho cả năm 2014 với doanh thu 450 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 95 tỷ đồng và chi cổ tức bằng với tỷ lệ ít nhất 10%.

Doanh thu trong quý 2/2014 của NTL chỉ đạt gần 49 tỷ đồng, giảm 68% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 47.4 tỷ đồng nhưng vẫn chỉ bằng 1/3 cùng kỳ; doanh thu xây lắp không có đóng góp vào nguồn thu cho NTL trong quý 2. Điều này làm cho lãi gộp NTL giảm 63% so với quý 2/2013 khi chỉ đạt 11.4 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý 2, giá trị hàng tồn kho của NTL ở mức 1,044 tỷ đồng, tăng hơn 100 tỷ đồng so với đầu năm, bao gồm chủ yếu là tồn kho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phần lớn từ dự án Bắc Quốc Lộ 32 gần 704 tỷ đồng).

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2014, NTL đạt doanh thu 79.76 tỷ giảm 63% so với cùng kỳ và chỉ đạt 17.72% kế hoạch. Tương tự, LNST đạt 13.2 tỷ giảm 62% so với cùng kỳ và chỉ đạt 13.4% kế hoạch đã đặt ra.

Tín hiệu kỹ thuật: Giá của NTL đã phá vỡ đường SMA200 cho thấy xu hướng dài hạn đang khá bi quan.

MACD cho tín hiệu bán trở lại và giảm xuống dưới đường 0. Điều này cho thấy nhiều khả năng NTL sẽ duy trì xu hướng giảm giá trong ngắn hạn.

Khối lượng giao dịch khớp lệnh khá thấp và đang nằm dưới đường trung bình 20 phiên cho thấy lực cầu không ổn định trong ngắn hạn và khả năng tăng trưởng là không cao.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể mua vào cổ phiếu nếu giá trở về vùng hỗ trợ mạnh 12,000 – 12,500 với quan điểm bán ra dứt khoát nếu vùng này bị phá vỡ hoàn toàn.

CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG)

Mức giá hiện tại: 7,700

Thông tin đáng chú ý: Năm 2014, QCG đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 1,500 tỷ và lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng. Ngoài ra, QCG đang lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để tăng vốn điều lệ từ 1,300 tỷ lên 2,800 tỷ đồng.

Quý 1/2014, doanh thu thuần của QCG đạt mức 41.9 tỷ đồng, chỉ bằng 35% so cùng kỳ do không có hoạt động bất động sản được ghi nhận mà chủ yếu là từ bán hàng hóa (gần 30 tỷ, bán điện hơn 8 tỷ). Lãi gộp theo đó cũng giảm 25%, ở mức 10.3 tỷ đồng. QCG là một trong những doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho lớn, trên 4 ngàn tỷ và chiếm tỷ lệ tỷ trọng 62% trong tổng tài sản.

Tín hiệu kỹ thuật: Giá của QCG đã phá vỡ đường SMA200, cho thấy xu hướng dài hạn đang khá tiêu cực.

Bollinger Bands bung nén sau nhiều tuần co thắt mạnh. Điều này cho thấy nhiều khả năng QCG sẽ có biến động mạnh trong thời gian tới.

Đường MACD cũng cho tín hiệu bán, cho thấy nguy cơ giảm giá trong ngắn hạn là khá cao.

Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào nếu giá về vùng đáy cũ tháng 01/2014 (tương đương vùng 6,000 – 6,500).

Phòng Nghiên cứu Vietstock





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 29/03: Áp lực chốt lời vẫn còn

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator đang xuất hiện những tín hiệu kém lạc quan cho thấy áp lực chốt lời ngắn hạn...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/03: Tâm lý thận trọng kéo tụt thanh khoản

Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/03/2024, đà tăng của VN-Index đã bị thu hẹp đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Gravestone Doji cho thấy áp lực bán đang hiện diện...

Ngày 28/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/03: Áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm nhẹ trong khi chỉ báo Stochastic Oscillator đều đã vào lại vùng quá mua (overbought). Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/03: Tâm lý thận trọng quay trở lại

Trong phiên giao dịch sáng ngày 26/03/2024, VN-Index tăng điểm tích cực đồng thời test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,270-1,295 điểm). Tuy nhiên, khối...

Ngày 26/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/03: Thị trường vẫn chưa thể bứt phá

VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle tại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,275-1,295 điểm) cho thấy tâm lý...

Tuần 25-29/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/03/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/03: Giao dịch sôi động

VN-Index hình thành mẫu hình nến High Wave Candle kèm theo khối lượng giao dịch tăng mạnh trong phiên sáng thế hiện sự giao dịch sôi động của nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98