Học được gì từ nguyên lý đầu tư Berkshire Hathaway?

03/04/2015 14:02
03-04-2015 14:02:00+07:00

Học được gì từ nguyên lý đầu tư Berkshire Hathaway?

Một trong những công ty thành công nhất nước Mỹ trong 50 năm qua là tập đoàn với tên gọi Berkshire Hathaway, được nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett điều hành. Đứng thứ tư trong số những công ty giá trị nhất Hoa Kỳ sau Apple, Google và Exxon Mobil, hiện Berkshire Hathaway đang có 340,000 nhân viên, xấp xỉ dân số của bang Honolulu.

* Warren Buffett thành người giàu thứ 2 thế giới khi giá Berkshire Hathaway chạm kỷ lục

* 2 cuốn sách Warren Buffett khuyên nhà đầu tư nên đọc

* Bill Gates lần thứ 16 thành tỷ phú giàu nhất thế giới, Warren Buffett vào lại top 3

* Giải mã nguyên tắc đầu tư của ông hoàng chứng khoán Warren Buffett

Tỷ phú Warren Buffett, Chủ tịch Berkshire Hathaway

Các giảng viên nghiên cứu chuyên sâu tài chính doanh nghiệp cho rằng các tập đoàn khổng lồ – tức các công ty tầm cỡ hoạt động trong một loạt các ngành công nghiệp và thường ra đời thông qua phương pháp mua lại – là một cách cực kỳ hiệu quả để tổ chức doanh nghiệp.

Và một trong những công ty thành công nhất nước Mỹ trong 50 năm qua là tập đoàn với tên gọi Berkshire Hathaway, được nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett điều hành. Đứng thứ tư trong số những công ty giá trị nhất Hoa Kỳ sau Apple, Google và Exxon Mobil, hiện Berkshire Hathaway đang có 340,000 nhân viên, xấp xỉ dân số của bang Honolulu.

Nhà đầu tư huyền thoại Buffett đã cố gắng hết sức để giải thích sự thành công này trong lá thư mới nhất gửi cho các cổ đông của Berkshire Hathaway, mà thực tế là lý giải tại sao ông có thể xây dựng được một đế chế khổng lồ với giá trị ròng 72 tỷ USD. Bức thư này đưa ra hai giả thuyết về lý do tại sao Berkshire đã rất thành công. Nhưng hai lý thuyết có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau về cách công ty sẽ phát triển sau khi ông nghỉ hưu ở tuổi 84 hoặc qua đời.

Bên cạnh đó, bức thư cũng giúp chúng ta hiểu lý do tại sao ngay từ đầu các nhà kinh tế không tán thành ý tưởng thành lập các tập đoàn thông qua việc sáp nhập các công ty khác nhau.

Quay trở lại những năm 1960, khi chiến lược phổ biến lúc đó là mua các công ty công nghiệp ngẫu nhiên và sử dụng thủ thuật kế toán để tạo ra số liệu ảo về tốc độ tăng trưởng ngay cả khi hoạt động cơ bản của các công ty được mua lại không khả quan hơn, và thậm chí còn tồi tệ hơn trước khi được mua lại. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều tương tự tại Berkshire Hathaway dưới sự điều hành của Warrant Buffet ngay từ những ngày đầu đến nay. Trong nhiều năm qua, tỷ phú Buffett đã mua vào đủ “thể loại” công ty một cách ngẫu nhiên và kết hợp chúng lại không tuân theo bất kỳ một mô hình đơn giản nào (Có thể điểm qua ngắn gọn như sau: Một tập đoàn bảo hiểm cùng với một tổng công ty đường sắt, một doanh nghiệp điện dân dụng, một danh mục đầu tư cổ phiếu khổng lồ cùng với nhiều khoản đầu tư lặt vặt khác, bao gồm cả công ty du lịch bằng máy bay tư nhân, nhà di động, đồ lót nam giới và phụ nữ, món tráng miệng và một nửa của Heinz).

Lý thuyết tài chính sẽ cho rằng không có lý do thực sự nào để kết hợp tất cả các doanh nghiệp không liên quan cùng nằm dưới sự điều hành của một tổng công ty. Tuy nhiên, Berkshire Hathaway là một ví dụ điển hình của việc phân cấp như vậy, với trụ sở chính của công ty ở Omaha chỉ sử dụng 25 người để giám sát cả “đế chế” rộng lớn này. Tất cả trách nhiệm điều hành hoạt động được đặt lên vai giám đốc điều hành, người quản lý nguồn vốn của công ty.

Tại sao những công ty này không nên tồn tại trên vị thế của một công ty đơn thuần, hoặc như là một phần của một công ty lớn với một mục tiêu tập trung? Dưới đây là lời giải thích của ông Buffett:

"Một trong những lợi thế của chủ nghĩa tư bản là sự phân bổ vốn hiệu quả", ông viết. Tuy nhiên, thường có những trở ngại đối với sự di chuyển hợp lý các nguồn vốn, ví dụ như sự miễn cưỡng của một CEO khi kết quả kinh doanh không như mong đợi, phải thực hiện đóng cửa nhà máy và trả lại vốn cho cổ đông để tái đầu tư ở nơi khác, hoặc các chi phí thuế và giao dịch cho nhà đầu tư có nhu cầu chuyển tiền từ ngành này sang ngành khác.

"Tại Berkshire, chúng ta có thể chuyển khoản tiền khổng lồ từ các doanh nghiệp có ít cơ hội gia tăng đầu tư thêm sang các lĩnh vực khác có triển vọng lớn hơn mà không phải chịu thuế hay các khoản chi phí phát sinh khác. Hơn nữa, chúng tôi được tự do áp đặt các xu hướng lịch sử hình thành từ sự kết hợp lâu dài với một ngành công nghiệp nhất định và không phải chịu áp lực từ các cổ đông có quyền lợi trong việc duy trì nguyên trạng. Điều quan trọng là: Nếu con ngựa đã kiểm soát các quyết định đầu tư, thì sẽ không có ngành công nghiệp tự động hóa".

Trên thực tế, Buffett cho rằng ông cùng Phó Chủ tịch Charlie Munger, và nhóm 25 người ở Omaha có khả năng phân bổ hợp lý các nguồn vốn cho các khoản đầu tư tiềm năng tốt hơn so với việc sử dụng quy trình phân bổ vốn của hệ thống tài chính hiện đại là các ngân hàng, thị trường chứng khoán và trái phiếu, các quỹ mua lại (buyout funds) và nhiều tổ chức khác có nghĩa vụ thực hiện điều đó.

Nói cách khác, những lợi thế quan trọng mà Berkshire có thể có là việc công ty quyết định làm thế nào để phân bổ vốn hợp lý mà không quan tâm đến việc tự ra quyết định của nhiều nhà quản trị (hầu hết mọi người không muốn để công ty mà họ điều hành gặp khó khăn, thậm chí nếu cuối cùng triển vọng kinh doanh sụp đổ), cũng như không phải mức chi phí cao và triển vọng ngắn hạn của các quỹ đầu tư tư nhân và các quỹ mua lại khác.

Nếu bạn tin tưởng Warrant Buffett, Berkshire có thể đưa ra phân tích chặt chẽ về yếu tố thứ hai cùng với quan điểm dài hạn về yếu tố thứ nhất.

Nhưng có nhiều hơn lý do đưa đến sự thành công của Buffet hơn là chỉ nhờ khả năng phân bổ vốn hiệu quả. Chắc chắn sẽ có hàng ngàn người có thể có tài năng như Warrant Buffett trong việc đánh giá triển vọng của doanh nghiệp và ra quyết định đầu tư hiệu quả. Nhưng hầu hết trong số họ sẽ không đạt được kết quả như ông là giá trị ròng 72 tỷ USD và 340,000 nhân viên.

Ông Buffett thừa nhận lý do thứ hai cho sự thành công của công ty ông là: "Chúng tôi hiện đang là sự lựa chọn tốt nhất cho các chủ sở hữu và quản lý của nhiều doanh nghiệp xuất sắc". Nói cách khác, nếu bạn muốn rời khỏi doanh nghiệp của chính mình, nhưng vẫn muốn công ty hoạt động như bình thường, hãy bán lại cho Berkshire Hathaway. Nhưng rất có thể bạn sẽ phải chấp nhận số tiền ít hơn so với khi bán cho một công ty cổ phần tư nhân hoặc một nhà thâu tóm chiến lược.

Nghệ thuật độc đáo của tỷ phú Buffett và tập đoàn Berkshire, như Matt Levine nhận định trên chuyên mục Bloomberg View, là khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề rất chính xác, trong khi cách nhìn nhận này được xem như là cảm tính, để lèo lái một thương vụ khó bằng cách nhìn được ví giống như một con gấu bông. Trên thực tế, ông có thể đạt được các thương vụ thâu tóm thuận lợi cũng một phần nhờ danh tiếng được xây dựng trong suốt cuộc đời mình vì đã mua các công ty tốt và ít khi bỏ rơi những công ty mình đã mua lại.

Đó chính là câu hỏi lớn cho tương lai của Berkshire Hathaway. Ở một mức độ nào đó, mô hình tập đoàn mới của Berkshire Hathaway đã thành công vì đã tìm thấy cách thức tốt hơn để phân bổ vốn tốt hơn cách thức mà các tập đoàn còn lại trên thế giới sử dụng, và tập đoàn này sẽ có một tương lai tươi sáng dưới thời của giám đốc điều hành tiếp theo, có thể là Ajit Jain hoặc Greg Abel.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn đạt được thành công như Berkshire, với khả năng thuyết phục người chủ của doanh nghiệp chấp nhận bán lại công ty thấp hơn giá trị thị trường nhờ điều thần kỳ mang tên Buffett (Buffett Mystique), ban lãnh đạo mới, bất cứ khi nào lên cầm quyền, sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong việc xây dựng danh tiếng như Warrant Buffet.

Đào Minh Tuấn (Theo New York Times)







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.

S&P 500 giảm nhẹ sau cảnh báo của Chủ tịch Fed

Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Ba (16/04), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lãi suất có thể cần duy trì ở mức cao.

Chủ tịch BlackRock dự báo thị trường cổ phiếu Mỹ sắp tăng trở lại

Lãnh đạo của gã khổng lồ BlackRock dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sắp trở lại mạnh mẽ.

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm hơn 1% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Hai (15/04), khi lợi suất tăng và lo ngại xung đột ở Trung Đông đã làm lu mờ kết quả lợi nhuận mạnh mẽ của Goldman Sachs và dữ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98