IPO và thoái vốn là một cơ hội mới cho các nhà đầu tư

11/05/2016 18:33
11-05-2016 18:33:00+07:00

IPO và thoái vốn là một cơ hội mới cho các nhà đầu tư

Theo báo cáo về chuyên đề “IPO và thoái vốn Nhà nước” do CTCK Maritime (MSI) thực hiện, các doanh nghiệp cổ phần hoá được xem là một cơ hội mới cho các nhà đầu tư.

Theo MSI, tính đến cuối tháng 4/2016, thị trường chứng khoán đã có 692 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX, 291 mã đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM, 1,457 mã cổ phiếu OTC và gần 600 loại trái phiếu niêm yết. Tuy nhiên, số lượng cổ phiếu niêm yết và giao dịch vẫn còn quá ít so với tổng số lượng các doanh nghiệp và CTCP đang hoạt động trong nước do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới khiến nền kinh tế trong nước gặp khó khăn, các doanh nghiệp chỉ ưu tiên duy trì sản xuất kinh doanh và chưa có kế hoạch huy động vốn để mở rộng hoạt động, tiêu chuẩn niêm yết nâng cao khiến một số công ty không đáp ứng được các chỉ tiêu nên không thể lên niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán….

Có thể thấy tiềm năng tăng trưởng của TTCK Việt Nam còn rất lớn khi: (1) nguồn cung cho TTCK còn rất nhiều do lượng doanh nghiệp chưa cổ phần hóa (CPH) và niêm yết còn rất lớn, (2) lượng các tài khoản mở mới tại các CTCK ngày càng tăng cho thấy đầu tư chứng khoán đang là một xu hướng đầu tư mới của các nhà đầu tư (NĐT) bên cạnh các lựa chọn đầu tư truyền thống (đầu tư vàng, bất động sản…) và (3) lượng lớn dòng tiền từ các quỹ đầu tư, tổ chức và cá nhân ở nước ngoài tiếp tục đổ về thị trường Việt Nam cho thấy nguồn cầu cũng đang tăng khá mạnh …

Do đó, Chính phủ tiếp tục đưa ra các giải pháp mang tính đồng bộ như đẩy mạnh và quyết liệt thực hiện CPH gắn với niêm yết, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của NĐT để tăng thanh khoản, hoàn thiện các chính sách pháp lý và quy định tiêu chuẩn cho TTCK...

Theo đó, tổng số phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp thực hiện trong năm 2015 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2015, ghi nhận 143 phiên với tổng lượng cổ phần chào bán là 1.52 tỷ cổ phần. Tuy nhiên kết quả đạt được lại thấp hơn năm 2014 khi tỷ lệ bán thành công năm 2015 chỉ là 43.9% (lượng cổ phần bán được là 667.4 triệu cổ phần), tổng giá trị vốn huy động được là 10,395.8 tỷ đồng (giảm 5.6%) và giá trị bình quân của mỗi phiên là 72.7 tỷ đồng (giảm 34.7% so với năm trước).  Năm 2015 cũng là năm đầu tiên cho phép đấu giá cổ phần theo lô.

MSI cũng chỉ ra lý do khiến việc IPO và thoái vốn thất bại là Nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát sau khi thực hiện IPO (tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 51% trở lên), khiến các NĐT nội ngoại không muốn đầu tư vào công ty khi họ không có vai trò đủ mạnh trong việc quản trị doanh nghiệp, cũng như sự e ngại khả năng tăng hiệu quả kinh doanh thấp, khó chuyển sang mục tiêu kinh doanh khác. Bên cạnh đó, bản thân doanh nghiệp IPO chưa chuẩn bị kỹ khiến NĐT bị thiếu thông tin. Một số công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ, đầu tư ngoài ngành có hiệu quả kém, không có tiềm năng tăng trưởng và chiến lược phát triển… khiến cổ phần không hấp dẫn NĐT...

500 doanh nghiệp IPO trong 2016-2020

MSI cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 500 doanh nghiệp thực hiện IPO trong giai đoạn này với tổng số vốn huy động cho ngân sách Nhà nước ước tính vào khoảng 40,000 tỷ đồng. Việc IPO được thực hiện theo lộ trình với mục tiêu gắn liền cổ phần hóa doanh nghiệp với niêm yết cổ phiếu.

Theo Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp, trong giai đoạn 2016-2020, TP.HCM sẽ sắp xếp 46 DNNN, trong đó thực hiện cổ phần hóa 14 Tổng công ty, công ty mẹ-con. Bên cạnh đó, danh sách các doanh nghiệp (đã niêm yết và chưa niêm yết) mà Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn theo chủ trương của Nhà nước trước năm 2020 như: CTCP Sữa Việt Nam (VNM), CTCP Nhựa Bình Minh (BMP), CTCP FPT (FPT), CTCP Nhựa Thiếu niên tiền Phong (NTP)… đều là những cái tên lớn rất được các NĐT quan tâm theo dõi bởi đây đều là những công ty đầu ngành với kết quả kinh doanh vượt trội và tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn.

Ghi nhận từ đầu năm 2016 đến nay, hoạt động CPH và thoái vốn diễn ra rầm rộ và sôi nổi với những kết quả thành công vượt mong đợi. Theo thống kê, tổng số lượng IPO và thoái vốn thành công (bao gồm tất cả các hình thức đấu giá) trong 4 tháng đầu năm 2016 là 58 doanh nghiệp (HNX: 32, HOSE: 26).

Theo đánh giá của MSI, trong thời gian gần đây, các NĐT, đặc biệt là các NĐT nước ngoài (tổ chức, tập đoàn lớn) đã lựa chọn đầu tư theo một xu hướng mới, đặt “chất lượng” của doanh nghiệp lên hàng đầu. Theo đó, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững chắc, có khả năng sản xuất, cung cấp giá trị/dịch vụ/hàng hóa thực, đủ năng lực để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài... thường đấu giá thành công. Cụ thể, NĐT nội ngoại chú trọng đầu tiên là các công ty có giá trị nội tại cao: thương hiệu được xây dựng và phát triển trong một thời gian dài, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp phong phú, vị thế đầu ngành, lợi thế ngành nghề kinh doanh (ngành độc quyền hoặc quan trọng) giúp ít cạnh tranh, thị phần nội địa lớn, hệ thống phân phối trải dài hợp lý, sản phẩm đa dạng phù hợp với thị hiếu của khách hàng, thị trường tiêu thụ còn nhiều dư địa để tăng trưởng… (điển hình là: VISSAN, Gelex,…). Theo sau đó là những yếu tố cơ bản quan trọng khác như: (1) quỹ đất lớn, không chỉ là tài sản sở hữu mà còn mang lại nhiều cơ hội phát triển thương mại; (2) lĩnh vực kinh doanh chính là những ngành nghề đang phát triển mạnh mẽ hoặc được hưởng ưu đãi từ các chính sách của Chính phủ...

Theo kế hoạch trong năm 2016 sẽ tiếp tục CPH những đơn vị lớn, các công ty trực thuộc Nhà nước và các bộ ngành quản lý với dự báo sẽ rất tiềm năng và thu hút nhiều sự quan tâm từ các NĐT như: Tổng Công ty Bến Thành, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Tổng Công ty Công nghiệp In-Bao bì Liksin, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn (RESCO),...      

        

IPO và thoái vốn là một cơ hội mới cho các nhà đầu tư

Cũng theo MSI, nếu như trước đây, số lượng NĐT cá nhân nhỏ lẻ chiếm phần lớn trong cơ cấu NĐT tham gia hoạt động đấu giá thì nay đã có sự dịch chuyển trong cơ cấu này. Số lượng các NĐT tổ chức (Quỹ đầu tư, Tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân lớn…) đã tăng lên đáng kể và cải thiện tỷ trọng của bộ phận này trong cơ cấu chung. Với những ưu thế vượt trội so với các NĐT cá nhân nhỏ lẻ như: tiềm lực tài chính lớn, khả năng phân tích và đánh giá giá trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, tiếp cận và xử lý thông tin nhanh chóng… các NĐT tổ chức có khả năng mua cổ phần doanh nghiệp thành công cao hơn.

Bên cạnh đó, ngoài sự tham gia mạnh mẽ của các NĐT tổ chức trong nước (Masan, Vingroup…), trong thời gian gần đây, thị trường cũng đang tiếp nhận một lượng vốn rất lớn đến từ các NĐT nước ngoài, phần lớn từ Hàn Quốc (Lotte, CJ Group, Samsung), Nhật Bản (Aeon, Honda, Kirin Holding, Sumitomo), Thái Lan (Berli Jucker BJC, Central Group, Saha Group), Singapore (Dairy Farm)… Mục đích đầu tư chủ yếu của họ là nhằm nhanh chóng thâm nhập vào thị trường Việt Nam, hoặc mở rộng thị phần và quy mô hiện hữu, cũng như khai thác các lợi thế kinh tế mà Việt Nam đang có.

Theo Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), hiện có tổng cộng 19,016 NĐT nước ngoài có mã số GDCK. Từ sau khi Nghị định 60 được công bố, cho phép các doanh nghiệp nâng room cho khối ngoại lên 100% tùy theo ngành nghề kinh doanh đăng ký, đã khiến sự quan tâm của các NĐT nước ngoài dành cho thị trường và doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh rõ rệt.

Và cũng nếu như trong giai đoạn trước đây, các NĐT thường tập trung tìm hiểu và đầu tư vào các công ty niêm yết thì hiện nay họ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp IPO hoặc thoái vốn Nhà nước. Có khá nhiều yếu tố là nguyên nhân cho sự thay đổi này, nhưng chủ yếu là do các chính sách pháp lý được điều chỉnh với phương hướng gắn liền CPH với niêm yết. Do đó sau khi thực hiện CPH, trong thời gian quy định, các công ty sẽ phải niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung, tối thiểu là sàn UPCoM. Điều này tạo sự an tâm cũng như gia tăng thêm lựa chọn cho NĐT.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2011-2015, do tình hình kinh tế chung gặp nhiều khó khăn khiến một số doanh nghiệp lớn không thể thực hiện CPH theo kế hoạch. Cùng với sự quyết liệt đẩy mạnh hoạt động CPH và thoái vốn của Chính phủ, trong thời gian tới, hàng loạt doanh nghiệp lớn và các Tổng công ty tiêu biểu sẽ phải thực hiện IPO hoặc thoái vốn. Đây là yếu tố rất tích cực giúp kích thích đầu tư làm gia tăng dòng tiền đổ vào TTCK.../.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98