Chứng khoán Tháng 05/2015: Giao dịch giằng co chiếm ưu thế?

12/05/2015 13:15
12-05-2015 13:15:22+07:00

Chứng khoán Tháng 05/2015: Giao dịch giằng co chiếm ưu thế?

Thị trường giảm mạnh trong những tuần đầu tháng 05 có thể thúc đẩy dòng tiền bắt đáy hoạt động trở lại. Tuy nhiên, việc thiếu vắng thông tin hỗ trợ có thể sẽ khiến xu hướng hồi phục diễn ra không quá mạnh.

Tháng 04: Khối ngoại thu gom mạnh trở lại

(1) “Hồi sinh” trở lại nhờ vào Large Cap. Các chỉ số thị trường lấy lại sắc xanh sau khi đã bổ nhào trong tháng 03. Cụ thể, VN-Index tăng nhẹ trở lại 2.04% và kết thúc tháng ở mức 562.40 điểm; trong khi HNX-Index tăng 0.58% đứng tại 82.75 điểm. Các nhóm cổ phiếu phân loại theo Market Cap có giao dịch trái chiều; theo đó, VS-Large Cap và VS-Mid Cap tăng lần lượt 6.23% và 0.20%, trong khi VS-Small Cap và VS-Micro Cap giảm 1.85% và 1.86%.

(2) Khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh trở lại. Tuy sắc xanh hiện diện nhưng giao dịch thị trường diễn ra khá trầm lắng. So với tháng trước, khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình tháng 04 trên HOSE giảm mạnh 16% chỉ đạt 77.9 triệu đơn vị/phiên; khối lượng khớp lệnh trung bình trên HNX giảm nhẹ 1.3%, tương ứng với 37.8 triệu đơn vị/phiên. Tuy nhiên, cần để ý rằng trong tháng 04, giao dịch thị trường bị ảnh hưởng không nhỏ từ kỳ nghỉ lễ 30/04.

(3) Điểm nhấn của giao dịch chứng khoán trong tháng 04:

Sự phân hoá ở cổ phiếu Large Cap. Giao dịch của nhóm cổ phiếu Large Cap diễn ra sôi động trong tháng 04, trong đó có sự đóng góp tích cực từ lực cầu khối ngoại.

Tuy nhiên, đà tăng của nhóm cổ phiếu Large Cap trong tháng 04 là không quá mạnh khi: (i) giao dịch trong nhóm phân hoá khi chỉ có một số cổ phiếu duy trì đà tích cực, và (ii) áp lực chốt lời diễn ra khá mạnh về cuối tháng khiến mức tăng của các cổ phiếu là không quá cao. Mặc dù vậy, đây vẫn là điểm tựa của thị trường trước áp lực chốt lời tăng mạnh trong những tuần cuối tháng 04.

Giao dịch kém khởi sắc ở nhóm cổ phiếu nóng. Việc thị trường giảm điểm mạnh trong tháng 03 đã tác động mạnh mẽ lên giới đầu tư. Do đó không quá khó hiểu khi dòng tiền đầu cơ tỏ ra thận trọng hơn ở các cổ phiếu nóng. Điều này khiến các con sóng ở nhóm cổ phiếu này kết thúc nhanh chóng, và xu hướng chủ đạo ở nhóm cổ phiếu này trong tháng 04 là giằng co.

Thông tin hỗ trợ không đủ mạnh. Giới đầu tư mong đợi nhất trong tháng 04 là việc công bố KQKD quý 1/2015 và các thông tin từ ĐHCĐ thường niên. Tuy nhiên, việc công bố KQKD quý 1/2015 diễn ra khá chậm và các thông tin từ ĐHCĐ cũng đã không thể tạo tác động mạnh lên giao dịch thị trường.

Khối ngoại dốc lực “thu gom” cổ phiếu. Sau tháng 03 “tháo chạy”, khối ngoại đã đẩy mạnh thu gom trở lại trên cả hai sàn. Cụ thể, họ mua ròng hơn 1,842 tỷ đồng trên HOSE và gần 192 tỷ đồng trên HNX. Hoạt động thu gom của khối ngoại vẫn tập trung mạnh vào các cổ phiếu Large Cap, đặc biệt là nhóm cổ phiếu Ngân hàng. Điều này đã tạo tác động tích cực lên chỉ số cũng như hỗ trợ tâm lý của giới đầu tư.

Trên HOSE, cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong tháng 04 là MSN với hơn gần 339 tỷ đồng, tiếp đó là HHS với 230 tỷ đồng, BID với 214 tỷ đồng, PVD với 200 tỷ đồng; trong khi bán ròng mạnh nhất thuộc về NSC với 144 tỷ đồng, GAS với 106 tỷ đồng và HPG với 57 tỷ đồng.

Trên HNX, khối ngoại mua mạnh ở PVS với gần 82.5 tỷ đồng, tiếp đến là SHB với 25.7 tỷ đồng, VCG với 22 tỷ; trong khi bán ròng mạnh ở LAS với 33.8 tỷ đồng và DBC với 15.1 tỷ đồng.

Tháng 05: Giao dịch giằng co chiếm ưu thế?

Chúng tôi cho rằng các yếu tố sau đây sẽ chi phối xu hướng của TTCK Việt Nam trong tháng 05/2015.

(1) Kết quả kinh doanh quý 1/2015. Kết quả kinh doanh quý 1/2015 được công bố khá chậm trong tháng 04. Do đó, đây tiếp tục được xem là động lực có thể hỗ trợ thị trường trong những tuần đầu tháng 05.

(2) Cơ hội “bắt đáy” cổ phiếu giá rẻ. Những tuần đầu tháng 05, thị trường bất ngờ hứng chịu đợt sụt giảm mạnh. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các thông tin không mấy tích cực như: (i) Trung Quốc triển khai giàn khoan mới, (ii) tỷ giá tăng kích trần, (iii) giá xăng dầu được điều chỉnh tăng mạnh, và (iv) nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng trở lại.

Việc thị trường giảm mạnh có thể kích thích dòng tiền bắt đáy hoạt động mạnh hơn, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu nóng khi đây là nhóm cổ phiếu chịu áp lực xả hàng mạnh nhất và đây cũng là nhóm chưa công bố KQKD quý 1 rộng rãi.

(3) Giảm bớt áp lực tỷ giá. Một trong những vấn đề khiến giới đầu tư thấp thỏm đó là tỷ giá. Việc giá USD tăng vọt trong những ngày đầu tháng 05 đã ảnh hưởng không nhỏ lên thị trường. Việc tỷ giá được điều chỉnh tăng thêm 1% gần đây đã phần nào giúp giải tỏa bớt sự e ngại của giới đầu tư, đặc biệt là đối với khối ngoại.

Về phía các doanh nghiệp, đây sẽ là cơ hội đối với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, trong khi ngược lại, các doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp đang có nguồn nợ vay bằng ngoại tệ sẽ bị tác động tiêu cực.

(4) Thiếu vắng thông tin hỗ trợ. Ngoài kết quả kinh doanh quý 1/2015, thị trường tháng 05 sẽ phải đối diện với khoảng trống thông tin. Do đó, đà hồi phục (nếu có) sẽ không quá mạnh và giao dịch giằng co nhiều khả năng sẽ chiếm ưu thế chủ đạo.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Large Cap liên tục dẫn đầu

Nếu quan sát Bảng phân loại tài sản theo tỷ suất sinh lợi VS-Market Cap chúng ta có thể nhận thấy sự dịch chuyển rất đáng chú ý. Nhà đầu tư đã bắt đầu có sự dịch chuyển từ những cổ phiếu Micro Cap, Mid Cap sang nhóm cổ phiếu Large Cap. Điều này đặc biệt rõ nét trong tháng 04/2015 và đầu tháng 05/2015.

Bảng tỷ suất sinh lợi VS-Market Cap trong 4 tháng gần nhất (Nguồn: VietstockTrader)

VN-Index – Giảm mạnh sau khi test lại nhóm MA dài hạn

Sự biến động của VN-Index trong tháng 04/2015 khá trầm lắng và xuất hiện một số phiên điều chỉnh mạnh vào đầu tháng 05. VN-Index tiếp tục xu hướng giảm mạnh trong những tuần gần đây.

Xu hướng giảm dài hạn đã được xác định do giá vẫn tiếp tục ở dưới các đường trung bình SMA300, SMA100, SMA200 (vùng 568 - 585 điểm). Vì vậy, khả năng bứt phá bị hạn chế đáng kể. Vùng 568 - 585 điểm sẽ trở thành kháng cự mạnh trong thời gian tới.

Trendline ngắn hạn (tương đương vùng 540-545 điểm) đang hỗ trợ tốt cho VN-Index trong các phiên gần đây. Nếu vùng này trụ vững thì rủi ro giảm điểm sẽ giảm bớt.

Tuy nhiên, thanh khoản duy trì ở mức khá thấp trong những tuần gần đây và thường xuyên ở dưới mức trung bình 20 phiên (tương đương 78 triệu đơn vị). Điều này cho thấy lực cầu giá thấp không quá mạnh.

Nếu tiếp tục giảm trong thời gian tới, VN-Index sẽ test lại đáy cũ tháng 12/2014 (tương đương vùng 515 – 530 điểm). Đây là vùng có khối lượng tích lũy lớn và test thành công nhiều lần trong quá khứ nên độ tin cậy cao và khó phá vỡ.

HNX-Index – Đáy cũ tháng 12/2014 đang ở khá gần

HNX-Index đã xuyên thủng tất cả các ngưỡng Fibonacci Retracement ngắn hạn nên rủi ro tăng lên mức cao. Mặt khác, Parabolic SAR vẫn đang duy trì trạng thái bán. Do đó, nhà đầu tư không nên bắt đáy quá mạnh trong ngắn hạn.

Chỉ báo Stochastic đang ở vùng quá bán (oversold) nên nếu tín hiệu mua xuất hiện thì nguy cơ giảm sâu sẽ được hạn chế phần nào.

HNX-Index đã có sự điều chỉnh mạnh trong những tuần gần đây. Hiện tại, HNX-Index đã về gần vùng đáy cũ tháng 12/2014 (tương đương vùng 78-79.5 điểm). Vùng này sẽ đóng vai trò hỗ trợ mạnh cho giá.

Phòng Nghiên cứu Vietstock







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (12)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98