Hơn 687 triệu cp đã rời sàn trong năm 2015

30/12/2015 14:02
30-12-2015 14:02:00+07:00

Hơn 687 triệu cp đã rời sàn trong năm 2015

Cụm từ “hủy niêm yết” trong những năm gần đây dường như đã quá quen thuộc đối với thị trường chứng khoán bởi số lượng doanh nghiệp rời sàn vẫn duy trì ở mức cao và chính yếu vẫn là do hoạt động kinh doanh yếu kém.

Nếu như năm 2011, số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết chỉ đếm trên đầu ngón tay thì sang năm 2012 đã vọt lên con số 22 khiến thị trường đầy choáng váng. Tuy nhiên, 2012 chỉ mới là năm “bản lề” cho việc doanh nghiệp lũ lượt rời sàn bởi từ năm 2013 đến 2015 đều duy trì trên mức 30 doanh nghiệp. Mức kỷ lục vẫn đang ghi nhận cho năm 2013 với 37 đơn vị bởi đây chính là thời điểm doanh nghiệp thể hiện sự rệu rã rõ nét nhất, cũng chính là lúc việc tái cơ cấu đến mức cao trào trước khủng hoảng kinh tế.

Đến năm 2015, nhà đầu tư phải nói lời chia tay hơn 687 triệu cổ phiếu, tương ứng với 33 mã chứng khoán, bao gồm cả hàng chất lượng cao chủ động về “ở ẩn” lẫn hàng kém chất lượng chịu sự đào thải mạnh mẽ của thị trường. Nếu như trên HOSE lý do của việc hủy niêm yết chủ yếu là tự nguyện hoặc sáp nhập thì trên HNX lại khác – do chính nội tại hoạt động kinh doanh yếu kém.

Số lượng doanh nghiệp hủy niêm yết trong 5 năm qua

Khi hầu hết các doanh nghiệp đã gỡ bỏ được phần nào sự lúng túng trong việc công bố thông tin như là nguyên nhân dẫn đến quyết định hủy niêm yết thì đến lượt những đơn vị đành nói lời chia tay “sân chơi” này vì các quy định về niêm yết không còn phù hợp với hướng đi của họ. Bởi thế, có tới 7 doanh nghiệp trên HOSE (chiếm 21%) đã tự nguyện rời sàn trong năm nay khiến không ít cổ đông tiếc nuối.

Tất nhiên, khi mục tiêu lên sàn đã không đạt được kết quả như doanh nghiệp mong đợi là kênh huy động vốn thì doanh nghiệp có quyền từ giã để tránh được việc rớt giá cổ phiếu theo xu hướng chung của thị trường và giữ được thương hiệu của mình. Thậm chí còn tránh được nguy cơ bị thâu tóm cũng như không bị lộ những chiến lược hoạt động từ “áp lực công bố thông tin” như ông chủ Thủy sản Minh Phú (MPC) chia sẻ.

7 doanh nghiệp hủy niêm yết tự nguyện trong năm 2015

Cũng có 3 doanh nghiệp hủy niêm yết bởi lý do sáp nhập vào đơn vị khác, trong đó NHSSEC được quy về một mối với BHSSBT - cùng thuộc nhóm thành viên mía đường của Thành Thành Công.

Riêng Chứng khoán Hải Phòng (HPC) do quá khó khăn đã phải sáp nhập vào Chứng khoán Á Âu (AAS) để nhằm làm “sạch” bảng cân đối kế toán. Bởi HPC có lỗ lũy kế hơn 200 tỷ đồng phát sinh trong giai đoạn 2008 – 2011, trong khi nếu duy trì hoạt động kinh doanh như hiện tại thì phải tới 10 năm nữa Công ty mới có thể xóa sạch khoản lỗ này. Đồng thời, việc treo hơn 200 tỷ lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính sẽ khiến hoạt động của HPC gặp nhiều vướng mắc, từ vấn đề chia cổ tức cho đến tăng vốn…

3 doanh nghiệp hủy niếm yết để sáp nhập trong năm 2015

Chiếm tới 70% số doanh nghiệp hủy niêm yết còn lại thuộc về nhóm có hoạt động kinh doanh bê bết đến mức lỗ vượt vốn hay lỗ 3 năm liên tiếp, cũng như vi phạm nghiêm trọng công bố thông tin. Trong đó, Việt An (AVF) gây choáng váng cho nhà đầu tư nhất bởi bất ngờ báo lỗ năm 2014 gần 1,000 tỷ đồng cùng với sự “biến mất” khó hiểu của vị Chủ tịch Lưu Bách Thảo. Cổ đông cũng đã tính đến phương án AVF bị phá sản nhưng hiện tại doanh nghiệp này vẫn đang hoạt động gia công dù lỗ quý này qua quý khác.

Còn lại đa phần doanh nghiệp đã thể hiện rõ sự rệu rạo của mình từ năm 2013 khi hoạt động kinh doanh liên tục thua lỗ và ngốn hết cả vốn của cổ đông như VST, HLA

23 doanh nghiệp hủy niêm yết trong năm 2015 do lỗ 3 năm liên tiếp/ lỗ vượt vốn







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ELC muốn tạo "mưa" cổ phiếu, nâng vốn điều lệ vượt ngàn tỷ

CTCP Công Nghệ - Viễn Thông Elcom (HOSE: ELC) sắp phát hành 1 triệu cp ESOP, thời gian nhận tiền mua từ 15-24/04/2024. Chưa dừng lại ở đó, ELC còn có kế hoạch tạo...

Liên tục thua lỗ, một công ty thép cùng lúc rơi vào diện cảnh báo và kiểm soát

Ngày 04/04, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đưa cổ phiếu của CTCP Đại Thiên Lộc (HOSE: DTL) vào diện cảnh báo và kiểm soát từ ngày 11/04, sau khoảng...

Cổ phiếu Nước giải khát Chương Dương giảm kịch sàn trước tin bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SCD của CTCP Nước giải khát Chương Dương do lỗ ba năm liên tục và vốn điều lệ âm...

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm quy định về việc nộp báo cáo tài chính kiểm toán.  

Lỗ vượt vốn điều lệ, một cổ phiếu ngành nhựa có nguy cơ bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây thông báo về khả năng hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), sau 2 năm Công ty...

SPC vào diện cảnh báo, nối dài chuỗi ngày bị cắt margin

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (HNX: SPC) vào diện cảnh báo, đồng thời bổ sung lý do...

Từ 20/03, gần 15.7 triệu cp TKC giao dịch trở lại trên UPCoM, định giá chưa đến 19 tỷ đồng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo gần 15.7 triệu cp của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (TKC) sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM...

Hơn 304 triệu cổ phiếu HPX thoát diện đình chỉ giao dịch

Ngày 14/03, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) ra khỏi diện đình chỉ giao dịch. Theo đó, hơn 304 triệu cp...

SD2 nối dài chuỗi ngày bị cảnh báo sau nhiều năm vướng ý kiến kiểm toán ngoại trừ

Ngày 13/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo duy trì diện cảnh báo với cổ phiếu của CTCP Sông Đà 2 (UPCoM: SD2) do có trên 3 năm vướng ý kiến kiểm...

Kiểm toán chấp thuận toàn phần và lợi nhuận dương trở lại, KDM thoát diện kiểm soát

Ngày 05/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu KDM của CTCP Tập đoàn GCL ra khỏi diện bị kiểm soát, hiệu lực từ ngày 07/03.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98