Nan giải trích lập dự phòng đầu tư tài chính: Nỗi niềm doanh nghiệp niêm yết

18/08/2014 13:09
18-08-2014 13:09:02+07:00

Nan giải trích lập dự phòng đầu tư tài chính: Nỗi niềm doanh nghiệp niêm yết

Cứ mỗi lần phát hành báo cáo kiểm toán hay soát xét thì việc trích lập dự phòng lại là vấn đề “đau đầu” nhất giữa kiểm toán và doanh nghiệp. Các khoản trích lập, hoàn nhập làm cho báo cáo tài chính “nhảy số” liên tục vào thời điểm sát ngày công bố báo cáo tài chính vì rất nhiều lý do khác nhau.

Trong khuôn khổ bài viết này, người viết đề cập đến việc trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính – vấn đề gây “tranh cãi” nhiều nhất trong quá trình lập báo cáo tài chính kiểm toán hay soát xét bán niên.

Việc trích lập dự phòng lại là vấn đề “đau đầu” nhất giữa kiểm toán và doanh nghiệp

Cụ thể, theo quy định hiện nay thì các báo cáo tài chính năm của công ty cổ phần phải gửi đến cơ quan chức năng trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (tức là chậm nhất trước 31/3 hàng năm). Như vậy, giả thiết rằng một doanh nghiệp niêm yết đầu tư vào nhiều đơn vị khác muốn hoàn thành báo cáo đúng hạn thì phải có được số liệu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này trước thời hạn kể trên. Đây là vấn đề rất khó xử lý, đặc biệt khi doanh nghiệp niêm yết đầu tư vào nhiều đơn vị, các đơn vị thành viên lại tiếp tục đầu tư vào những đơn vị khác hay trường hợp đầu tư qua lại lẫn nhau. Và thực tế đã có những doanh nghiệp niêm yết đã nhiều lần phải xin hoãn công bố báo cáo tài chính để chờ các báo cáo thuộc danh mục đầu tư công bố như trường hợp của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI) mà chúng ta thường thấy tin xin gia hạn nộp báo cáo tài chính hợp nhất tại các kỳ báo cáo. Và đây cũng là lý do tại sao các số liệu kết quả kinh doanh vào những ngày cuối cùng ra báo cáo tài chính hay bị “nhảy số”, đồng thời doanh nghiệp cũng rất khó trả lời kết quả kinh doanh ước tính mỗi khi cổ đông và nhà đầu tư mong muốn được biết vào giai đoạn cận kề ngày ra báo cáo tài chính.

Báo cáo bán niên, khó chồng khó khi trích lập dự phòng

Một trường hợp khác cũng rất “oái oăm” cho doanh nghiệp niêm yết khi thực hiện báo cáo tài chính bán niên.

Hiện nay, việc trích lập và hoàn nhập dự phòng được quy định tại hai thông tư của Bộ Tài chính là Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 Thông tư số 89/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013. Trong đó, tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 228/2009/TT-BTC quy định:

“Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.

Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.”

Ở đây quy định pháp luật cho phép doanh nghiệp niêm yết “được” trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Điều này không có nghĩa bắt buộc doanh nghiệp niêm yết phải trích lập, hay hoàn nhập ở thời điểm bán niên. Tuy nhiên, quy định “ưu ái” này đã và đang gây cho doanh nghiệp nhiều phức tạp và những tranh cãi giữa kiểm toán và doanh nghiệp.

Về phía kiểm toán thì họ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ số liệu báo cáo tài chính của tất cả các khoản đầu tư nhưng nhiều doanh nghiệp niêm yết rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” khi có các khoản đầu tư vào công ty chưa niêm yết. Bởi theo quy định, công ty chưa niêm yết phải công bố báo cáo tài chính năm chứ không phải bắt buộc thực hiện báo cáo tài chính bán niên. Cũng bởi vậy, đến nay chưa có một “quan tòa” nào đứng ra hòa giải vấn đề này cho doanh nghiệp niêm yết!

Ở đâu đó trong một số tài liệu tại hội thảo của UBCK đã từng đề cập đến “những sai sót thường gặp khi lập báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp niêm yết”, như trường hợp dưới đây:

 
 

Mặc dù vấn đề trích lập dự phòng các khoản đầu tư được cơ quan chức năng lưu ý, đưa ra bàn bạc tại hội thảo, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa quy định thành văn bản. Vậy làm sao doanh nghiệp có thể áp dụng, thực hiện quy định trích lập dự phòng tại thời điểm lập báo cáo bán niên? Mặc dù doanh nghiệp có muốn thực hiện đi chăng nữa thì cũng rất khó để có đủ cơ sở dữ liệu.

Khép lại vấn đề nan giải này, người viết mong rằng các cơ quan chức năng nên ban hành rõ các quy định để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán thực hiện các trách nhiệm của mình.

Xuân Thu







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nghịch lý giá cà phê tăng cao nhưng doanh nghiệp lao đao

Giá cà phê tăng cao, nhiều doanh nghiệp ở Đắk Lắk không tìm được nguồn cung.

ĐHĐCĐ Savitech: Kế hoạch lãi tăng nhẹ, xác định đầu tư giáo dục là trọng tâm

Sáng ngày 20/04, tại hội trường Trường Việt Mỹ, CTCP Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông (Savitech, HOSE: SVT) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Đại hội thông qua...

Môi giới tăng trưởng mạnh, VPSS báo lãi quý 1 gấp hơn 4 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPS (VPSS) lãi trước thuế 631 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ, thực hiện được 42% kế hoạch năm.

Vì đâu VND báo lãi sau thuế quý 1 tăng 340%?

CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024. Quý này, VND báo lãi ròng đạt 617 tỷ đồng, tăng 340% so với cùng kỳ.

Imexpharm giảm 20% lãi quý 1 dù đặt mục tiêu phá kỷ lục lợi nhuận

Giá vốn tăng mạnh khiến CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) trải qua quý kinh doanh đi lùi so với cùng kỳ.

Doanh số tiêu thụ khả quan, lãi ròng của FMC tăng 14% trong quý 1

Trên BCTC hợp nhất quý 1/2024, sản lượng tiêu thụ của CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HOSE: FMC) ghi nhận hơn 4,607 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó thu...

CEO Jens Lottner: Techcombank không đánh đổi tăng trưởng tín dụng lấy chất lượng tài sản

Sáng 20/04, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi...

Đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát, LPBank lãi quý 1/2024 hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84%

Theo BCTC quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE: LPB) lãi trước thuế hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ năm trước nhờ tăng...

ĐHĐCĐ Nam Long: Thị trường đang quay trở lại

Lãnh đạo Nam Long xác định thị trường 2024 sẽ là thị trường sản phẩm, Công ty chỉ bán cái thị trường cần. Tuy nhiên, Công ty sẽ vẫn đối mặt với những khó khăn chung...

Lợi nhuận TDM quý 1 xuống mức thấp nhất 10 quý do hụt thu cổ tức 

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM Water, HOSE: TDM) ảm đạm với lãi sau thuế thấp nhất 10 quý trở lại đây, do trong kỳ không còn khoản cổ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98