Câu chuyện về phát triển con người ở bất động sản Phát Đạt

16/10/2015 08:00
16-10-2015 08:00:00+07:00

Câu chuyện về phát triển con người ở bất động sản Phát Đạt

Trong bối cảnh phục hồi của thị trường bất động sản hiện nay, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) không chỉ chú trọng đến việc phát triển các dự án chất lượng cao, quy mô lớn mà còn đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực. Chiến lược nguồn nhân lực được doanh nghiệp này xác định là một trong những lĩnh vực trọng tâm và là nền tảng để có thể tạo nên sự đột phá lẫn sự bền vững cho Phát Đạt trong tương lai.

Định hình “người Phát Đạt”

Không chỉ với Phát Đạt, có lẽ câu chuyện về nguồn nhân lực là thách thức và trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác. Song, tại Phát Đạt, không chỉ là trăn trở, mà từ rất sớm, đầu tư để phát triển nguồn nhân lực được đặt thành kế hoạch hành động cụ thể, từ định hướng chiến lược đến phương pháp triển khai. Đặc biệt, trong giai đoạn toàn thị trường bất động sản chìm trong khủng hoảng, ban lãnh đạo Công ty đã quyết định dùng khoảng thời gian này để tái cấu trúc và bồi dưỡng nguồn nội lực, với mục tiêu hàng đầu là xây dựng cơ chế đào tạo thế hệ lãnh đạo trẻ - những người hội đủ năng lực và phẩm chất cho nhu cầu phát triển trong bối cảnh thị trường mới.

Trong tầm nhìn chiến lược đó, Phát Đạt đã quyết định xây dựng bộ quy chuẩn về “người Phát Đạt”. Những tiêu chí về trình độ, kỹ năng, phẩm chất, tầm nhìn cá nhân… để trở thành một nhân sự phù hợp với văn hoá và triết lý phát triển của Công ty được xác định một cách cụ thể. Bộ quy chuẩn này bao gồm nhiều cấp độ nhân sự, được dùng làm cơ sở để tuyển chọn, đào tạo và đánh giá từ cấp quản lý đến nhân viên.

Ban lãnh đạo Công ty tham gia thảo luận “Chuẩn mực người Phát Đạt”

Đề triển khai định hướng trên, Công ty này ban hành Bộ quy tắc ứng xử - Những chuẩn mực dành cho “người Phát Đạt” và một kế hoạch truyền thông - đào tạo tương thích được triển khai dài hạn và xuyên suốt. Chương trình này bắt đầu từ năm 2011, được triển khai mạnh vào 2013 – 2014 và vẫn được tiếp tục cho đến nay.

Bộ quy tắc ứng xử - Những chuẩn mực dành cho “người Phát Đạt” gồm từng hạng mục chi tiết để áp dụng phù hợp cho các cấp độ nhân sự khác nhau, từ nhân viên bình thường đến lãnh đạo nhóm, quản lý cấp trung và cấp cao. Nội dung đào tạo cũng được trải rộng từ kiến thức chuyên môn, phương pháp làm việc hiệu quả đến các kỹ năng mềm.  Các chương trình đào tạo được thiết kế chuyên sâu với thời gian và thời lượng đủ để tạo nên hiệu quả tác động và thay đổi trên từng cá nhân…

Đến nay, sau nhiều nỗ lực đầu tư, văn hoá ứng xử theo chuẩn mực “người Phát Đạt” đã được hình thành rõ nét trong toàn đội ngũ nhân viên của Công ty. 4 thông điệp chính mà mỗi “người Phát Đạt” đều theo đuổi là: “Học hỏi và dám thay đổi”, “Sáng tạo trong công việc”, “Hành xử chân thành và công bằng”, “Tôn trọng cam kết”…

Gieo trồng những “hạt giống lãnh đạo”

“Làm sao để có được một thế hệ quản lý trẻ, đủ năng lực để không chỉ kế thừa mà còn tạo nên sức bật mới cho doanh nghiệp” luôn là mối quan tâm lớn của ông Nguyễn Văn Đạt – người sáng lập, chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty.

Một Phát Đạt “mới” với những nhà lãnh đạo trẻ…

Từ nhiều năm trước, khi Phát Đạt đang trên đà phát triển bùng nổ, vấn đề này đã được đặt ra. Lộ trình lựa chọn, đào tạo những nhân tố có tiềm năng và phẩm chất vượt trội cũng đã được triển khai từ rất sớm với mục tiêu: Trong vòng 5 năm tới, Phát Đạt phải có được một đội ngũ quản lý và điều hành độ tuổi trung bình dưới 35, có trình độ chuyên môn vững vàng, vượt trội về tầm nhìn, năng lực sáng tạo, năng lực lãnh đạo, khả năng ngoại ngữ… Ban lãnh đạo hiện thời của Phát Đạt đánh giá rằng chỉ có lực lượng trẻ ấy mới có thể mang đến cách tư duy và nguồn sức mạnh mới, phù hợp cho sự phát triển của Phát Đạt trong môi trường kinh doanh mang tính toàn cầu.

Tuy vậy, không có nghĩa Phát Đạt coi thường sức mạnh của kinh nghiệm, xoá bỏ vai trò và công sức của thế hệ lãnh đạo đã góp phần tạo dựng và phát triển Công ty đến ngày hôm nay.  Các nhân vật này vẫn tiếp tục đóng góp hiệu quả trên những vai trò phù hợp nhất cho họ và cho Công ty, như trở thành người đào tạo, dẫn dắt và cố vấn trực tiếp cho những người kế thừa vị trí của mình. Quá trình này giúp Công ty tập hợp được ưu điểm và kinh nghiệm của thế hệ trước lẫn sức bật và tư duy mới của những người trẻ tuổi.

Đây là một quá trình đầy thách thức. Vì vậy, Phát Đạt cũng xác định rằng đây sẽ là một con đường dài để đi, cần tiến hành với tầm nhìn dài hạn, kiên trì và nhất quán. Trên con đường đó, chắc chắn sẽ có thành quả lẫn “nỗi đau” và sự rơi rụng. Nhưng xây dựng thành công một thế hệ đủ tầm nhìn và nội lực để đưa Phát Đạt đến những mục tiêu lớn được xác lập là nhiệm vụ mà công ty chắc chắn phải làm.

Cho đến nay, Ban lãnh đạo của Phát Đạt cho biết Công ty vẫn chỉ mới ở giai đoạn đầu của chiến lược phát triển con người. Việc tìm kiếm, bổi dưỡng, đào tạo, vẫn được tiến hành xuyên suốt. Những “hạt giống” đầu tiên, vượt qua được những thách thức lớn, đáp ứng được toàn bộ quá trình đào tạo và đang từng bước trở thành những người quản lý trẻ, ngày càng tự tin, đóng góp hữu hiệu cho quá trình phát triển Công ty là những thành quả đáng khích lệ đầu tiên.

Phương Châu



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Bộ Chính trị quyết định khiển trách ông Đào Ngọc Dung, cảnh cáo đối với bà Phạm Thị Hải Chuyền và ông Huỳnh Văn Tí. Riêng ông Lê Viết Chữ bị đề nghị khai trừ ra...

Khởi tố, bắt khẩn cấp lãnh đạo Tập đoàn Tâm Lộc Phát

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP. Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở làm việc của CTCP Tập đoàn Tâm Lộc Phát. Đồng...

Tổng Giám đốc Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh bị đình chỉ chức vụ, nắm bao nhiêu cổ phần công ty?

Ngoài vai trò Tổng Giám đốc và đại diện pháp luật (theo giấy phép kinh doanh thay đổi gần nhất vào tháng 10/2022), ông Nguyễn Nhật Anh còn nắm lượng lớn cổ phần tại...

Nữ cựu chủ tịch Vimedimex được đề nghị án treo

Cáo buộc vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản gây thiệt hại tài sản nhà nước, VKS đề nghị bị cáo Nguyễn Thị Loan, cựu chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn...

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng lên tiếng vì bị nhầm ảnh với chủ tịch Tập đoàn Thuận An

Bị đăng nhầm ảnh với ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An, người vừa bị khởi tố, bắt tạm giam - ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Chứng khoán...

Chủ tịch Thuận An Group Nguyễn Duy Hưng bị bắt

Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thuận An Group, bị bắt với cáo buộc vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ.

Thu nhập Chủ tịch CKG “khủng” cỡ nào?

Năm 2023, thu nhập Chủ tịch HĐQT CKG Trần Thọ Thắng đạt con số 11.7 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ đồng/tháng và chiếm hơn một nửa thu nhập của HĐQT, BKS và Ban Điều...

Bắt nguyên Phó Tổng giám đốc LDG

Ông Nguyễn Quốc Vy Liêm - nguyên Phó Tổng giám đốc CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG) đã có hành vi lừa dối khách hàng tại dự án Khu dân cư Tân Thịnh (huyện Trảng Bom...

Bị cáo Trương Mỹ Lan lĩnh án tử hình

Sau khi xem xét, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình cho 3 tội danh, buộc bồi thường gần 677.000 tỷ đồng.

PSD vội vã thay Chủ tịch mới

Ngày 09/04, CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (HNX: PSD) cập nhật một số nội dung tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024, trước thời điểm họp chỉ 3 ngày, gây chú ý...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98