Cổ phiếu bất chợt bị hủy niêm yết: UPCoM đã là cửa thoát?

14/04/2016 11:27
14-04-2016 11:27:34+07:00

Cổ phiếu bất chợt bị hủy niêm yết: UPCoM đã là cửa thoát?

Theo quy định mới, những cổ phiếu bị hủy niêm yết trên các sàn giao dịch (HNX hay HOSE) đều được Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) tự động chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký chứng khoán sang UPCoM. Có lẽ đây chính là cửa thoát cuối cùng cho nhà đầu tư lỡ sở hữu những cổ phiếu gặp biến cố bất ngờ như vậy.

Có khá nhiều nguyên nhân khiến một cổ phiếu bị hủy niêm yết nhưng tựu trung lại có hai dạng là công ty chủ động xin hủy niêm yết sau khi được ĐHĐCĐ thông qua (hủy niêm yết tự nguyện) và dạng thứ hai là công ty bị nhận "trát" hủy niêm yết cổ phiếu từ Sở giao dịch chứng khoán (hủy niêm yết bắt buộc).

Đối với trường hợp tự nguyện, để được hủy niêm yết, doanh nghiệp cần có phương án giải quyết quyền lợi cổ đông sau khi hủy để trình Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận. Một số trường hợp hủy niêm yết tự nguyện trên sàn như Nhựa Tân Tiến (TTP) hay Thủy sản Minh Phú (MPC) đều có thông báo doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ bảo đảm quyền lợi cho cổ đông trước 1 năm thời điểm chính thức hủy. Do vậy, nếu doanh nghiệp tự nguyện hủy niêm yết thì các cổ đông nhỏ, lẻ không cần quá lo ngại vấn đề tiền bị chôn hay khó mua bán sau đó.

Ở trường hợp bắt buộc thì quả là một bài toán nan giải bởi thế bị động hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư. Tuy nhiên, áp theo quy định mới thì vấn đề cổ phiếu hủy niêm yết đã “dễ thở” và tạo được lối thoát cho nhà đầu tư. Điển hình như việc bị hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu KTB của Đầu tư Khoáng sản Tây Bắc và PTK của Luyện kim Phú Thịnh gần đây do vi phạm công bố thông tin nghiêm trọng.

Ngày 26/02/16 có lẽ là ngày bất ngờ lớn đối với cổ đông của hai công ty này khi HOSE công bố quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu KTB và PTK sau 3 phiên giao dịch tới.

Với những thông tin được công bố trước đó, kết quả kinh doanh của cả KTB lẫn PTK không phải là quá tệ, hằng năm vẫn có lãi dù ít nhưng đều đặn và không có lỗ lũy kế. Thế nhưng, thị giá cổ phiếu lao dốc rất mạnh và doanh nghiệp bất ngờ rơi vào khoảng trống thông tin kể từ quý 2/2015. Cụ thể, KTB đã chậm nộp BCTC quý 2/2015 và “giấu nhẹm” BCTC trong các kỳ kế toán tiếp theo dù cho HOSE liên tục gửi văn bản nhắc nhở. PTK thì cho đến hiện nay vẫn chưa công bố BCTC quý 2/2015 hay các báo cáo cần công bố sau đó. Do liên tục vi phạm công bố thông tin nên HOSE đã ra quyết định tạm dừng giao dịch KTB và PTK từ 15/12/2015 và đến 03/03/2016 thì chính thức hủy niêm yết.

Khác với trước đây, khi bị hủy niêm yết bất ngờ như vậy thì nhà đầu tư khó kịp thoát hàng và phải chịu chôn vốn trong thời gian khá lâu. Còn cổ phiếu KTB và PTK ngay sau đó đều được VSD chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký chứng khoán từ HOSE sang UPCoM. Chưa đầy 2 tuần sau kể từ ngày bị hủy niêm yết, KTB và PTK đã chính thức giao dịch trên UPCoM. Khi được giao dịch trở lại, KTB đã từng đạt được mức giá cao nhất 3,100 đồng/cp, hơn gấp 3.8 lần giá lúc hủy niêm yết và PTK thì lên 2,400 đồng/cp, gấp 2.8 lần.

KTB và PTK chính là hai trường hợp đầu tiên áp dụng theo những điểm mới trong quy chế tổ chức và quản lý thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết tại HNX mới ban hành vào 05/02/2016. Cụ thể, những công ty đại chúng hủy niêm yết sau ngày 01/01/2016, trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của VSD về việc chuyển dữ liệu đăng ký, lưu ký chứng khoán từ thị trường niêm yết sang UPCoM, HNX ban hành quyết định chấp thuận đăng ký giao dịch và ngày giao dịch đầu tiên là ngày làm việc thứ 5 sau đó. Trong khi những công ty đại chúng chưa niêm yết hoặc hủy niêm yết trước ngày 01/01/2016 thì trình tự cần thiết là chính công ty phải nộp hồ sơ đăng ký giao dịch.

Nếu theo quy định cũ, các nhà đầu tư sở hữu KTB và PTK sẽ phải ôm mớ “giấy” cho đến khi chính lãnh đạo công ty nộp hồ sơ đăng ký giao dịch trên UPCoM hoặc niêm yết lại hoặc có đối tác muốn mua lại. Ví như Tấm lợp VLXD Đồng Nai (DCT) đã hủy niêm yết bắt buộc tại HOSE vào ngày 08/05/2015 do lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ nhưng mới nộp hồ sơ niêm yết gần đây và chính thức giao dịch vào 07/04/2016.

Cửa tử vẫn còn đó!

Hiện nay, biên độ giao dịch trên UPCoM là 15% mỗi phiên (trong khi HNX là 10% và HOSE là 7%). Đây là biên độ khá cởi mở, qua đó cơ hội kiếm lời và rủi ro của nhà đầu tư cao hơn. Nhưng hạn chế trên thị trường này chính là việc công bố thông tin khá là lỏng lẻo khi chỉ cần công bố BCTC kiểm toán năm, báo cáo thường niên, ĐHĐCĐ thường niên, thông tin hoạt động chào bán và báo cáo sử dụng vốn, tỷ lệ sở hữu nước ngoài và các thông tin bất thường khác (theo Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK).

Về sàn UPCoM đồng nghĩa rằng cổ phiếu vẫn tiếp tục được giao dịch, nhà đầu tư vẫn còn “đất” để mua bán cổ phiếu, chỉ khác biệt là “sân chơi” mới sẽ mang những luật lệ khác biệt. Dẫu vậy, “cửa tử” của cổ phiếu vẫn còn đó mà nhà đầu tư cần lưu ý.

Theo quy định, những cổ phiếu được chấp thuận đăng ký giao dịch trên UPCoM sẽ bị tạm ngừng giao dịch nếu rơi vào một trong 4 trường hợp: (1) giá, khối lượng giao dịch có biến động bất thường; (2) tổ chức đăng ký giao dịch vi phạm nghiêm trọng các quy định về công bố thông tin trên TTCK; (3) thực hiện tách, gộp cổ phiếu, bị tách doanh nghiệp; (4) trong trường hợp HNX xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư sau khi UBCKNN chấp thuận.

Đồng thời, bị hủy đăng ký giao dịch nếu không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng; chấm dứt tồn tại do bị sáp nhập, hợp nhất, chia, giải thể hoặc phá sản hay bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập.

Như trường hợp của KTB và PTK, “chân ướt chân ráo” trên sàn UPCoM chưa tròn tháng mà cả hai mã cổ phiếu đã cùng bị HNX cho tạm ngừng giao dịch từ ngày 13/04/2016 với lý do để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và đã được UBCKNN chấp thuận./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

VGP lại rơi vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Cảng Rau Quả (HNX: VGP) vào diện cảnh báo, do chậm nộp BCTC kiểm toán năm 2023 quá 15 ngày so...

Hơn 2.2 triệu cp DPC sẽ bị hủy niêm yết từ 14/05

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 16/04 thông báo toàn bộ hơn 2.2 triệu cp của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC) sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 14/05, do lỗ lũy kế...

ELC muốn tạo "mưa" cổ phiếu, nâng vốn điều lệ vượt ngàn tỷ

CTCP Công Nghệ - Viễn Thông Elcom (HOSE: ELC) sắp phát hành 1 triệu cp ESOP, thời gian nhận tiền mua từ 15-24/04/2024. Chưa dừng lại ở đó, ELC còn có kế hoạch tạo...

Liên tục thua lỗ, một công ty thép cùng lúc rơi vào diện cảnh báo và kiểm soát

Ngày 04/04, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đưa cổ phiếu của CTCP Đại Thiên Lộc (HOSE: DTL) vào diện cảnh báo và kiểm soát từ ngày 11/04, sau khoảng...

Cổ phiếu Nước giải khát Chương Dương giảm kịch sàn trước tin bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SCD của CTCP Nước giải khát Chương Dương do lỗ ba năm liên tục và vốn điều lệ âm...

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm quy định về việc nộp báo cáo tài chính kiểm toán.  

Lỗ vượt vốn điều lệ, một cổ phiếu ngành nhựa có nguy cơ bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây thông báo về khả năng hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), sau 2 năm Công ty...

SPC vào diện cảnh báo, nối dài chuỗi ngày bị cắt margin

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (HNX: SPC) vào diện cảnh báo, đồng thời bổ sung lý do...

Từ 20/03, gần 15.7 triệu cp TKC giao dịch trở lại trên UPCoM, định giá chưa đến 19 tỷ đồng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo gần 15.7 triệu cp của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (TKC) sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM...

Hơn 304 triệu cổ phiếu HPX thoát diện đình chỉ giao dịch

Ngày 14/03, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) ra khỏi diện đình chỉ giao dịch. Theo đó, hơn 304 triệu cp...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98