AVF lao dốc có gây bất ngờ?

03/02/2015 09:05
03-02-2015 09:05:23+07:00

AVF lao dốc có gây bất ngờ?

Những ngày qua, thông tin CTCP Việt An (HOSE: AVF) lỗ khủng hơn 700 tỷ đồng trong quý 4/2014 khiến không ít cổ đông hoang mang. Tuy nhiên, dấu hiệu đã xuất hiện từ trước, nhiều nhà đầu tư cho rằng, từ lúc Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc bán hết cổ phiếu đã thấy… có vấn đề!

* AVF: Quý 4 bất ngờ lỗ "khủng" 736 tỷ đồng, nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc

Nhân sự chủ chốt biến động chóng mặt

Năm 2010 AVF tiến hành niêm yết trên HOSE với 6 cổ đông sáng lập gồm ông Lưu Bách Thảo (13.33%), Far East Ventures (10.67%), CTCP Du lịch An Giang (4.52%), bà Lê Thị Lài (2.48%), ông Nguyễn Trọng Nghĩa và bà Lê Thị Lệ Thủy (đều nắm 1.88%).

Cuối tháng 6/2014, ngay sau khi phát hành xong gần 14 triệu cp cho cổ đông hiện hữu, vị Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Lưu Bách Thảo từ nhiệm cả hai vị trí này tại AVF dù ông là một trong những người gắn bó lâu nhất tại đây. Đồng thời, 4 vị Thành viên HĐQT khác cũng xin từ nhiệm. Thay vào đó, HĐQT bổ nhiệm Thành viên HĐQT Nguyễn Thanh Hùng giữ chức Chủ tịch, còn Trưởng ban kiểm soát Trương Thanh Long chuyển sang giữ chức Tổng giám đốc AVF.

Ngay sau khi từ nhiệm, ông Thảo cùng nhiều người có liên quan đến cổ đông nội bộ và cổ đông lớn Far East Ventures cũng tiến hành thoái hết vốn nắm giữ tại AVF. Nghĩa là tại AVF không còn cổ đông lớn nào. Đây cũng là thời điểm giao dịch cổ phiếu AVF giảm mạnh và thanh khoản rất cao.

Biến động giá cổ phiếu AVF từ 2013 đến nay


Từ đầu năm 2014, giá cổ phiếu AVF quanh mốc 7,000 đồng/cp nhưng hiện đã rớt xuống còn 1,500 đồng/cp sau 10 phiên liên tục đạp sàn từ khi công bố lỗ nặng tới nay.
Nguồn: VietstockFinance

Tại vị được 2 tháng, Tổng giám đốc Trương Thanh Long lại phải nhường ghế cho ông Lê Trọng An (tháng 8/2014). Nhưng cũng chỉ được 2.5 tháng, ông Lê Trọng An và Kế toán trưởng Nguyễn Thị Huyền từ nhiệm, thay vào đó là Phó Tổng giám đốc Ngô Văn Thu lên giữ chức Tổng kể từ tháng giữa tháng 11/2014 cho đến nay.

Nghĩa là chỉ trong vòng 6 tháng, AVF đã thay tới 4 tổng giám đốc khiến việc công bố thông tin cũng chậm trễ và bị nhắc nhở nhiều.

Cũng từ đầu năm 2014, AVF chính thức xuống dốc khi lần đầu tư báo lỗ trong quý 1 đã khiến nhiều nhà đầu tư bất an. Tiếp theo đó là mức lỗ ngày càng tăng lên sau mỗi quý nhưng chỉ ở mức tối đa 45 tỷ đồng, đến quý 4 mới thực sự “choáng” khi âm 735 tỷ đồng.

Doanh thu và lợi nhuận qua các quý của AVF

Đvt: Triệu đồng

Mất thị trường chính yếu - Mỹ

AVF được thành lập vào năm 2004 với sản phẩm chính là cá tra fillet đông lạnh. Công ty có 2,000 công nhân với hai xí nghiệp là An Thịnh và Việt Thắng với tổng công suất 300 tấn nguyên liệu cá/ngày; hai kho lạnh chứa 23,500 tấn tại tỉnh An Giang và Long An.

Theo phân tích của Maybank Kim Eng (MBKE), kết quả kinh doanh của AVF xấu hơn nhiều so với xu hướng chung của ngành, nguyên nhân chính có thể do công ty này đã đánh mất thị phần tại Mỹ. Bởi trong giai đoạn 2008-2012, AVF luôn duy trì được tăng trưởng doanh thu với mức tăng bình quân 28% và biên lợi nhuận gộp luôn ở mức cao 18-20%. Chủ yếu do sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu thị trường xuất khẩu sang Mỹ, nơi có giá bán luôn cao hơn so với các thị trường khác từ 5% lên 70%. Tuy nhiên từ 2013, thị phần tại Mỹ bị sụt giảm xuống dưới 60% và AVF từ vị trí thứ 4 năm 2012 xuống thứ 9 năm 2013, bị loại khỏi Top 15 trong quý 1/2014 trong danh sách các công ty xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam.

Bên cạnh đó, dự phòng giảm giá hàng tồn kho khiến giá vốn trong kỳ của AVF tăng mạnh. Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2014, AVF đã cam kết thực hiện kiểm kê, đánh giá lại giá trị thực thành phẩm hàng tồn kho (chủ yếu là cá tra) và chi phí dở dang vùng nuôi. Theo đó, giá trị hàng tồn kho sau khi đánh giá lại giảm từ mức 512 tỷ đồng đầu năm xuống chỉ còn 16 tỷ đồng. Do đó, lỗ gộp 2014 là 31 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi gộp 219 tỷ đồng của 2013. Hơn nữa, tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu tăng mạnh lên mức 33% từ mức 2% năm ngoái. Lỗ từ hoạt động kinh doanh là 118 tỷ đồng, cộng với lỗ ròng từ hoạt động khác là 691 tỷ đồng nên lỗ thuần cả năm là 893 tỷ. Đây cũng là năm đầu tiên công ty báo lỗ kể từ khi niêm yết.

Lưu ý, số dư nợ vay cuối 2014 của AVF là 1,111 tỷ đồng, gấp 2.5 lần vốn chủ sở hữu; hệ số thanh toán hiện hành là 0.6 cho thấy khả năng thanh toán tương đối thấp. Do đó, MBKE cho rằng công ty cần cải thiện tình hình tài chính trước khi cải thiện được hoạt động kinh doanh.

Các chỉ số tài chính của AVF giai đoạn 2011-2014

Người trong cuộc nói gì?

Trao đổi với người công bố thông tin của AVF, vị này thừa nhận, sở dĩ công ty bị lỗ nặng trong quý 4/2014 một phần cũng do bị áp thuế chống bán phá giá của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) lần 10 tới 2.39 USD/kg. Chính điều này khiến công ty không thể xuất vào Mỹ trong khi đây là thị trường chính yếu. Hiện AVF đang chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường khác như châu Âu, Trung Đông…

Ngoài ra, những biến động về nhân sự chủ chốt cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của AVF đặc biệt là khi nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lưu Bách Thảo ra nước ngoài chữa bệnh hiểm nghèo.

Vị này cũng cho biết thêm, thời gian qua công ty chỉ thực hiện dịch vụ gia công cho CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC). Hiện ban lãnh đạo công ty đang tiến hành tái cơ cấu và hy vọng công ty sẽ hoạt động ổn định trở lại.

Còn hoạt động khác âm hơn 680 tỷ đồng, theo bản giải trình của AVF công bố trên HOSE là do công ty thực hiện kiểm kê, đánh giá lại giá trị thực thành phẩm tồn kho và chi phí dở dang vùng nuôi... Tuy nhiên, công ty không nêu rõ nguyên nhân khiến giá trị thực lại bị thâm thủng đến mức này!

Ở một động thái khác, hồi tháng 8/2014, bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch HĐQT VHC cho biết, sau khi chi 360 tỷ đồng mua CTCP Thực phẩm Xuất nhập khẩu Vạn Đức Tiền Giang, VHC sẽ mua thêm một nhà máy nữa trong năm 2014 hoặc 2015 với ưu tiên về vị trí thuận lợi và nguồn lao động dồi dào.

Thanh Nụ







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN TỨC MÃ CHỨNG KHOÁN




TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch TTC Hospitality: Nâng cấp khách sạn từ 4 lên 5 sao để tập trung vào phân khúc cao cấp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) tổ chức chiều 24/04, lãnh đạo Công ty chia sẻ về chiến lược phát triển các...

Cổ đông đề xuất chia cổ tức tiền mặt, "zero fee", lãnh đạo Chứng khoán BSC trải lòng ưu tư

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) tổ chức ngày 23/04, cổ đông BSC dành nhiều sự quan tâm đến xu thế "zero fee" (miễn phí giao...

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn báo lãi tăng 26% trong quý 1, biên lãi gộp hơn 50%

CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024, với lãi ròng tăng 26% so với cùng kỳ.

Quý 1 bứt tốc, KTC sáng cửa về đích lợi nhuận năm

CTCP Thương mại Kiên Giang (UPCoM: KTC) lãi ròng hơn 14 tỷ đồng trong quý 1/2024, hơn gấp đôi cùng kỳ. Đồng nghĩa, việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 16 tỷ đồng năm...

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong: Kế hoạch lãi tăng 26%, muốn tăng vốn gần gấp đôi

Tại ĐHĐCĐ thường niên CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) sáng ngày 24/04, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án phát hành thêm cổ...

Ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa, OCB ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1,214 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng cùng kỳ năm trước...

Trả thù lao cho cộng tác viên giới thiệu khách vay, PGBank giảm 24% lãi trước thuế quý 1

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) báo lãi trước thuế hơn 116 tỷ đồng trong quý 1/2024, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, dù đã giảm...

ĐHĐCĐ Intresco: "Nóng" dự án 6A

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, lãnh đạo Intresco khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư vào mảng khách sạn sau khi ghi nhận kết quả tốt trong thời gian gần đây. Đại hội lần...

Không có khoản bồi thường tại VSIP III, lãi ròng PHR giảm mạnh

Quý 1/2024, CTCP Cao su Phước Hòa (Phuruco, HOSE: PHR) không ghi nhận khoản bồi thường thực hiện dự án VSIP III, do đó chỉ lãi ròng hơn 73 tỷ đồng, giảm mạnh 68% so...

ĐHĐCĐ TVS: Phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Chiều ngày 24/04/2024, CTCP Chứng khoán Thiên Việt tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 đã thông qua kế hoạch kinh doanh, bầu HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2028.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98