Hữu Liên Á Châu: Hủy niêm yết có phải là kết thúc?

19/01/2015 13:45
19-01-2015 13:45:00+07:00

Hữu Liên Á Châu: Hủy niêm yết có phải là kết thúc?

CTCP Hữu Liên Á Châu (HOSE: HLA) vừa bị Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM đưa ra quyết định hủy niêm yết bắt buộc do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ. Liệu đây có phải là dấu chấm hết cho HLA trong tương lai gần?

Thương hiệu Hữu Liên chính thức có mặt trên thị trường vào năm 1978 với mô hình hoạt động của một cơ cở sản xuất các phụ tùng xe đạp, xe máy.

Hữu Liên Á Châu chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần kể từ 20/01/2001 với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng với sản phẩm chủ lực của HLA khi đó là ống thép. Đến thời điểm 30/09/2014 (kết thúc năm tài chính 2014), HLA đã trải qua 7 lần tăng vốn để đạt vốn điều lệ 344.6 tỷ đồng.

Các lần tăng vốn điều lệ của HLA (Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn dữ liệu: VietstockFinance

Đồng hành với quy mô vốn là sự tăng trưởng về hoạt động kinh doanh, công ty đã chính thức đạt doanh thu trên 1,000 tỷ đồng khi kết thúc năm tài chính 2007, trước 1 năm so với thời điểm cổ phiếu HLA được chính thức giao dịch trên sàn HOSE.

Giai đoạn 2009-2011, tốc độ gia tăng doanh thu của HLA khoảng 13% nhưng đến năm 2012 thì nhảy vọt lên 54%, thời kỳ được coi là đỉnh cao của HLA kể từ khi thành lập với doanh thu đạt gần 5,000 tỷ đồng.

Doanh thu HLA từ năm 2008 đến 2014 (Đvt: Tỷ đồng)

Nguồn dữ liệu: VietstockFinance

Ngã rẽ trong kinh doanh

Sự bứt phát doanh thu năm 2012 tưởng chừng sẽ giúp HLA tiến đến vị thế dẫn đầu trong ngành thép Việt Nam. Nhưng có lẽ “người tính không bằng trời tính”, thành quả của HLA hoàn toàn trôi sạch trong năm 2013. 

Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2013 (niên độ 01/10 – 30/09), HLA vẫn đủ sức cầm cự với khó khăn của ngành thép khi lãi hơn 9 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ trong quý cuối niên độ, công ty bất ngờ công bố lỗ hơn 115 tỷ đồng. Thậm chí, sau báo cáo kiểm toán, khoản lỗ của công ty còn tăng lên 235 tỷ đồng do phải trích lập thêm dự phòng giảm giá và chi phí lãi vay.

Lợi nhuận sau thuế của HLA từ năm 2008 đến nay (Đvt: tỷ đồng)

Nguồn dữ liệu: VietstockFinance

Nguyên nhân được đưa ra là do sự sụt giảm mạnh trong nhu cầu và giá thép biến động lớn. Mặc dù giá thép nguyên liệu giảm là điều có lợi đối với những doanh nghiệp sản xuất như HLA nhưng chính vì nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh, các doanh nghiệp khác đua nhau giảm giá bán nên HLA bị lỗ do mua nguyên liệu với giá cao.

Bản chất của ngành thép là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi doanh nghiệp lúc nào cũng phải lo đối phó với những biến động giá nguyên liệu trên thế giới. Một ví dụ điển hình là vấn đề đầu cơ nguyên liệu đầu vào đối với các doanh nghiệp ngành thép. Tuy nhiên, việc đầu cơ giống như doanh nghiệp đang chơi một canh bạc, nếu đầu cơ đúng thời điểm thì thắng to nhưng trật sóng thì sẽ có tác hại khôn lường. Chẳng hạn như trường hợp của Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG), nhờ hoạt động đầu cơ nguyên liệu đầu vào (chiếm 50% lợi nhuận) mà lợi nhuận niên độ 2013 đã vượt 45% kế hoạch đề ra, đạt 581 tỷ đồng.

Một lý do khác dẫn đến sự thua lỗ liên tục từ năm 2013 là do HLA mở rộng hoạt động, tăng sản lượng sản xuất quá nhanh nhưng lại không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chính đại diện của HLA khi đó cũng thừa nhận: “Tốc độ phát triển của doanh nghiệp không phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, khi càng phát triển doanh nghiệp thì cơ cấu vốn càng dễ mất cân đối và đến một lúc nào đó, chính cái này sẽ giết chết doanh nghiệp!”.

Thêm vào đó, thị trường chủ lực của HLA là thép ống và tập trung mạnh vào xuất khẩu. Mặc dù biên lợi nhuận cao nhưng các quốc gia trong khu vực dựng hàng rào phi thuế quan đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động này.

Tính đến cuối năm tài chính 2013 (30/09/2013), hàng tồn kho của HLA đã tăng lên gần cả ngàn tỷ đồng, trong đó chủ yếu là hàng hóa. Con số này đã chiếm hơn ½ tổng tài sản của công ty. Trong khi đó, nợ ngắn hạn tính đến hết năm tài chính 2013 đã tăng lên 1,144.2 tỷ đồng, chiếm đến 67% tổng nợ phải trả và gấp gần 4 lần vốn chủ.

Tinh gọn, tái cấu trúc: Đã làm tất cả những gì có thể?

Nhằm ứng phó trước những biến động của giá nguyên liệu trong thời gian ngắn, HLA đã điều chỉnh thời gian đặt hàng theo nhu cầu thị trường chứ không đặt trước 3 tháng như trước. Đồng thời, Công ty đã gia tăng sản lượng nguyên liệu mua trong nước để dễ dàng kiểm soát giá hơn.

Bên cạnh đó, HLA đã giảm đến 30% nhân sự. Cuối năm 2013, công ty cũng lên kế hoạch thực hiện thoái vốn tại hai công ty liên kết là CTCP Thép Hữu Liên (HLA sở hữu 100% vốn) và CTCP Minh Hữu Liên (HLA sở hữu 30% vốn). Việc thoái vốn tại công ty con là bước đầu trong việc tái cấu trúc để tập trung nguồn vốn về HLA và trang trải chi phí ngân hàng và tính đến cuối năm tài chính 2014 thì khoản mục đầu tư dài hạn chỉ còn hơn 8.5 tỷ đồng.

Cũng tại thời điểm này, hàng tồn kho của HLA giảm mạnh còn 198 tỷ đồng, trong đó chủ yếu giảm là khoản mục hàng hóa. Được biết, khoản mục này chủ yếu được công ty sử dụng để thế chấp ngân hàng đối với các khoản vay ngắn hạn. Việc giảm mạnh khoản mục hàng hóa trong hàng tồn kho có thể do HLA thanh lý để xử lý nợ. Điều này lý giải nguyên nhân khoản mục nợ ngắn hạn giảm còn 743.8 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm tài chính 2014.

Những cố gắng của ban lãnh đạo HLA phần nào thể hiện trong quý 4/2014 khi kết quả đã khả qua hơn, nợ phải trả chỉ còn 1,215 tỷ đồng, giảm 30% so với cuối năm tài chính 2013; chi phí bán hàng cũng giảm mạnh gần 50% còn 14.5 tỷ đồng.Tuy nhiên, tính chung cho cả năm tài chính 2014, công ty vẫn lỗ ròng đến 475 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên hơn 656 tỷ đồng, gần gấp đôi so với vốn điều lệ thực góp. Nguồn vốn chủ sở hữu theo đó bị âm 167 tỷ đồng.

Hủy niêm yết là dấu chấm hết?

Với kết quả lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp, cổ phiếu HLA đã bị hủy niêm yết bắt buộc theo quyết định từ phía Sở GDCK TPHCM. Thị giá cố phiếu HLA hiện đang giao dịch ở mức 1,400 đồng/cp (ngày 12/01/2015), đã giảm sàn 5 phiên liên tiếp kể từ khi có thông tin hủy niêm yết bắt buộc.

Việc hủy niêm yết bắt buộc hay hủy niêm yết tự nguyện trong thời gian gần đây không phải là một vấn đề gây quá nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Ngược lại, việc hủy niêm yết có thể giúp tạo điều kiện để doanh nghiệp tự phải đánh giá, kiểm tra lại toàn bộ hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc.

Thực tế cho thấy, đã có trường hợp bị dồn vào thế chân tường (hủy niêm yết bắt buộc) thì doanh nghiệp mới thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ và đạt được những kết quả nhất định.Một ví dụ cho vấn đề này là trường hợp của CTCP Chứng khoán NH Sài Gòn Thương Tín (SBS). SBS đã chính thức bị hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 25/03/2013 với lý do tương tự như HLA, lỗ lũy kế khi kết thúc năm tài chính vượt vốn điều lệ thực góp. Tuy nhiên, ngay sau khi bị hủy niêm yết, kết quả kinh doanh đã có sự tăng trưởng bất ngờ và tới nay đã trở lại sàn UPCoM giao dịch, có lãi từ quý 3/2013 đến nay.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp sau khi hủy niêm yết thì hoạt động của doanh nghiệp tiếp tục sa lầy. CTCP Nhựa Tân Hóa (VKP) là một trường hợp như vậy khi tại ĐHĐCĐ bất thường lần 2 năm 2014, cổ đông đã thống nhất sẽ lập thủ tục phá sản nếu quá trình tái cấu trúc thất bại.

Trở lại với HLA, khoản lỗ chủ yếu là do kinh doanh không đem lại lợi nhuận trong khi lãi vay và các chi phí khác quá cao. Trong giai đoạn 4 năm gần đây, giá vốn của HLA đều xấp xỉ so với doanh thu thuần, cá biệt năm 2014, giá vốn vượt doanh thu thuần. Trong khi đó, các khoản chi phí phát sinh trong kỳ luôn ở mức từ 250-300 tỷ đồng. Chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ cao do nợ phải trả thường chiếm gần 80% trong cơ cấu nguồn vốn trong 4 năm trở lại đây, trong đó chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hàng.

Như vậy, thách thức với HLA trong thời điểm hiện tại là cơ cấu lại hoạt động sản xuất, quản trị giá vốn để có thể tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của công ty trong bối cảnh áp lực trả nợ ngắn hạn đang rất lớn. Thách thức của HLA có thể nhấn chìm hay sẽ đưa công ty trở lại thời kỳ đỉnh cao?

Minh Tuấn







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...

MBS hé lộ kết quả kinh doanh quý 1 tăng ít nhất 30%

CEO MBS cho biết các chỉ tiêu kinh doanh quý 1 của Công ty đạt được khá tích cực với mức tăng trưởng tối thiểu 30% so với cùng kỳ năm trước.

Điều gì khiến các tổ chức tài chính đánh giá tích cực về Masan trong năm 2024?

Trong năm 2024, Masan sẽ tiếp tục tăng tốc ứng dụng công nghệ tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên toàn hệ sinh thái tiêu dùng bán lẻ và tăng quy mô khách hàng...

Lãi ròng 2023 của VHM tăng 246 tỷ sau kiểm toán

Hậu kiểm toán 2023, CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) ghi nhận lãi ròng tăng 246 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, tuy nhiên giá trị này chỉ tương đương mức tăng xấp xỉ 1%.

Một doanh nghiệp bất động sản mượn 12 lô đất của công ty mẹ để vay 100 tỷ 

Nhằm phục vụ hoạt động xây lắp, thi công xây dựng, HĐQT CTCP BV Land (UPCoM: BVL) đã thông qua phương án vay vốn 100 tỷ đồng.

Hệ thống giao dịch VNDIRECT dự kiến trở lại hoạt động vào 01/04/2024

CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) vừa có thông báo cập nhật về sự cố hệ thống của Công ty. Hệ thống dự kiến hoạt động trở lại vào ngày 01/04/2024.

Chủ tịch Lê Tấn Phước: Vượt bão thành công, Searefico đang đãi “ngọc trong cát”

Từng định hướng như một nhà thầu cơ điện dân dụng trong suốt thời gian dài, sau khi trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, Searefico đang hồi...

ĐHĐCĐ REE: Chưa có kế hoạch IPO mảng điện

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 29/03, CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) trình đại hội thông qua kế hoạch tăng trưởng ở cả doanh thu và lợi nhuận, trong đó đẩy...

Chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời KN Vạn Ninh lãi tăng mạnh trong năm 2023

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện mặt trời KN Vạn Ninh – công ty do KN Cam Ranh và Golf Long Thành tham gia góp vốn đã công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với...

DRI sẽ chia thêm cổ tức 2023 bằng tiền, kế hoạch lãi sau thuế 2024 giảm 18%

Sau năm 2023 đạt kế hoạch lợi nhuận, DRI chốt chia thêm 1% cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Nhìn về năm 2024, DRI lên kế hoạch lãi sau thuế đi lùi 18%.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98