Cảng Hải Phòng: “Ông lớn” ngành cảng có điểm gì cuốn hút?

11/08/2015 13:00
11-08-2015 13:00:32+07:00

Cảng Hải Phòng: “Ông lớn” ngành cảng có điểm gì cuốn hút?

Với 327 triệu cp chính thức giao dịch 12/08 với giá tham chiếu 16,500 đồng/cp, CTCP Cảng Hải Phòng (HNX: PHP) sẽ gia nhập những doanh nghiệp có vốn hóa trên 5,000 tỷ đồng.

Cảng Hải Phòng đang là "món hàng nóng" với các nhà đầu tư nội lẫn ngoại

Theo thông tin ghi nhận, Cảng Hải Phòng do Pháp xây dựng từ năm 1874 và chuyển giao lại cho chính quyền cách mạng năm 1955 sau khi Hải Phòng hoàn toàn được giải phóng. Từ những năm 1960, Cảng Hải Phòng bắt đầu được xây dựng và cải tạo lại theo thiết kế quy hoạch nâng cấp cảng do Liên Xô giúp đỡ. Từ năm 1960 đến 1985, Cảng Hải Phòng hình thành thêm khu vực Cảng Vật Cách, khu vực Cảng Đoạn Xá và Cảng Chùa Vẽ.

Tháng 4/2014, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) ra quyết định về việc phê duyệt phương án và chuyển công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng thành CTCP. Đến ngày 14/5, Cảng Hải Phòng đã thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Được biết, Vinalines hiện đang là cổ đông lớn nhất của CTCP Cảng Hải Phòng khi nắm giữ đến 309.6 triệu cp, tương ứng với tỷ lệ sớ hữu lên đến 94.68% của đơn vị này.

* Vinalines không muốn bán hết Cảng Hải Phòng

* Vinalines muốn giữ cảng, bán tàu

 

Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động bốc xếp hàng hóa của Cảng Hải Phòng có tỷ trọng cao nhất, chiếm 77% doanh thu thuần 6 tháng cuối năm 2014 do đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Cảng Hải Phòng với nhiều hệ thống cầu cảng hiện đại như Cảng Hoàng Diệu, Cảng Chùa Vẽ, Cảng Tân Vũ.

Doanh thu hoạt động lưu kho bãi có tỷ trọng cao thứ hai, chiếm 15.45% doanh thu thuần 6 tháng cuối năm 2014 do Cảng Hải Phòng có lợi thế diện tích kho bãi khoảng 521,570 m2. Doanh thu hoạt động lai dắt, hỗ trợ và hoạt động kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ trọng không lớn, từ 2-4% doanh thu thuần các năm.

Trong 6 tháng cuối năm 2014, doanh thu thuần hợp nhất của Cảng Hải Phòng ghi nhận hơn 1,000 tỷ đồng, trong đó doanh thu công ty mẹ là 710.7 tỷ đồng chiếm 71%. Cơ cấu doanh thu thuần của các hoạt động chính với bốc xếp (759 tỷ), lưu kho bãi (121 tỷ), kinh doanh dịch vụ (59.6 tỷ), lai dắt hỗ trợ (49 tỷ), kiểm đếm và chuyển tải (11.2 tỷ).

Còn trong nửa đầu năm nay, Cảng Hải Phòng ghi nhận hơn 1,184 tỷ đồng doanh thu. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đến 1,154 tỷ đồng, tức gia tăng tỷ trọng lên 97.5% trong cơ cấu tổng doanh thu của đơn vị này.

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bốc xếp dỡ hàng, dịch vụ hỗ trợ tại cảng và kho bãi nên chi phí nguyên liệu đầu vào, dịch vụ thuê và mua ngoài chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng.

Chi phí nguyên vật liệu phát sinh như chi phí xăng dầu, chi phí điện… chiếm tỷ lệ 11% trong chi phí sản xuất kinh doanh. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng sự biến động giá cả nguyên vật liệu về xăng, dầu… và các nguyên liệu khác trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Qua 6 tháng đầu năm 2015, tỷ trọng giá vốn hàng bán có xu hướng giảm và chỉ còn 65.6% doanh thu thuần. Chi phí quản lý, chi phí tài chính chiếm tỷ trọng tương đối ổn định.

Trong năm 2015, Cảng Hải Phòng đề ra kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 1,720 tỷ và 380 tỷ đồng. Mức chi trả cổ tức trong năm này là 6%. Qua nửa đầu năm, Cảng Hải Phòng ghi nhận 148.6 tỷ đồng lợi nhuận, theo đó chỉ thực hiện được hơn 39% kế hoạch đề ra.

Cũng trong năm nay, Cảng Hải Phòng dự kiến sẽ chi hơn 185 tỷ và 155 tỷ đồng để đầu tư Cần trục giàn QC cho chi nhánh Cảng Tân Vũ (phục vụ xếp dỡ tại cầu 7) và Dự án đầu tư cần trục giàn RTG. Bên cạnh đó, Cảng Hải Phòng sẽ đầu tư khá lớn vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt nhất là 50 tỷ cho Bãi hậu phương bến 5,6 (Chi nhánh Cảng Tân Vũ) và gần 87 tỷ đồng để cải tạo kéo dài bến phụ, Chùa Vẽ về thượng lưu.

Nhiều lợi thế, cũng lắm nỗi lo…

Hiện Cảng Hải Phòng có tổng cộng 21 cầu trong đó 13 cầu làm hàng container và 8 cầu là hàng bách hóa, hàng rời với tổng chiều dài hơn 3.5 km. Tại đây, Cảng Hải Phòng trang bị 8 chiếc trục QC xếp dỡ container sức nâng đến 40 tấn, 16 cần trục giàn RTG. Bên cạnh đó, Cảng Hải Phòng hiện đang có thuận lợi lớn từ lợi thế là Cảng biển cửa ngõ khu vực phía Bắc với bề dày 128 năm hình thành và phát triển, là doanh nghiệp giàu kinh nghiệm nhất trong ngành khai thác cảng. Đồng thời Cảng Hải Phòng cũng là Cảng lớn nhất miền Bắc có công suất khai thác lớn.

Với những lợi thế trên, Cảng Hải Phòng hiện đang chiếm đến 30-35% thị phần trong khu vực. Dự kiến đến hết năm 2015, các cảng khu vực Hải Phòng đạt trên 73 triệu tấn; với mức tăng trưởng đạt 12-13%/năm thì thị phần của Cảng Hải Phòng đạt 33% tương đương 23.5 triệu tấn hàng thông qua Cảng (tăng trên 19%).

Cảng Hải Phòng hiện đang chiếm đến 30-35% thị phần trong khu vực

Cảng Hải Phòng là cảng tổng hợp quốc gia, cảng cửa ngõ quốc tế (IA) trong tương lai sẽ đẩy mạnh phát triển tại 2 khu vực như: (1) Khu vực Lạch Huyện: sẽ được sử dụng làm hàng tổng hợp, container xuất nhập khẩu cho tàu với tải trọng 100,000 DWT, 4,000 – 6,000 TEU; (2) Khu vực Đình Vũ: chủ yếu làm hàng tổng hợp, container có các tàu 20,000 – 30,000 DWT (giảm tải). trong đó, dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện là một trong những dự án trọng điểm được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn sắp tới.

Song ở chiều ngược lại, yếu tố bất lợi tác động đến khả năng vận hành và tình hình kinh doanh của Cảng Hải Phòng cũng không ít. Khu vực Hải Phòng hiện có trên 40 bến tàu, bến cảng có quy mô khác nhau đang cạnh tranh với Cảng Hải Phòng, trong đó nhiều cảng có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Một số cảng có vốn góp của các công ty vận tải, đại lý tàu biển, vì vậy có nhiều lợi thế thu hút nguồn khách hàng thông qua các công ty vận tải, đại lý tàu biển. Trong cơ chế thị trường, những bến cảng quy mô nhỏ sẵn sàng cạnh tranh bằng chính sách giá thấp, gây nhiều sức ép lên giá cước và doanh thu của CTCP Cảng Hải Phòng.

Ngoài ra, với vị thế là một doanh nghiệp do Nhà nước nắm vốn chi phối, CTCP Cảng Hải Phòng có trách nhiệm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - chính trị, an ninh quốc phòng khi phải tổ chức tiếp nhận các loại tàu, mặt hàng không có doanh thu hoặc chi phí khai thác cao nhưng giá cước thấp như tàu chở thiết bị quân sự, tàu khách ngoại giao… Các hoạt động này không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty nhưng có ý nghĩa chính trị - xã hội, thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế thành phố và toàn khu vực. Đồng thời việc duy trì khai thác loại hàng bách hóa có giá cước thấp nhưng chi phí sản xuất cao là gánh nặng không nhỏ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Cảng Hải Phòng.

Gia Nguyên







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch REE Nguyễn Thị Mai Thanh nói về khó khăn mảng điện 2024

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 29/03, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) đã có những chia sẻ về ngành điện -...

Vietnam Airlines tăng trưởng doanh thu hơn 30% trong năm ngoái, quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc

Trong năm 2023, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu hợp nhất từ hoạt động kinh doanh chính đạt 92,231 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3,885 tỷ đồng. Các kết quả này đều cải...

Vượt lên tình hình khó khăn thế giới, Viettel Global tăng trưởng bứt phá

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã qua kiểm toán. Theo đó, cả doanh thu và lợi nhuận...

IDI kế hoạch lãi sau thuế 2024 gấp 3 lần

Sau một năm kinh doanh không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng trưởng nhảy vọt.

Chủ tịch VNDIRECT gửi tâm thư về sự cố hệ thống bị hacker tấn công

Mới đây, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã gửi đi tâm thư nói về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch tại VND...

Một cổ phiếu bất động sản tăng vọt hơn 20% từ đầu năm, kế hoạch lãi tăng 41%

Hưởng lợi từ hai dự án lớn, giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) tăng nóng hơn 20% từ đầu năm. Công ty đặt kế hoạch lãi ròng 2024 đạt 199 tỷ đồng, tăng...

Phó Tổng GVR: Giá cao su vẫn sẽ ở mức cao ít nhất đến tháng 5, 6

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1, ông Trần Thanh Phụng - Phó Tổng Giám đốc GVR đã có những chia sẻ về tình hình giá cao su tăng mạnh gần đây và dự báo về giá cao...

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 4,000 tỷ, chia cổ tức 25%

Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

GVR: Xấp xỉ 25,000ha đất cao su được chuyển đổi, bổ sung 650ha đất cho 3 khu công nghiệp

Ngoài thông qua nội dung các tờ trình, ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) diễn ra sáng 29/03 còn đáng chú ý...

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98