NT2: Lợi nhuận đột biến liệu có còn duy trì?

30/06/2015 13:00
30-06-2015 13:00:00+07:00

NT2: Lợi nhuận đột biến liệu có còn duy trì?

Kết quả kinh doanh đột biến giúp cổ phiếu NT2 tăng giá gấp 5 lần chỉ trong vòng 1 năm trở lại đây. Tuy nhiên, đà tăng này liệu có còn tiếp tục duy trì hay không khi mà các yếu tố đột biến qua đi?

Năm 2014 tăng trưởng đột biến từ đâu?

Thay đổi thời gian khấu hao. Từ ngày 01/07/2014, CTCP Điện Lực Dầu Khí Nhơn Trạch 2 (HOSE: NT2) đã thay đổi thời gian khấu hao tài sản cố định là máy móc thiết bị hình thành từ việc đầu tư xây dựng Nhà máy điện Tuabin khí Chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2, từ 10 năm lên tới 14 năm. Điều này giúp cho chi phi khấu hao giảm 145.8 tỷ đồng trong năm 2014, kéo theo biên lợi nhuận gộp của NT2 tăng trưởng mạnh so với thời gian trước.

Biên lợi nhuận gộp, EBIT và EBITDA của NT2
(%)
(Nguồn: VietstockFinance)

Hồi tố giá điện. Việc ghi nhận 658 tỷ đồng hồi tố giá điện từ EVN cũng góp phần không nhỏ vào doanh thu bán điện năm 2014, bởi trong giai đoạn 2011-2013, EVN và NT2 vẫn chưa có hợp đồng mua bán điện chính thức mà chỉ có giá tạm tính.Trong khi giá bán chính thức được ký cao hơn nhiều so với giá tạm tính giúp NT2 ghi nhận toàn bộ khoản tiền này vào kết quả kinh doanh năm 2014.

Lãi do chênh lệch tỷ giá. Trong năm 2014, NT2 được hưởng lợi lớn do lãi chênh lệch tỷ giá lên tới 403 tỷ đồng so với khoản lỗ tỷ giá năm 2013 là 280 tỷ đồng.

Liệu có còn yếu tố bất ngờ trong 2015?

Tiếp tục hưởng lợi từ thay đổi thời gian khấu hao. Việc thay đổi cách phân bổ mới chỉ diễn ra từ tháng 07/2014 đã giúp NT2 giảm được 145.8 tỷ đồng chi phí khấu hao trong năm 2014. Vậy trong năm 2015, việc áp dụng chính sách khấu hao mới cho cả năm sẽ giúp lợi nhuận NT2 tăng mạnh hơn.

Lãi chênh lệch tỷ giá. Trong quý 1/2015, NT2 tiếp tục được hưởng lợi lớn về tỷ giá khi đồng EUR có xu hướng giảm giá mạnh hơn so với đà tăng của USD, khi lãi chênh lệch tỷ giá lên tới 314 tỷ đồng.

Đến hết ngày 31/03/2015, NT2 có tổng khoản nợ lên tới 6,594 tỷ đồng với nợ vay dài hạn là 5,590 tỷ đồng và 1,004 tỷ đồng nợ ngắn hạn. Trong đó, nợ vay bằng đồng ngoại tệ lên đến 93.3% tổng nợ dài hạn tương ứng với 146.1 triệu USD và 133.5 triệu EUR.

Chi tiết nợ vay của NT2
(Nguồn: VietstockFinance)

Với việc Fed nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất đồng USD từ giờ tới cuối năm trong khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tiếp tục chính sách kích thích kinh tế cùng vấn đề nợ Hy Lạp sẽ khiến đồng EUR giảm giá. Những diễn biến trái chiều này sẽ ảnh hưởng mạnh tới lợi nhuận của doanh nghiệp khi nếu xét trong Q1/2015 thì lãi chênh lệch tỷ giá đã chiếm 62.4% lợi nhuận ròng.

Trong 3 năm trở lại đây, chi phí lãi vay của NT2 phải trả không dưới 200 tỷ đồng, tạo nên một gánh nặng không nhỏ và khiến lợi nhuận trong những năm 2011-2013 chỉ trên dưới chục tỷ. Tuy nhiên, với hoạt động kinh doanh hiệu quả, gánh nặng này đang ngày một “vơi dần”.

Không còn khoản hồi tố giá điện. Không còn yếu tố này, nhiều khả năng doanh thu và lợi nhuận của NT2 trong năm 2015 giảm mạnh so với năm 2014. Điều này có thể thấy rõ trong kế hoạch kinh doanh năm 2015 của NT2 khi doanh thu kế hoạch đề ra chỉ 5,970 tỷ đồng, giảm 15.5% so với năm 2014.

Giảm chi phí tài chính. Trong giai đoạn 2011-2014, mỗi năm nhà máy phải phân bổ khoảng 126 tỷ lỗ chênh lệch tỷ giá trong quá trình xây dựng cơ bản vào chi phí tài chính. Tuy nhiên, phần lỗ chênh lệch này sẽ chỉ còn khoảng 66 tỷ đồng. Vì vậy, chi phí tài chính sẽ giảm 60 tỷ đồng so với các năm trước và kết thúc quá trình phân bỗ lỗ này trong năm 2015.

Bắt đầu chịu thuế TNDN. Từ năm 2015 trở đi, NT2 bắt đầu phải chịu TNDN 5% cho 9 năm tới so với thời gian miễn thuế trước đó khiến cho lợi nhuận ròng giảm đi nhiều.

Về năng lực cốt lõi. NT2 là doanh nghiệp điện niêm yết lớn thứ 2 trên sàn chứng khoán, chỉ sau PPC, có nhà máy nhiệt điện khí có công suất lớn thứ 3 Việt Nam với vị trí lý tưởng khi nằm trong trung tâm phụ tải của Đông Nam Bộ, nơi tập trung rất đông các nhà máy, khu công nghiệp với nhu cầu tiêu thụ điện cao. Tuy nhiên, nhà máy đã gần như hoạt động hết công suất nên chỉ ổn định quanh định mức 4.7 tỷ Kwh. Mặc dù đã có lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh nhưng để phát triển thực sự có lẽ cần thời gian từ 7-10 năm nữa để hoàn thiện. Vì vậy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi của NT2 vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào việc đàm phán giá bán điện với EVN.

Áp lực chốt lời lớn

Việc giá cổ phiếu NT2 đã tăng giá rất mạnh, gấp 5 lần trong khoảng 1 năm trở lại đây, mang lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho các cổ đông sở hữu lâu năm. Với diễn biến giá tích cực như vậy, lần lượt các cổ đông như PVPower đã bán ra 7,17 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 60%, VNPT thoái vốn sau khi bán gần 5 triệu cổ phiếu, Electric Power Development chuyển nhượng 12.5 triệu cổ phiếu.

Diễn biến giao dịch của NT2 trong 1 năm

(Nguồn: http://ptkt.vietstock.vn )

Mặc dù có những lo ngại nhất định khi có sự thoái vốn hàng loạt của các cổ đông lớn nhưng có thể thấy đây đơn giản chỉ xuất phát từ áp lực chốt lời hơn là một sự “tháo chạy”. Ngoài ra, việc PVPower hay VNPT thoái vốn còn xuất phát từ yêu cầu tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ.

Minh chứng rõ nét nhất cho sự hấp dẫn của cổ phiếu này là việc các cán bộ lãnh đạo của NT2 vẫn liên tục đăng ký mua vào trong thời gian từ 12/06-11/07 với tổng cộng 90.5 ngàn cổ phiếu, hay các quỹ đầu tư thuộc Dragon Capital hay VFM đã nhận chuyển nhượng 12.5 triệu cổ phiếu NT2 từ Electric Power Development.

Hải Dương







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Pomina xin gia hạn báo cáo kiểm toán năm 2023, có nguy cơ bị hủy niêm yết?

CTCP Thép Pomina (HOSE: POM) một lần nữa chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2023, từ đó có thể dẫn tới nguy cơ hủy niêm yết với POM, vì cổ phiếu này đã nằm trong diện...

Theo dấu dòng tiền cá mập 29/03: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục hành động trái chiều

Tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại có phiên thứ 2 liên tiếp hành động trái ngược nhau. Trong phiên 29/03, tự doanh mua ròng gần 75 tỷ đồng trong khi khối...

Doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị phạt gần 100 triệu đồng

Ngày 27 và 28/03, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với...

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98