Chứng khoán Tháng 07/2015: Kết quả kinh doanh quý 2 sẽ tạo sóng?

06/07/2015 13:07
06-07-2015 13:07:38+07:00

Chứng khoán Tháng 07/2015: Kết quả kinh doanh quý 2 sẽ tạo sóng?

Môi trường kinh doanh cải thiện hứa hẹn sẽ giúp kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục duy trì khả quan. Đây là động lực giúp sắc xanh duy trì trên thị trường trong tháng 07.

Tháng 06: Khối ngoại tiếp tục “nâng” thị trường

(1) Hiện tượng “xanh vỏ - đỏ lòng” tái diễn. Các chỉ số thị trường nới rộng đà tăng trong tháng 06. Cụ thể, VN-Index tăng mạnh 4.12% và kết thúc tháng ở mức 593.05 điểm; trong khi HNX-Index tăng 2.05% lên 84.94 điểm. Tuy thị trường tăng điểm nhưng đà tăng tập trung chủ yếu ở nhóm Large Cap với mức tăng tổng cộng 10.46%; trong khi nhóm Mid Cap chỉ tăng nhẹ 1.94% còn VS-Small Cap và VS-Micro Cap giảm lần lượt 0.37% và 1.61%.

(2) Giao dịch diễn biến tích cực. Đáng chú ý là giao dịch thị trường tiếp tục diễn ra sôi động trong tháng 06. So với tháng trước, khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình tháng 06 trên HOSE tăng mạnh 30.9% đạt 127.9 triệu đơn vị/phiên; khối lượng khớp lệnh trung bình trên HNX tăng 29.8%, tương ứng với 57.3 triệu đơn vị/phiên.

(3) Điểm nhấn của giao dịch chứng khoán trong tháng 06:

Nhóm cổ phiếu Ngân hàng trở lại kéo thị trường. Nhóm cổ phiếu Large Cap tiếp tục tăng mạnh trong tháng 06 và ảnh hưởng tích cực lên các chỉ số thị trường. Trong đó, nhóm cổ phiếu Ngân hàng vẫn là điểm sáng lớn nhất với đà tăng tập trung ở VCB, CTG, BID, MBB, ACB, STB....

Đà tăng của nhóm cổ phiếu Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ tâm lý thị trường, nhưng sức lôi kéo của nhóm Ngân hàng cũng như nhóm Large Cap đã giảm dần về cuối tháng. Việc một số cổ phiếu lớn tiếp tục duy trì sắc xanh đã giúp các chỉ số thị trường tăng điểm trước xu hướng chốt lời gia tăng (ngay cả một số cổ phiếu thuộc nhóm cổ phiếu Ngân hàng cũng chịu áp lực chốt lời ở thời điểm này). Điều này đã khiến hiện tượng xanh vỏ - đỏ lòng tái diễn. Do đó, không quá bất ngờ khi tâm lý e ngại và thận trọng của giới đầu tư vẫn gia tăng.

Thảo luận nới room nước ngoài thúc đẩy dòng tiền đầu cơ. Giao dịch của nhóm cổ phiếu nóng như Chứng khoán, Xây dựng và Bất động sản... diễn ra tích cực trong tháng 06 trước những thảo luận liên quan đến việc: (1) nới room sở hữu của khối ngoại, (2) thông tin liên quan đến việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh đó, việc Fed quyết định không tăng lãi suất trong tháng 06 cũng giúp cho giới đầu tư giảm bớt e ngại về dòng tiền khối ngoại và đẩy mạnh giao dịch ở nhóm cổ phiếu nóng.

Hoạt động bán khi thông tin thực xuất hiện được kích hoạt. Về phía cuối tháng, hoạt động chốt lời gia tăng mạnh hơn ở hầu hết các nhóm cổ phiếu, đặc biệt là khi thông tin nới room được chính thức công bố.

Khối ngoại duy trì lực mua tích cực. Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh thu gom cổ phiếu trên cả hai sàn. Cụ thể, trong tháng 06, họ đã mua ròng hơn 1,080 tỷ đồng trên HOSE (1,551 tỷ đồng nếu loại bỏ giao dịch thoả thuận đột biến) và gần 437 tỷ đồng trên HNX. Hoạt động gom hàng của khối ngoại tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu tài chính như Ngân hàng, Chứng khoán và Bảo hiểm. Do đó, không quá bất ngờ khi giao dịch khối ngoại có ảnh hưởng mạnh lên thị trường trong tháng 06.

Trên HOSE, cổ phiếu được khối ngoại mua ròng mạnh nhất trong tháng 06 là STB với hơn gần 658 tỷ đồng, tiếp đó là SSI với 517 tỷ đồng, VCB với 122 tỷ đồng, BID với 106 tỷ đồng; trong khi bán ròng mạnh nhất thuộc về VIC với 471 tỷ đồng chủ yếu thông qua giao dịch thoả thuận, PPC với 91.3 tỷ đồng và HPG với 66 tỷ đồng. Nếu loại bỏ giao dịch đột biến ở VIC thì khối ngoại đã mua ròng tổng cộng 1,551 tỷ đồng trên HOSE.

Trên HNX, khối ngoại mua mạnh ở PVS với gần 185 tỷ đồng, tiếp đến là VND với 54 tỷ đồng, VCG với 48 tỷ; trong khi bán ròng mạnh ở SCR với 10.7 tỷ đồng và PGS với 6.8 tỷ đồng.

Tháng 07: Kết quả kinh doanh quý 2/2015 sẽ tạo sóng?

Chúng tôi cho rằng các yếu tố sau đây sẽ chi phối xu hướng của TTCK Việt Nam trong tháng 07/2015.

(1) Chờ đợi thông tin “rõ ràng” hơn về nới room. Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-Cp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Theo đó, hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực đều được nới room tối đa 100%, ngoại trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài mà chưa có quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa 49%.

Với các thông tin hiện có thì rất khó để nhà đầu tư biết được đâu là các cổ phiếu sẽ hưởng lợi từ thông tin này. Do đó, nhiều khả năng những thảo luận xung quan thông tin này sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng lên một số cổ phiếu trên thị trường.

(2) Kết quả kinh doanh 6T/2015 sẽ duy trì tích cực? Trong tháng 07, thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh sẽ là chủ đề nổi bật của thị trường. Với môi trường kinh tế tiếp tục có chuyển biến tích cực được thể hiện qua GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6.28%, cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2010. Điều này giúp cho kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2/2015 và 6 tháng của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục khả quan. Bên cạnh đó, các yếu tố chi phí sản xuất như lãi vay vẫn duy trì ở mức thấp. Mặc dù chịu sức ép từ việc gia tăng đồng loạt của giá điện, nước, xăng trong thời gian gần đây nhưng nhiều khả năng các yếu tố này chưa thể ảnh hưởng quá nhiều lên kết quả quý 2.

Như thường lệ, nhóm cổ phiếu bluechip sẽ tiếp tục được ưu tiên để ý trước mỗi mùa công bố kết quả kinh doanh. Ngoài ra, vẫn còn các nhóm cổ phiếu đáng chú ý như:

- Nhóm cổ phiếu Ngân hàng sẽ tiếp tục là tâm điểm khi những chuyển biến khả quan hơn của các doanh nghiệp có thể sẽ giúp ngân hàng hưởng lợi. Tuy vậy, nợ xấu vẫn sẽ là yếu tố được giới đầu tư quan tâm theo sát.

- Nhóm cổ phiếu Dầu khí chịu ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ từ diễn biến giá dầu thế giới. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nhóm vẫn sẽ duy trì tích cực nhờ việc triển khai thực hiện nhiều dự án của ngành. Đây cũng sẽ là nhóm cổ phiếu cần chú ý trong mùa công bố thông tin này.

- Nhóm cổ phiếu Bất động sản cũng trở thành tâm điểm khi hoạt động bán hàng của ngành diễn ra tích cực hơn rất nhiều. Cụ thể, báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết dự báo trong 6 tháng đầu năm đã có hơn 14,000 giao dịch bất động sản thành công, Trong đó bao gồm 7,500 giao dịch tại Hà Nội, tăng 2.5 lần so với 2014 và 7,050 giao dịch tại TP HCM, tăng 2.8 lần. Giá căn hộ tiếp tục tăng từ 3-5%. Mức tăng này tập trung tại một số dự án đang chuẩn bị hoàn thành, những dự án có tiến độ nhanh, vị trí đẹp, hạ tầng tốt. Bên cạnh sự ấm lên của thị trường bất động sản thì (1) luật sửa đổi kinh doanh bất động sản mới được áp dụng, (2) gói hỗ trợ 20,000 tỷ đang được thảo luận cũng sẽ tạo thêm sức hút cho nhóm cổ phiếu này.

(3) Tiếp tục dõi theo TPP. Thị trường sẽ tiếp tục trông ngóng những diễn tiến liên quan đến việc đàm phán hiệp định TPP, dù thông tin này sẽ không ảnh hưởng quá mạnh và đồng loạt lên thị trường do đã phần nào được hấp thụ vào giá cổ phiếu.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Cổ phiếu Chứng khoán là điểm sáng lớn nhất. Nếu quan sát Bảng phân loại tài sản theo tỷ suất sinh lợi VS-Sector Index, chúng ta có thể nhận thấy sự dịch chuyển rất đáng chú ý. Nhà đầu tư liên tục mua mạnh những cổ phiếu thuộc nhóm ngành tài chính mà tiêu biểu nhất là ngành Chứng khoán. Ngành này luôn nằm trong nhóm dẫn đầu của thị trường trong những tháng gần đây.

Bảng tỷ suất sinh lợi VS-Sector Index trong 4 tháng gần nhất (Nguồn: VietstockTrader)

VN-Index – Test vùng kháng cự mạnh. Sự biến động của VN-Index trong tháng 06/2015 là khá tích cực nhưng cũng đi kèm với những phiên sụt giảm mạnh bất ngờ (thrust down).

Sự tăng trưởng liên tục đã khiến VN-Index vượt vùng 597-605 điểm. Đây là vùng có khối lượng tích lũy lớn nên có độ tin cậy cao.

Do vùng 597-605 điểm bị phá vỡ hoàn toàn nên mục tiêu tiếp theo sẽ là vùng 630-645 điểm. Dự kiến nếu thanh khoản liên tục duy trì trên mức trung bình 20 phiên (tương đương 125 triệu đơn vị) thì khả năng bứt phá sẽ tăng cao.

Xu hướng giảm dài hạn đã bị đảo ngược vì VN-Index phá vỡ hoàn toàn các đường trung bình SMA300, SMA100, SMA200 (vùng 570 - 585 điểm). Vì vậy, rủi ro đã giảm xuống khá nhiều.

HNX-Index – Thanh khoản giảm nhẹ khiến rủi ro tăng lên. HNX-Index đã vượt lên trên đường trendline kháng cự trung hạn (tương đương vùng 81-82.5 điểm) sau đợt tăng mạnh tháng 05/2015. Hiện nay ngưỡng này sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho HNX-Index nếu quá trình điều chỉnh tiếp diễn trong thời gian tới.

Chỉ báo PSAR thu hẹp khoảng cách với giá và cho tín hiệu mua. Điều này cho thấy rủi ro đang giảm dần trong ngắn hạn.

Một yếu tố cũng rất đáng chú ý là chỉ báo Relative Strength Index đã rơi xuống mức trung bình sau nhiều phiên điều chỉnh mạnh. Nếu Relative Strength Index duy trì trên mức 50 thì rủi ro không quá lớn.

Tuy nhiên, lo ngại lớn nhất là việc thanh khoản đang giảm dần qua các phiên. Nếu quá trình này vẫn tiếp diễn thì nguy cơ lao dốc mạnh sẽ rất cao.

Phòng Nghiên cứu Vietstock







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (17)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98