Biến động của khối lượng đang nói lên điều gì?

30/10/2014 10:11
30-10-2014 10:11:00+07:00

Biến động của khối lượng đang nói lên điều gì?

Phân tích khối lượng hiện nay cho thấy dòng tiền đang rút ra khá mạnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhóm ngành đều bị rút tiền mà vẫn có những nhóm duy trì mức giao dịch khá tích cực.

Phân tích khối lượng giao dịch là thành phần cơ bản và rất quan trọng của phân tích kỹ thuật.

Khối lượng giao dịch là động lực chính tạo ra sự dịch chuyển của giá và thường thay đổi trước khi có sự thay đổi đáng kể của giá. Điều này là do sự thay đổi trong tương quan cung và cầu thường xuất hiện ở khối lượng trước khi có thay đổi về giá.

Dòng tiền chung trên thị trường đang rút ra khá mạnh. Phân tích chỉ số VS100 cho thấy thanh khoản liên tục đi xuống trong thời gian gần đây, bất chấp thị trường đã có sự suy giảm đáng kể. Khối lượng khớp lệnh duy trì bên dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 91 triệu đơn vị) cho thấy lực cầu khá yếu trên cả hai sàn.

Nhóm cổ phiếu VS-Small Cap và VS-Micro Cap bị rút tiền mạnh nhất. Khối lượng giao dịch bắt đầu đi ngang và xuống dốc kể từ thời điểm 15/09/2014 cho đến nay. Bảng thống kê dưới thể hiện khá rõ nét một số thực tế giao dịch trên thị trường như sau:

Thứ nhất, các cổ phiếu có vốn hóa tương đối lớn trở lên (VS-Large Cap và VS-Mid Cap) có mức sụt giảm thanh khoản không cao. Điều này chứng tỏ dòng tiền nhắm vào những cổ phiếu dạng này vẫn duy trì khá ổn định trên thị trường.

Thứ hai, dòng tiền rút ra rất mạnh khỏi các cổ phiếu nhỏ (gồm có VS-Small Cap và VS-Micro Cap) với mức sụt giảm EMA20 của Khối lượng tăng/giảm (%) so với 15/09/2014 lần lượt là 34.09% và 37.19%.

Một điểm rất đáng chú ý nữa là nhóm cổ phiếu VS-Small Cap có mức độ giao dịch lớn nhất trong 4 nhóm (thể hiện qua số tăng/giảm tuyệt đối) và đây cũng là một trong những nhóm có mức độ sụt giảm thanh khoản cao nhất.

Không phải tất cả các ngành đều bị rút tiền. Theo thể hiện của bảng thống kê dưới đây thì không phải tất cả các ngành đều bị rút tiền.

Những ngành như SX Dược phẩm, SX Thiết bị điện - Điện tử - Viễn thông, CNTT - Truyền thông và DV Lưu trú và Giải trí thậm chí EMA20 của khối lượng còn gia tăng kể từ 15/09/2014. Đặc biệt, ngành SX Dược phẩm và CNTT - Truyền thông có mức tăng trưởng hết sức ấn tượng (trên 25%). Vì vậy, đây có thể coi là những ngành triển vọng và an toàn cho giai đoạn cuối năm.

Ngành Bất động sản có thể coi là một trong những ngành “hot” nhưng lại không bị rút tiền quá mạnh khi mà EMA20 của khối lượng chỉ sụt giảm chưa đầy 10% tính từ 15/09/2014. Điều này cho thấy đây vẫn sẽ là một ngành đáng chú ý đối với nhà đầu tư trong thời gian tới.

Hầu hết những ngành còn lại đều có mức độ sụt giảm thanh khoản khá lớn (trên 15%) nên mức độ rủi ro là khá cao. Điển hình như ngành SX Nhựa + Hóa chất, Tiện ích công, Thương mại (Bán sỉ - Bán lẻ), Bảo hiểm, Ngân hàng…

Tình trạng thị trường hiện tại là không quá bi quan khi mà các ngưỡng hỗ trợ mạnh dài hạn vẫn đang trụ vững. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú trọng việc phân bổ danh mục đầu tư sao cho hợp lý để phòng ngừa rủi ro và tối đa hóa khả năng năng sinh lời cho giai đoạn cuối năm.

Nguyễn Quang Minh





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/03: Tâm lý thận trọng kéo tụt thanh khoản

Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/03/2024, đà tăng của VN-Index đã bị thu hẹp đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Gravestone Doji cho thấy áp lực bán đang hiện diện...

Ngày 28/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/03: Áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm nhẹ trong khi chỉ báo Stochastic Oscillator đều đã vào lại vùng quá mua (overbought). Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/03: Tâm lý thận trọng quay trở lại

Trong phiên giao dịch sáng ngày 26/03/2024, VN-Index tăng điểm tích cực đồng thời test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,270-1,295 điểm). Tuy nhiên, khối...

Ngày 26/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/03: Thị trường vẫn chưa thể bứt phá

VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle tại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,275-1,295 điểm) cho thấy tâm lý...

Tuần 25-29/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/03/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/03: Giao dịch sôi động

VN-Index hình thành mẫu hình nến High Wave Candle kèm theo khối lượng giao dịch tăng mạnh trong phiên sáng thế hiện sự giao dịch sôi động của nhà đầu tư.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/03: Tín hiệu trái chiều xuất hiện

VN-Index và HNX-Index tăng điểm kèm theo khối lượng giao dịch trong phiên sáng có sự cải thiện đáng kể cho thấy tâm lý lạc quan hơn của nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98