HQC-HQM-Việt Kiến Trúc: Vòng xoáy “biến nợ thành vốn - biến vốn thành tiền tươi” đang lặp lại?

17/07/2014 09:22
17-07-2014 09:22:44+07:00

HQC-HQM-Việt Kiến Trúc: Vòng xoáy “biến nợ thành vốn - biến vốn thành tiền tươi” đang lặp lại?

Chỉ sau hai ngày kể từ thời điểm mà 18 triệu cổ phiếu HQC của đợt phát hành tăng vốn từ 720 tỷ lên 900 tỷ để cấn trừ nợ vào năm ngoái bắt đầu được tự do chuyển nhượng (10/07), HQM và Việt Kiến Trúc lập tức đăng ký bán ra toàn bộ lượng cổ phiếu trên.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc ”cục vốn” của HQC vốn dĩ là “cục nợ” của HQM và Việt Kiến Trúc được “phóng thích” ra ngoài công chúng, sẽ mang lại “tiền tươi thóc thật” cho hai đơn vị này một cách khá thuận lợi bởi mức thanh khoản cổ phiếu HQC luôn thuộc “hạng Top” trên thị trường chứng khoán.

Được biết, trong năm 2013 vừa qua, công nợ phải trả của HQC đối với hai đơn vị có liên quan là HQM và Việt Kiến Trúc lần lượt 733.8 tỷ đồng và 21.1 tỷ đồng và đến tháng 7 thì HQC đã phát hành 18 triệu cp để cấn trừ một phần công nợ cho hai đơn vị này (HQM 17.25 triệu cp và Việt Kiến Trúc là 750,000 cp). Số lượng cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng một năm.

* HQM đăng ký thoái hết 19.17% vốn HQC

* HQC: Sau Hoàng Quân Mê Kông, đến lượt Việt Kiến Trúc đăng ký thoái hết vốn

Liệu lịch sử có tiếp tục lặp lại tại HQC trong việc biến nợ thành cổ phần trong năm 2014 và sau đó sẽ “đẩy” ra thị trường hay không? Hiện kế hoạch phát hành tăng vốn “khủng” từ 900 tỷ lên 2,000 tỷ đồng của HQC đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2014 mới diễn ra những ngày cuối tháng 6 vừa qua. Trong đó, HQC sẽ phát hành cho cổ đông hiện hữu 30 triệu cp, cổ đông chiến lược 50 triệu cp; và đặc biệt là tiếp tục cấn trừ công nợ với HQM, Việt Kiến Trúc và thêm một đơn vị mới là Phát triển Nhà Bình Thuận 30 triệu cp. Tất cả đều được phát hành với giá từ 10,000-12,000 đồng/cp.

Nếu phát hành thành công, vòng xoáy tăng vốn từ vay nợ nội bộ, phát hành cấn trừ nợ và thu lại bằng tiền tươi khi bán cổ phần giúp giải quyết được nhiều vấn đề cho công ty mẹ lẫn các đơn vị thành viên.

Có thể thấy, với những đơn vị này, HQC có ưu thế về đối vốn (sở hữu 32% tại HQM, 40% tại Việt Kiến Trúc, 4% tại Phát triển Nhà Bình Thuận). Ngoài ra, ban lãnh đạo HQC cũng đang “áp đảo” về đối nhân trong HĐQT như tại HQM - 3/5 “ghế” trong HĐQT đều là những nhân sự cấp cao từ HQC. Riêng ông Trương Anh Tuấn giữ chức Chủ tịch HĐQT cả hai công ty.

Cũng tại kỳ ĐHĐCĐ thường niên năm 2014 của HQC, Chủ tịch Trương Anh Tuấn đã khẳng định: “Chắc chắn gần như 100% phương án phát hành sẽ thành công”.

Quá trình tăng vốn của HQC giai đoạn 2007-2014


Nguồn số liệu: VietstockFinance

Khó khăn tài chính thật sự?

* HQC: Quý “sống” nhờ lãi tiền gửi và cho vay

Việc tăng vốn cùng hành động bán ra lượng lớn cổ phiếu HQC của vị Chủ tịch Trương Anh Tuấn với lý do lấy tiền đầu tư cho các dự án, đặc biệt là dự án Đại học Đồng bằng Sông Cửu Long tại TP Cần Thơ phải chăng là do HQC đang thực sự khó khăn về vốn? Và cấp bách đến mức có thời điểm vị Chủ tịch buộc phải giảm tỷ lệ sở hữu xuống mức rất rủi ro về quản trị - chưa đầy 1%, trong khoảng thời gian trước ngày diễn ra Đại hội?

Diễn biến giá cổ phiếu HQC vào các thời điểm Chủ tịch Trương Anh Tuấn giao dịch

Nguồn VietstockFinance
Mục khoanh tròn màu đỏ là thời điểm xuất hiện giao dịch của Chủ tịch Trương Anh Tuấn

Chi tiết thêm về tình hình công nợ, tại bảng cân đối kế toán của HQC ngày 31/03/2014, nợ phải trả lên tới 2,265 tỷ đồng, chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn. Trong đó nợ ngắn hạn đến 1,477 tỷ đồng, bằng 65% tổng nợ. Tình hình công nợ của HQC khá là rối ren với các khoản phải trả và phải thu từ công ty liên kết HQM, Việt Kiến Trúc và các công ty liên quan khác.

Cơ cấu công nợ của HQC tính đến 31/03/2014

Cụ thể tính đến cuối quý 1/2014, công nợ phải thu của HQC là 747.8 tỷ đồng. Trong đó khoản phải thu từ HQM gần 46 tỷ đồng gồm tiền nhận trước thi công, tiền cho mượn và tiền hợp tác kinh doanh; tại Việt Kiến Trúc là 11.4 tỷ đồng, bao gồm ứng trước tiền dịch vụ, cho mượn tiền, cho thuê xe. Còn công nợ phải trả là 547 tỷ đồng phần lớn thuộc về HQM (528 tỷ đồng).

Tuy BCTC quý 1/2014 của HQC không đề cập đến các khoản công nợ với Phát triển Nhà Bình Thuận nhưng đây cũng là một đơn vị đáng quan tâm. Công ty này đang nằm trong danh sách phát hành để HQC cấn trừ nợ trong năm 2014 này.

Đối mặt với hàng loạt chi phí phải trả, hàng loạt các dự án của HQC cũng chậm tiến độ nhiều năm liền. Gần đây nhất, vào đầu tháng 7, UBND TP Cần Thơ có quyết định thu hồi chủ trương đầu tư 3 dự án là Khu đô thị Hoàng Quân Cần Thơ, Trường Đại học Đồng bằng sông Cửu Long và Khu tái định cư của HQC.

Về phía HQM, tình hình cũng không sáng sủa hơn khi nợ phải trả cuối quý 1/2014 lên đến 1,116 tỷ đồng, chiếm hơn 75% tổng nguồn vốn, trong đó tập trung vào chi phí phải trả ngắn hạn 464 tỷ đồng. Lãi vay của HQM ở mức 6 tỷ đồng, tuy nhiên tại khoản mục phải trả ngắn hạn thì chi phí lãi vay lên tới 155 tỷ đồng. Theo kết quả kinh doanh trong quý, HQM đạt doanh thu 20 tỷ đồng, thực hiện 20% kế hoạch năm, song lãi ròng chỉ 218 triệu đồng ứng với tiến độ “nhỏ giọt” 2% kế hoạch. Các khoản phải thu và tồn kho chiếm đến 1,027 tỷ đồng, bằng 70% tổng tài sản. Năm 2013, HQM cũng ghi nhận lãi ròng 2.7 tỷ đồng, chỉ đạt 5% kế hoạch.

Sở hữu “chằng chéo”

Giữa HQC và những đơn vị trong danh sách phát hành cổ phần để cấn trừ công nợ có mối quan hệ sở hữu qua lại lẫn nhau.

Cũng đáng chú ý là vào năm 2012, HQM có chuyển nhượng 7 triệu cổ phiếu của Cảng Bình Minh (vốn điều lệ 500 tỷ đồng) với tổng trị giá gần 73.3 tỷ đồng cho HQC. Tuy nhiên, HQM dường như là một “chủ nợ” khá dễ tính khi mà đến cuối quý 1/2014 thì khoản tiền này vẫn chưa được thu về mặc dù đã nâng lên mức 80 tỷ đồng. Tính đến cuối quý 1/2014, HQC đang sở hữu 34% cổ phần của Cảng Bình Minh trị giá 173.3 tỷ đồng và khoản hợp tác đầu tư dài hạn 150 tỷ đồng. Còn HQM tiếp tục duy trì sở hữu 21% cổ phần của Cảng Bình Minh trị giá gần 110 tỷ đồng.

Ngoài ra, tỷ lệ nắm giữ của HQC tại HQM là 32%, trị giá 166.56 tỷ đồng và có khoản hợp tác đầu tư trị giá 26 tỷ đồng. Ở vị thế ngược lại, HQM sở hữu hơn 19% vốn HQC, ứng với 17.25 triệu cổ phần.

Giữa Việt Kiến Trúc và HQC cũng có quan hệ sở hữu vòng tròn, đơn vị này đang nắm giữ tại HQC khoảng 0.83%, còn HQC sở hữu 40% vốn tại Việt Kiến Trúc, ứng với 5.8 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, HQC còn có khoản đầu tư tài chính dài hạn tại Phát triển Nhà Bình Thuận với 9,208 cổ phần, tương ứng 4% vốn điều lệ đơn vị này và trị giá 1.2 tỷ đồng tính đến cuối quý 1/2014. Được biết HQC và Công ty này còn hợp tác 3 dự án khu dân cư và 1 khu phố tại Bình Thuận.

Mối quan hệ sở hữu giữa HQC và một số đơn vị tính đến cuối quý 1/2014

Thiên Minh







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

MBS nhập cuộc đường đua tăng vốn, dự kiến phát hành hơn 138 triệu cp

Trong bối cảnh các công ty chứng khoán đua nhau lên kế hoạch trình cổ đông tăng vốn điều lệ, CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) cũng không ngoại lệ. MBS dự kiến phát...

VNDIRECT triển khai kế hoạch phát hành 304.5 triệu cp giữa lúc hệ thống chưa khắc phục được sự cố

VNDIRECT sẽ triển khai kế hoạch chào bán hơn 243.5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu giá 10,000 đồng/cp và phát hành gần 60.9 triệu cp trả cổ tức tỷ lệ 5% cho cổ đông...

Chủ tịch TCM: Mua lại SY Vina hiệu quả hơn nhiều so với đầu tư xây dựng mới

Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) khẳng định việc chi 19 triệu USD mua lại Công ty TNHH Dệt may SY Vina là...

Tại sao "đại gia" mía đường SBT tạm dừng phương án phát hành thêm 148 triệu cp?

SBT cho rằng thị thường chứng khoán không thuận lợi và để bảo đảm lợi ích của cổ đông, Công ty quyết định tạm dừng phương án phát hành hơn 148 triệu cp ra công...

"Ế" hơn 60% cổ phiếu ESOP dù giá phát hành bằng 1/25 thị giá, IDP quyết không phân phối tiếp

CTCP Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) "ế" tới hơn 700 ngàn cp ESOP (chiếm 61.5% tổng số cổ phiếu phát hành), mặc dù được chào bán với giá ưu đãi 10,000 đồng/cp - thấp hơn...

Chứng khoán BOS muốn phát hành riêng lẻ 50 triệu cp gấp gần 8 lần thị giá 

Năm 2024, CTCP Chứng khoán BOS (UPCoM: ART) kỳ vọng sớm được các cơ quan chức năng khôi phục lại giao dịch chiều mua. Đồng thời, đề xuất tăng vốn điều lệ thêm 500...

Chứng khoán KAFI sắp tăng vốn lên 2,500 tỷ đồng

Ngày 13/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của CTCP chứng khoán KAFI (KAFI).

Bloomberg: HDBank cân nhắc đợt phát hành cổ phiếu trị giá 500 triệu USD

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HOSE: HDB) đang cân nhắc huy động 500 triệu USD thông qua phát hành cổ phiếu mới, theo nguồn tin từ Bloomberg.

Chứng khoán IVS sắp chào bán hơn 69 triệu cp, 75% vốn huy động dùng cho vay ký quỹ

ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của CTCP Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) (HNX: IVS) vừa thông qua phương án chào bán 69.35 triệu cp cho cổ đông hiện hữu theo...

PGBank chính thức tăng vốn sau hơn thập kỷ “nằm im”

Ngày 08/03/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có phản hồi về báo cáo kết quả đợt phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98