MHC – Đến thời phục hưng?

02/12/2014 09:25
02-12-2014 09:25:14+07:00

MHC – Đến thời phục hưng?

Từ một cổ phiếu gần như vô danh với thị giá thấp và bị rơi vào diện cảnh báo, chỉ sau một năm kể cuối năm 2013 đến nay, cổ phiếu MHC của CTCP M.H.C (HOSE: MHC) đã tăng gấp 4 lần từ mốc 4,000 đồng lên hơn 17,000 đồng, thanh khoản từ 5,500 lên 300,000 đơn vị bình quân mỗi phiên. Phải chăng thời phục hưng của MHC đã điểm?

MHC vốn là cổ phiếu lão làng trên sàn chứng khoán, niêm yết từ năm 2005. Trải qua thăng trầm của nền kinh tế, MHC từng đạt đỉnh cao nhất trên 40,000 đồng/cp vào cuối năm 2008 và sau đó tuột dốc không phanh cho đến năm 2012- 2013 là rơi vào trạng thái đi ngang với thị giá chỉ khoảng 2,000 đồng/cp. Đồng thời, cổ phiếu cũng dần bị quên lãng khi thanh khoản chỉ đạt 5,500 đơn vị bình quân mỗi phiên, thậm chí có những phiên không có giao dịch hay giao dịch chỉ 10 cổ.

Tuy nhiên, mọi thứ đã đổi khác từ đầu năm nay, thị giá MHC bắt đầu đi lên nhanh chóng và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi thanh khoản đạt hơn 300,000 đơn vị mỗi phiên, phiên cao điểm nhất khối lượng giao dịch đạt 1.8 triệu đơn vị ứng với 13% vốn điều lệ. Tính đến tháng 11/2014, MHC giao dịch xung quanh vùng giá 17,000 đồng, tăng trưởng 320% so với cùng thời kỳ năm trước.

Diễn biến giá cổ phiếu MHC kể từ thời điểm chào sàn đến nay
Nguồn: VietstockFinance (Dữ liệu đã điều chỉnh)

Có thể thấy sự tăng trưởng của cổ phiếu MHC xuất phát từ kỳ vọng tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của công ty. Kể từ năm 2011 , MHC định hướng thay đổi hoạt động từ kinh doanh trong ngành vận tải biển và bất động sản sang mô hình kinh doanh và đầu tư tài chính. Đến nay, MHC đã nhen nhóm đạt được một số thành tựu từ việc tái cấu trúc này.

Chính thức xóa lỗ lũy kế nhờ bán tài sản

Tính đến 30/09/2014 doanh nghiệp đã hoàn toàn bù đắp hết lỗ trong hai năm 2009-2010 và chính thức đưa con số lợi nhuận chưa phân phối lên mức dương 3.8 tỷ đồng dù ở thời điểm đầu năm vẫn bị âm 56 tỷ đồng.

Nguyên nhân là trong quý 3 vừa qua, MHC đã đạt được kết quả kinh doanh cực kỳ ấn tượng, lãi ròng đạt 41 tỷ đồng, gấp 13 lần cùng kỳ năm trước. Đóng góp gần 70% trong tổng lợi nhuận lũy kế 9 tháng đầu năm 60.9 tỷ đồng, giúp MHC vượt đến 200% kế hoạch năm. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ hoạt động kinh doanh chính mà đến từ hoạt động khác và lợi nhuận từ công ty liên kết liên doanh.

Cụ thể, trong hoạt động kinh doanh chính, tuy MHC ghi nhận doanh thu đạt 19.4 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước nhưng giá vốn cũng tăng ở mức tương ứng làm cho lãi gộp chỉ còn 4.4 tỷ đồng. Theo đó, sau khi trừ đi các chi phí khác, MHC vẫn bị lỗ thuần hoạt động kinh doanh hơn 800 triệu đồng. Cứu cánh của MHC là nguồn thu từ chuyển nhượng Bến số 2 Dung Quất lên đến 51 tỷ đồng, đem về khoản lợi nhuận khác 35 tỷ đồng. Cùng với đó, hoạt động ở các công ty liên kết liên doanh giúp MHC có thêm khoản lợi nhuận gần 7 tỷ đồng. Hai nhân tố này đã đẩy lãi ròng quý 3 lên 41 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử hoạt động tính từ năm 2005 đến nay.

Tái cấu trúc đến đâu?

Là đơn vị hoạt động trong ngành vận tải biển và bất động sản, bối cảnh nền kinh tế suy thoái, ngành vận tải cũng như bất động sản xuống dốc và MHC cũng không tránh khỏi guồng quay chung khi có kết quả không mấy lạc quan vào giai đoạn 2009-2010, liên tục lỗ trên 30 tỷ đồng mỗi năm và nợ phải trả gấp rưỡi vốn chủ sở hữu.

Cũng như nhiều doanh nghiệp gặp khó khác, HĐQT doanh nghiệp đã quyết định tái cấu trúc và định hướng chiến lược MHC trở thành công ty kinh doanh và đầu tư tài chính. Theo đó, MHC sẽ tiến hành thoái bớt vốn và thanh lý các mảng hoạt động không hiệu quả; chuyển qua chuyên quản lý các đơn vị liên kết, liên doanh.

Tiến trình tái cấu trúc của MHC

Cụ thể, kể từ năm 2011 MHC tập trung thu hồi vốn từ dự án Bến số 2 Dung Quất, tái cơ cấu hai công ty TNHH MTV là Marina Hải Phòng và Hàng hải Hà Nội phía Nam (SHMC), thay đổi mô hình hoạt động của công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh BĐS Hà Nội và chuyển tòa nhà Hải An về cho công ty mẹ quản lý. Trong khi đó đẩy mạnh hoạt động đầu tư và liên kết liên doanh gồm tăng đầu tư vào CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An, công ty Marina Logistics với trọng tâm là CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An.

Và kết quả, đối với Marina Hải Phòng, MHC đã thanh lý hết đội tàu, chỉ còn duy trì hoạt động chính ở mảng khai thác vận tải bộ và xe nâng, năm 2013 đem về lợi nhuận trên 1 tỷ đồng; với SHMC, doanh nghiệp đã thoái xong vốn vào tháng 11/2013 và chịu lỗ 2.1 tỷ đồng; việc thu hồi vốn tại dự án Bến số 2 Dung Quất đã ghi nhận vào báo cáo tài chính quý 3/2014 với khoản lợi nhuận khác lên đến 36 tỷ đồng. Cuối cùng, hiện tại công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh BĐS Hà Nội được chuyển thành công ty HPM với tỷ lệ nắm giữ của MHC giảm xuống còn 45.05%; đồng thời việc khai thác và kinh doanh tòa nhà Hải An – Văn phòng Công ty mẹ đã đạt tỷ lệ lấp đầy 50%, song năm 2013 vẫn bị lỗ ròng 1.9 tỷ đồng.

Trong cơ cấu doanh thu của MHC, doanh thu thuần hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ đang thu hẹp dần trong khi doanh thu tài chính tăng dần. Đồng thời, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, mà chủ yếu là đầu tư vào công ty liên kết liên doanh tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng tài sản, tính đến cuối quý 3 khoản mục này chiếm 51% tổng tài sản.

Việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư và liên kết liên doanh đã đem lại kết quả lạc quan, hai năm liền 2011 và 2012 lợi nhuận thu được từ hoạt động này trở thành nhân tố chính giúp MHC thoát lỗ, đến năm 2013 thì đạt 9 tỷ đồng, chiếm 50% tổng lợi nhuận trước thuế. Đặc biệt là khoản đầu tư vào CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An đem lại lợi nhuận lớn nhất, hiện MHC đang sở hữu 25.21% tại đây.

Những bước tiến này đã giúp lợi nhuận ròng MHC tăng trưởng nhảy vọt qua 3 năm. Rõ nét nhất là năm 2013, lợi nhuận sau thuế đạt 15.5 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2012, hoạt động kinh doanh chính đem về lãi thuần 9 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh giai đoạn 2009-2013

Và gần nhất, 9 tháng đầu năm 2014 đã hoàn toàn bù đắp hết lỗ lũy kế, đưa con số lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp lên mức dương 3.8 tỷ đồng.

Nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng, đi cùng những con số ấn tượng về kết quả kinh doanh - với đa phần là nhờ bán tài sản và chuyển hướng đầu tư tài chính, MHC đang xúc tiến kế hoạch tăng vốn lên gấp đôi bằng cách phát hành 14 triệu cp với giá 10,000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu. Theo MHC, nguồn vốn huy động được sẽ sử dụng để nâng cấp hệ thống kho bãi làm dịch vụ phía sau hệ thống cảng khu vực Hải An (thuộc CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An), mua xẻ tải, xe nâng và bổ sung vốn lưu động.

Trần Việt







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ TMS: Cơ sở nào để đặt mục tiêu lãi trước thuế gấp đôi?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Transimex (HOSE: TMS) thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 419 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện năm trước. Công ty đặt nhiều kỳ...

MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,530 tỷ đồng, tỷ lệ CASA đạt 29.21%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) lãi trước thuế hơn 1,530 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ...

ĐHĐCĐ Siba Group: Tăng lợi nhuận 25%, ông Trương Sỹ Bá tham gia ban điều hành

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 25/04, CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HOSE: SBG) đặt mục tiêu gia tăng về cả doanh thu và lợi nhuận...

Tiếp tục "thu hời" từ chứng khoán, ACB lãi trước thuế quý 1 gần 4,900 tỷ đồng

BCTC hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) cho thấy lãi trước thuế trong quý 1/2024 đạt hơn 4,892 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với...

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới. Tại đại hội, Chủ...

ĐHĐCĐ HBC: Cơ bản đã hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98