EFI: Gom cổ phiếu, xoay chuyển cán cân quyền lực

17/08/2015 13:55
17-08-2015 13:55:00+07:00

Cán cân quyền lực tại EFI và “ván bài” thâu tóm đất vàng? (Kỳ 2)

EFI: Gom cổ phiếu, xoay chuyển cán cân quyền lực

* Kỳ 1: Mâu thuẫn nội bộ, chây ì tổ chức ĐHĐCĐ

Song song với sự mâu thuẫn đang tiến tới cao trào tại HĐQT của CTCP Đầu tư Tài chính Giáo dục (HNX: EFI) thì một vài cổ đông đang mải miết “gom hàng” trên sàn chứng khoán.

Diễn biến giá cổ phiếu EFI kể từ đầu năm 2015 đến nay
Bất chấp tình cảnh giao dịch kém sôi động, cổ phiếu EFI vẫn “lừng lững” đi từ mức hơn 6,000 đồng/cp lên trên 9,000 đồng/cp, tương ứng với mức tăng hơn 30% kể từ đầu năm.

Nhân tố mới xuất hiện

Bắt đầu từ cuối tháng 03/2015, cổ đông cá nhân Nguyễn Quang Vinh đã miệt mài mua vào cổ phiếu EFI. Từ ngày 26/03, sau khi mua thêm 70,700 cp PVR, ông Vinh trở thành cổ đông lớn của EFI với tổng sở hữu 577,000 cp, tương đương 5.3% vốn, đồng thời mở đầu cho giai đoạn gom hàng liên tục. Đến ngày 11/06, ông Vinh đã nâng sở hữu lên 1,480,600 cp, tương đương 13.61%, và trở thành cổ đông lớn nhất tại thời điểm hiện nay (NXBGD VN sở hữu 12.81%).

Giao dịch của cổ đông cá nhân Nguyễn Quang Vinh kể từ cuối tháng 03/2015 đến nay
Đến ngày 11/06, ông Vinh đã nâng sở hữu lên 1,480,600 cp, tương đương 13.61%, đồng thời cũng trở thành cổ đông lớn nhất tại thời điểm hiện tại của EFI.

Một cá nhân khác cũng xuất hiện trong danh sách cổ đông lớn của EFI là ông Nguyễn Mạnh Hà, sau khi mua thêm 19,400 cp tại ngày 14/04, ông Hà đã nâng sở hữu lên 547,300 cp, tương đương 5.03%.

Không chỉ có các cổ đông cá nhân tỏ ra hứng thú với EFI, CTCP Kinh doanh DV Cao cấp Dầu khí Việt Nam (HNX: PVR) cũng liên tục tăng sở hữu cổ phiếu này trong thời gian gần đây. Theo công văn gửi EFI yêu cầu tổ chức ĐHĐCĐ bất thường, nếu tính trong thời gian 6 tháng sở hữu, PVR chỉ nắm giữ 290,000 cp EFI, tương đương 2.67%. Tuy nhiên, hiện tại, PVR đang sở hữu tới 764,800 cp, tương đương 7.03% và cũng góp mặt trong danh sách cổ đông lớn (trước đó từ 17/04 – 15/05, PVR đăng ký mua thêm 544,000 cp nhưng bất thành do giá cp không như kỳ vọng).

Một cổ phiếu ở một lĩnh vực không thuộc “hàng hot” trên thị trường, cùng với đó là thanh khoản lèo tèo chỉ vài chục nghìn cp được trao tay mỗi phiên nhưng đã chứng kiến động thái “gom hàng” và sự xuất hiện đến 3 cổ đông lớn mới toanh trong danh sách chỉ trong một thời gian ngắn là điều khá đặc biệt.

Cán cân quyền lực đang xoay chuyển

Việc nắm giữ này có lẽ không chỉ mang phong cách đầu tư đơn giản bởi những tín hiệu đầu tiên cho thấy sự xoay chiều “cán cân quyền lực” tại EFI đã bắt đầu lộ diện. Theo đó, ứng viên sẽ được nhóm cổ đông lớn đại diện bởi PVR đề cử bầu bổ sung thành viên HĐQT tại ĐHĐCĐ bất thường là ông Phạm Quang Vinh, cũng chính là cổ đông lớn nhất của EFI tính đến thời điểm hiện tại. Mặc dù nắm giữ tới hơn 13% nhưng ông Vinh phải được để cử thông qua nhóm cổ đông lớn đại diện bởi PVR là do thời gian chính thức trở thành cổ đông lớn chỉ từ cuối tháng 03/2015, tính đến thời điểm hiện tại mới hơn 4 tháng (theo quy định phải đủ 6 tháng).

Như đã phân tích ở bài trước, cơ cấu thành viên HĐQT của EFI hiện có thể chia làm 2 nhóm: Nhóm thành viên HĐQT có liên quan đến NXBGD VN và nhóm thành viên HĐQT “ngoại đạo”. Như vậy, nếu ông Vinh trở thành thành viên HĐQT trong đợt bầu bổ sung tại ĐHĐCĐ bất thường sắp tới, nhóm PVR hoàn toàn có thể chiếm quá bán trong các quyết định đưa ra bởi các cuộc họp HĐQT sau đó.

Không chỉ có khả năng nắm đa số “ghế” trong HĐQT mà xét theo tỷ lệ sở hữu, nhóm có liên quan đến PVR đang có phần ưu thế hơn so với cổ đông lớn NXBGD VN (nếu tính riêng sở hữu của PVR – American LLC và ông Nguyễn Quang Vinh tại thời điểm hiện tại đã chiếm tới 28.69%). Do vậy, “tiếng nói” của PVR tại EFI sẽ có sức nặng không chỉ trong HĐQT mà còn trong các phiên họp ĐHĐCĐ sắp tới.

Có thể thấy, nhiều khả năng việc lo sợ cán cân quyền lực tại EFI xoay chuyển là mấu chốt lý giải tại sao HĐQT liên tục tìm cách trì hoãn triệu tập ĐHĐCĐ bất thường bầu bổ sung thành viên HĐQT, trong khi các cổ đông lớn lại tỏ ra “quyết liệt” trong việc tổ chức Đại hội.

Lý do sau cùng của cuộc ganh đua này có lẽ nằm tại mắt xích quan trọng thể hiện mối quan hệ hiện nay giữa NXBGD VN – EFI – PVR, 3 công ty nằm ở 3 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, nhưng cùng với đó là những toan tính liên quan đến một “khu đất vàng” tại Hà Nội.

Đón đọc Kỳ 3: "Ván bài” thâu tóm đất vàng? (Đăng ngày 18/08/2015)

  Đăng Tùng







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ 2024 Tracodi: Đặt kế hoạch doanh thu 1,920 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 230.5 tỷ

Ngày 17/4, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HOSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) – đã tổ chức thành...

FPT Retail lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cổ phần chuỗi dược phẩm Long Châu

Chiều ngày 17/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Capitaland Tower lỗ gần 2,700 tỷ đồng năm 2023, âm vốn chủ

Năm 2023, Capitaland Tower tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 2,700 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 762 tỷ đồng, phát sinh khoản nợ trái phiếu hơn 12,200 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ phái sinh của DNSE gần như bằng 0

Trả lời cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra vào 16/4, Ban lãnh đạo DNSE cho biết dự tính lợi nhuận Quý I, kế hoạch sử dụng vốn sau IPO, giải...

Huy động nhiệt điện tăng, PPC lãi gấp 4 lần cùng kỳ

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) có một kỳ kinh doanh tăng trưởng lớn về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

ĐHĐCĐ FPT Retail: Muốn thành công ty healthcare, đóng tiếp cửa hàng không hiệu quả

Đó là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức chiều ngày 17/04.

Chứng khoán Yuanta báo lãi quý 1 gần gấp đôi, dư nợ cho vay tăng 27%

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 thể hiện kết quả khả quan với lãi sau thuế tăng 92%, đạt 37 tỷ đồng.

Một công ty thép thực hiện 50% kế hoạch lãi năm 2024 sau 1 quý

Sau khoảng thời gian lỗ kéo dài, CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) đã trở lại mạch báo lãi quen thuộc trong 2 quý gần nhất.

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 58%, tăng vốn lên 5,000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 20/04 tới.

D2D báo lãi quý 1 giảm 84%, nhưng dự kiến lãi gần 800 tỷ từ khu dân cư Lộc An giai đoạn 2

Ngay quý đầu năm 2024, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) đã ghi nhận lãi sau thuế giảm 84% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lượng tiền mặt giảm gần...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98