Phó Chủ tịch Nutifood: Tiềm năng ngành sữa rất lớn

07/08/2014 14:29
07-08-2014 14:29:07+07:00

Phó Chủ tịch Nutifood: Tiềm năng ngành sữa rất lớn

Nutifood (CTCP Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood) đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Nhưng khi Nutifood bắt tay liên kết với Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Vissan với một dự án táo bạo, đã làm nhiều hãng sữa bắt đầu lo cho việc cạnh tranh sau này. ĐTTC đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Nguyên Hòa, Phó Chủ tịch HĐQT Nutifood (ảnh).

- Đã có giai đoạn trước 2008 Nutifood từng là một thương hiệu sữa được nhiều người biết đến, có thể so kè với Vinamilk và các mặt hàng sữa ngoại, nhưng sau đó chìm luôn. Vì sao?

- Ông Lê Nguyên Hòa: - Nhiều người biết đến Nutifood qua câu chuyện chiếc máy xay sinh tố của một bác sĩ dinh dưỡng từng cứu sống nhiều trẻ em suy dinh dưỡng ở thập niên 80 thế kỷ trước, nhưng đến năm 2007, Ban điều hành mới đã “viết lại câu chuyện của Nutifood” với slogan “nâng niu cuộc sống mỗi ngày”.

Nhưng hàng loạt sản phẩm mới theo “sứ mệnh mới” đã không được thị trường chấp nhận. Thêm vào đó năm 2007-2008, giá nguyên liệu thế giới tăng cao chưa từng có, dẫn đến thua lỗ. Hàng không bán được, nhà phân phối trả lại hàng, cửa hàng từ chối nhập hàng, không còn ngân sách cho marketing... Nutifood cứ thế chìm dần.

Chỉ đến khi Nutifood trở về với sứ mệnh của mình: mỗi sản phẩm là “giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia”, đầu tư vào R&D và phát triển các sản phẩm dinh dưỡng đặc trị, như sản phẩm cho trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi Grow Plus; sản phẩm cho trẻ em béo phì NutiFit… Từ đó từng bước lấy lại hình ảnh “chuyên gia dinh dưỡng” và liên tục phát triển từ năm 2011 đến nay.

- Được biết, trước khi liên kết với HAGL và Vissan trong dự án nuôi bò sữa, Nutifood đã từng liên kết HAGL trong lĩnh vực bóng đá. Liên kết này có lợi thế gì cho Nutifood?

- Năm 2013, Đội tuyển bóng đá U19 Quốc gia tham gia giải U19 Đông Nam Á, đã “trình làng” một hình ảnh mới mẻ, đầy tài năng và đạo đức, trong đó nòng cốt là lứa cầu thủ từ Học viện HAGL-Arsenal-JMG. Nutifood đã thật may mắn được tài trợ dinh dưỡng toàn diện cho học viện và tham gia tài trợ Cup Nutifood giữa các đội U19 Nhật Bản, Tottenham Hotspure, AS Roma cùng U19 Việt Nam; tài trợ cho các cuộc du đấu châu Âu, Nhật Bản…

Các sự kiện này đã thực sự nâng tầm Nutifood khi lứa cầu thủ tài năng ngày càng tỏ ra xứng đáng với khát vọng vươn ra thế giới của nền bóng đá nước nhà, tạo ra một hiệu ứng tốt đẹp cho nhà tài trợ. Mặt khác, các hoạt động hỗ trợ về dinh dưỡng cho các lứa cầu thủ tại học viện cũng đã nâng tầm vai trò chuyên gia dinh dưỡng của Nutifoof, là một hoạt động xây dựng thương hiệu vô cùng hiệu quả.

- Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng liên kết với HAGL như một canh bạc?

- Nguyên nhân thua lỗ năm 2008 của Nutifood một phần trong đó là sự phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, khi giá nguyên liệu tăng vọt đã tạo ra thảm họa cho DN. Chính vì vậy trong nhiều năm qua, Nutifood đã không ngừng tìm kiếm để xây dựng vùng nguyên liệu chăn nuôi bò sữa, tham khảo kinh nghiệm các nông trại bò sữa trên toàn quốc.

Thực ra chúng tôi thấy đầu tư vào chăn nuôi bò sữa hiện nay rất khó khăn. Thế nhưng, sự liên kết giữa 3 DN (HAGL-Vissan-Nutifood) với các thế mạnh của riêng mình lại là chuyện khác. Nutifood vẫn đầu tư trên lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình là sản xuất chế biến sữa - lĩnh vực mà chúng tôi tự tin mình là “chuyên gia”.

- Kinh doanh nông nghiệp nói chung và nuôi bò sữa nói riêng rất nhiều rủi ro. Ông có nghĩ đến phương án này chưa?

- Chúng tôi rất hiểu điều này. Vì vậy Nutifood không trực tiếp đầu tư vào chăn nuôi bò sữa mà liên kết với HAGL, một tập đoàn có thế mạnh đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Khi tham quan các nông trại của HAGL tại Lào, Campuchia, Gia Lai… chứng kiến tận mắt cách áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, thấy được hiệu quả thực tế với giá thành các sản phẩm nông nghiệp chưa đến 50% so với trong nước… nên chúng tôi hoàn toàn tin tưởng sự thành công của HAGL.

- Hiện Vinamilk chiếm gần 50% thị phần sữa, kế đến là nhiều thương hiệu khác. Nhưng nghe nói đàn bò sữa trong dự án Nutifood liên kết với HAGL lên đến 120.000 con, tương đương 70% đàn bò sữa Việt Nam. Liệu dự án có thành hiện thực không? Hay sản phẩm sữa này phải tìm đường xuất khẩu?

- Hiện nay, mức tiêu thụ sữa của người Việt Nam so với thế giới còn rất thấp, khoảng 15lít/người/năm, trong khi Thái Lan 35 lít/người/năm, Singapore 40 lít/người/năm… Vì vậy, thị trường sữa của Việt Nam được đánh giá còn rất tiềm năng. Thực tế trong nhiều năm qua, ngành sữa vẫn liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Chỉ tính theo quy hoạch của Bộ Công Thương, năm 2015 người Việt sẽ tiêu thụ 21lít/người/năm, khoảng 2,1 tỷ lít sữa. Một thực tế khác, nguyên liệu cho ngành sữa đến nay vẫn phải nhập khẩu đến 70% (số liệu 2013), tương đương 1,47 tỷ lít sữa.

Trong dự án hợp tác với HAGL, Nutifood sẽ tiếp nhận 500 triệu lít sữa/năm, cũng chỉ bằng 1/3 so với nguyên liệu nhập khẩu cho nhu cầu 2015, nên nhu cầu còn liên tục tăng lên trong nhiều năm sau nữa. Tuy nhiên, chúng tôi cũng vẫn tính đến phương án xuất khẩu khi sản phẩm có được giá thành cạnh tranh so với khu vực. Đó là lý do Nhà máy Nutifood được xây dựng ở Gia Lai, nằm trên trục giao thông thuận lợi cho cả vùng Đông Dương, Thái Lan, Myanmar…

- Trong sự cạnh tranh thị trường sữa ngày càng khốc liệt cả nội lẫn ngoại, ông nghĩ sao khi cục diện ngành sữa có sự tham gia của Nutifood?

- Việt Nam hiện có 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Nguyên nhân chính là do các em chưa nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ, trong đó sữa là một nguồn rất quan trọng; thể trạng, chiều cao của người Việt Nam còn thua sút cả với các nước trong khu vực…

Chúng tôi cho rằng do phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập nên nhiều trẻ em còn chưa có cơ hội được uống sữa, nhất là trẻ em ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Với sự hợp tác cùng HAGL, Nutifood mong muốn tạo ra sản phẩm sữa với giá cả thật cạnh tranh để hướng tới mọi trẻ em Việt Nam đều có cơ hội uống sữa tươi. Như vậy, cục diện ngành sữa sẽ có sự sắp xếp lại, theo hướng phát triển cho các DN chủ động được nguồn nguyên liệu sữa trong nước với giá thành cạnh tranh.

- Sau việc liên kết với Kinh Đô (KDC) bất thành, Nutifood có kinh nghiệm gì trong việc liên kết sau này với các đối tác bền vững hơn?

- Tôi cho rằng việc Nutifood liên kết với Kinh Đô là 1 chiến lược đúng đắn trong thời điểm đó giữa 2 DN cùng ngành thực phẩm nhưng không cạnh tranh. Kinh Đô là một DN lớn, được điều hành bởi các nhà quản trị có tài, giàu kinh nghiệm. Nutifood đã học hỏi rất nhiều từ anh Trần Kim Thành- Chủ tịch HĐQT Kinh Đô - trong thời gian cùng làm việc trong HĐQT Nutifood.

Thời gian khó khăn nhất trong những năm 2008-2009, anh Thành đã có nhiều đóng góp quý báu giúp Nutifood tái cấu trúc, vượt qua khó khăn, là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ ngày nay của Nutifood. Và chúng tôi cũng mong muốn bày tỏ việc dư luận cho rằng vì hợp tác với Kinh Đô mà Nutifood thua lỗ trong năm 2008 là hoàn toàn không đúng.

Việc thoái vốn của Kinh Đô ra khỏi Nutifood không hề là sự rạn nứt trong mối liên kết, mà nằm trong chiến lược phát triển trong giai đoạn mới của từng công ty. Theo tôi, kinh nghiệm trong lựa chọn đối tác là phải cùng nhau phát triển, chân thành và bền vững trong hợp tác.

- Ông đã nghĩ đến việc lên sàn chứng khoán cho Nutifood và đang chuẩn bị những gì?

- Năm 2008, Nutifood đã phát hành ra công chúng (IPO), chúng tôi đã thấy thị trường chứng khoán là 1 kênh huy động vốn cực kỳ hiệu quả. Từ nguồn vốn thặng dư qua phát hành giúp chúng tôi đã vượt qua giai đoạn khó khăn và có nguồn lực để tiếp tục đầu tư các nhà máy mới. Hiện chúng tôi vẫn là công ty đại chúng, nhưng việc niêm yết lên sàn chứng khoán vào giai đoạn này là chưa phù hợp.

- Vậy việc chuẩn bị cho dự án liên kết với HAGL đến giai đoạn nào và khi nào sẽ bắt đầu cho sản phẩm?

- Nutifood đang triển khai các thủ tục liên quan đến dự án đầu tư để có thể khởi công xây dựng Nhà máy chế biến sữa tại khu công nghiệp Trà Đa, tỉnh Gia Lai trong tháng 9-2014. Các dây chuyền thiết bị cũng đã ký hợp đồng với các nhà cung cấp công nghệ ở Đức, Thụy Điển, để song song chế tạo cùng với việc xây dựng nhà máy. Dự kiến trong tháng 6-2015 bắt đầu sản xuất thương mại.

- Xin cảm ơn ông.

Hải Giang (thực hiện)

sài gòn đầu tư





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98