Đề cao tính minh bạch trong cổ phần hóa DNNN

23/06/2015 15:23
23-06-2015 15:23:37+07:00

Đề cao tính minh bạch trong cổ phần hóa DNNN

Thực hiện Cổ phần hóa DNNN theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch, ngăn ngừa thất thoát vốn và tài sản Nhà nước, theo đuổi mục tiêu thời hạn hoàn thành đã định, nhưng không chấp nhận cổ phần hóa (CPH) bằng mọi giá, đánh đổi bằng mọi giá.

Ông Hà Sỹ Đồng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã trao đổi với Cổng TTĐT Chính phủ về nhiệm vụ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (CPH DNNN) từ nay tới cuối năm 2015.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có báo cáo về thực hiện CPH DNNN giai đoạn 2011- 2015, trong đó có 2 năm cuối 2014- 2015 tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIII.

Bộ Tài chính cho rằng về cơ bản, thời gian qua, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, DNNN thực hiện đúng định hướng đề ra. Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu, CPH DNNN vẫn còn một số hạn chế như tiến độ có thời điểm còn chậm (giai đoạn 2011-2012 chỉ CPH được 25 DN), một số khoản đầu tư ngoài ngành hiệu quả thấp, thua lỗ, không bảo toàn được giá trị đầu tư ban đầu…

Một trong những nguyên nhân của các hạn chế nói trên, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, là do một bộ phận cán bộ ở các cấp, các ngành và DN chưa hiểu đúng ý nghĩa quan trọng của việc tái cơ cấu DN đối với phát triển kinh tế - xã hội. Đối tượng sắp xếp, CPH hiện nay hầu hết là các DN có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp nên cần có nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý. Mặt khác, việc thực hiện CPH, tái cơ cấu và thoái vốn Nhà nước đối với các DN có quy mô vốn lớn cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt nên cần nhiều thời gian để chuẩn bị…

Chia sẻ về báo cáo của Bộ Tài chính, ông Hà Sỹ Đồng cho biết những con số được báo cáo quả đáng khích lệ. 172 trong tổng số 432 DNNN cần CPH đã hoàn thành và gần 7.000 tỉ đồng vốn đầu tư ngoài ngành đã được thoái tính từ đầu năm 2014 tới nay và đều cho giá trị cao hơn giá trị sổ sách…

Tuy nhiên, những kết quả như vậy chưa nói lên được chất lượng, mục tiêu cuối cùng và ý nghĩa kinh tế- xã hội sâu xa mà CPH cần đạt. Việc CPH các DNNN trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là một điển hình cho thấy điều đó.

Căn nguyên của những khó khăn, hạn chế nằm ở vấn đề xưa nay từng được cho là nhạy cảm và gai góc - “cơ quan chủ quản”, vấn đề đã không hề được đề cập trong Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 và cũng không thấy xuất hiện nữa trong 2 dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua cuối tuần trước.

Khoảng trống pháp lý về vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN trong hệ thống pháp luật hiện hành là một dấu hiệu cho thấy tiến trình tái cơ cấu DNNN nói riêng, cải cách thể chế kinh tế nói chung đầy cam go nhưng có thể tiến triển nhanh mạnh hơn trong thời gian tới khi mà “cái chốt” cơ quan chủ quản thực sự được tháo bỏ.

Lãnh đạo Chính phủ (Thủ tướng và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh) đã nhấn mạnh rằng “cổ phần hoá không bằng mọi giá”, “thoái vốn phải có trật tự”, trong khi mục tiêu vẫn đặt ra kế hoạch CPH 289 DNNN còn lại trong năm nay. Ông hiểu việc này như thế nào?

Như tôi đã đề cập, CPH DNNN là một quá trình cải cách đầy cam go, không chỉ dưới góc độ kinh tế. Bằng chứng là chúng ta đã mất tới 2 thập kỷ để quán triệt và triển khai nhưng kết quả đạt được tới nay cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ như vậy. Lý do nằm ở sự xung đột quyền lợi hoặc do lo ngại năng lực lãnh đạo, quản lý hiện có không thể đáp ứng được yêu cầu mới sau CPH hay lo lắng trách nhiệm quá khứ. Vì thế tôi đồng tình với ý kiến Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh phát biểu mới đây “không ai tự vác đá ghè chân mình” khi nói về những việc phải thay đổi để đi lên.

Để thực sự tạo sự biến chuyển mạnh cần có các giải pháp quyết liệt với quyết tâm chính trị cao. Vì vậy, trong Thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết đến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành kế hoạch CPH 432 DNNN theo danh sách đã được phê duyệt.

Trên thực tế, có thể có lãnh đạo DN lợi dụng chủ trương định hướng này mưu cầu lợi ích cá nhân, tham nhũng, gây thất thoát, thiệt hại vốn và tài sản Nhà nước. Bên cạnh đó, thực sự cũng có nhiều khó khăn khách quan cản trở việc CPH.

Do vậy, phải quán triệt chủ trương thực hiện cổ phần hóa DNNN theo hướng đảm bảo công khai, minh bạch, ngăn ngừa thất thoát vốn và tài sản Nhà nước. Tuy vẫn theo đuổi mục tiêu thời hạn hoàn thành đã định nhưng chúng ta không chấp nhận thực hiện CPH bằng mọi giá, đánh đổi với mọi giá.

Theo ông, CPH DNNN như một số trường hợp vừa qua là mới dừng lại ở việc chuyển từ DNNN hoàn toàn vốn Nhà nước sang DN cổ phần với cổ đông có cả người lao động thì có đạt được ý nghĩa của CPH trong giai đoạn 2011-2015 không?

Cũng có thể ở một vài lĩnh vực cá biệt nào đó với những DN đặc thù nào đó, cách làm như vậy vẫn đạt được ý nghĩa mong muốn. Tuy nhiên, điều chúng ta mưu cầu là thiết lập và vận hành một nền kinh tế thị trường thực sự và đầy đủ nhằm khai thác những mặt ưu thế của nó. Xét theo ý nghĩa này, chúng ta cần CPH thực sự với sự hiện diện của những cổ đông thực sự. Đó là những nhà đầu tư tư nhân với năng lực tài chính thực của mình.

Nhiều người lo ngại kinh tế trong nước còn khó khăn, nhà đầu tư ít nhìn thấy những cơ hội từ CPH, đây là thách thức không nhỏ cho việc thực hiện nhiệm vụ này. Ý kiến của ông thế nào?

Tôi không phủ nhận hoàn toàn nhưng với các nhà đầu tư tiềm năng đang tìm kiếm cơ hội từ việc CPH DNNN thì tầm nhìn dài hạn, triển vọng kinh tế dài hạn mới là quan trọng, chứ không phải những khó khăn trong ngắn hạn. Vấn đề cụ thể hơn đối với họ là việc CPH một DNNN nào đó có thực chất không, minh bạch không, quyền và lợi ích của các cổ đông, đặc biệt là những cổ đông nhỏ/thiểu số có được bảo đảm không.

Nói tóm lại, hai chữ “lòng tin” liệu có được gây dựng và duy trì trong họ hay không mới mang tính quyết định.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng việc CPH với những doanh nghiệp hấp dẫn (như Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn, Hà Nội, các tập đoàn viễn thông) thì nên để đại chúng trong nước mua cổ phần thay vì bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (dù có giá bán cao hơn). Làm thế để trong nước hưởng lợi, trong khi quản trị, công nghệ sản xuất thì trong nước có thể đáp ứng được. Ông có chia sẻ gì với ý kiến này?

Thực ra vẫn còn một số người tiếc nuối, níu kéo tư duy, quan điểm cũ. Nghe thì có vẻ nhân văn, vì lợi ích quốc gia nhưng tôi không đồng tình với cách làm nửa vời như vậy. Nếu DN thực sự hấp dẫn thì giá trị DN sẽ được thị trường định cao một cách tương xứng và ở đây, Nhà nước sẽ thu được tối đa tiền bán cổ phần. Tiền này chính là tiền của dân và cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân.

Điểm tôi muốn nhấn mạnh ở đây là việc CPH các DNNN hãy để thị trường định đoạt. Thị trường sẽ giúp chúng ta huy động và phân bổ một cách tối ưu những nguồn lực tài chính hiếm hoi trong nền kinh tế.

Quốc Thanh

chính phủ



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98