Quy mô 'ngoại cỡ' của tập đoàn dầu lửa Saudi Aramco trước thềm IPO

13/05/2016 14:50
13-05-2016 14:50:00+07:00

Quy mô 'ngoại cỡ' của tập đoàn dầu lửa Saudi Aramco trước thềm IPO

Saudi Aramco – tập đoàn dầu mỏ khổng lồ thuộc sở hữu của vương quốc Saudi Arabia - nhiều khả năng sẽ tiến hành IPO trong thời gian tới để bán bớt cổ phần. Tuy vậy, quy mô “ngoại cỡ” của họ đang khiến cho những người đứng đầu quốc gia Trung Đông này rất lúng túng.

* Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco hợp tác chặt chẽ với TQ

* Saudi Aramco tái đánh giá các dự án dầu mỏ

Theo dự kiến, một phần nhỏ lượng cổ phiếu của Saudi Aramco sẽ chính thức bán ra công chúng sớm nhất vào năm 2017. Việc giao dịch có thể diễn ra tại cả 4 sàn chứng khoán: New York, London, Hong Kong và Riyadh (thủ đô của Saudi Arabia).

Dưới đây là 7 con số “biết nói” thể hiện kích cỡ khổng lồ và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của siêu tập đoàn dầu lửa này.

2 nghìn tỷ USD

Phó Thái tử của Vương quốc là Mohammed bin Salman, người đang rất nỗ lực để cải cách nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi giá dầu giảm mạnh, ước tính nếu IPO toàn bộ Saudi Aramco, giá trị của công ty này sẽ đạt tới trên 2 nghìn tỷ USD. Con số này gấp 4 lần giá trị của hãng công nghệ đình đám Apple Inc - cũng là công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới hiện tại, và gấp hơn 5 lần kích cỡ của Exxon Mobil – nhà sản xuất dầu lớn nhất ở phương Tây.

Tuy vậy, giá trị thực tế của Aramco đang là một chủ đề gây tranh luận sôi nổi. Theo Magnus Nysveen, đối tác hàng đầu của hãng Rystad Energy, giá mỗi thùng dầu nên được tính ở mức 70 USD chứ không chỉ 45 USD như vị hoàng tử ước lượng. Trong khi đó Robin Mills, nhà sáng lập kiêm CEO tại Qamar Energy, cho rằng giá trị của Aramco ít hơn nhiều, chỉ khoảng 250 – 400 tỷ USD. Nguyên nhân là họ còn phải trả những khoản thuế cực cao và phải đối mặt với một thị trường suy giảm trong dài hạn.

Tỷ lệ 1/8

Theo hãng Aramco cho biết, cứ 8 thùng dầu được sản xuất trên toàn cầu thì có 1 thùng là do họ khai thác. Điều này có nghĩa là siêu tập đoàn này chiếm 12% tổng sản lượng dầu trên khắp thế giới, nhiều hơn nhiều so với bất cứ hãng sãn xuất của bất cứ quốc gia nào khác.

Tại thời điểm hiện tại, Aramco cho xuất xưởng khoảng 10,3 triệu thùng mỗi ngày. Con số này nhiều gấp hơn 2,6 lần đối thủ nặng ký nhất của họ là Rosneft OAO, “gã khổng lồ” dầu mỏ thuộc sở hữu của nhà nước Liên bang Nga. Nó thậm chí còn nhiều hơn cả sản lượng của tất cả các công ty dầu lửa tại Hoa Kỳ cộng lại.

261 tỷ thùng

Saudi Aramco cho biết lượng dầu dự trữ của họ lên tới 261 tỷ thùng. Con số này nhiều hơn toàn bộ trữ lượng dầu của tất cả các tập đoàn khai khoáng trên khu vực Bắc Mỹ. Nó thậm chí còn lớn gần gấp 10 lần trữ lượng của “đại gia” Exxon Mobil – công ty có vốn hóa thị trường lớn thứ 3 hành tinh chỉ sau Apple và Google.

Thậm chí, trong một bản báo cáo rất uy tín của BP đưa ra thống kê về thị trường dầu mỏ, lượng dầu dự trữ của Saudi Arabia thực tế còn nhiều hơn, tới 267 tỷ thùng – tức xấp xỉ 16% toàn cầu. Tất nhiên không phải tất cả mọi người đều bị thuyết phục con số này là sự thật 100%, nhưng không ai nghi ngờ Aramco luôn là “ông vua không ngai” trên thị trường dầu lửa.

Một triệu thùng

Đó là lượng dầu thô ước tính nước Mỹ phải mua từ “đại gia” Saudi Arabia hàng ngày. Nhật Bản cũng đang nhập khẩu một lượng tương tự từ Aramco. Và Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ nhì thế giới – cũng như vậy.

Theo dữ liệu từ Rystad, hiện tại Trung Quốc đang là khách hàng quốc tế lớn nhất của Aramco, với lượng nhập khẩu 1,4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. 75% trữ lượng “vàng đen” của siêu tập đoàn này được xuất ra quốc tế. Tất nhiên khi bán vào thị trường nội địa, giá dầu của họ đã giảm đi.

93% thuế

Aramco không hề tiết lộ họ phải đóng thuế bao nhiêu. Nhưng theo ông Robin Mills từ hãng Qamar Energy, ước tính thuế suất công ty này đang phải trả lên tới 93%, tức là gần như tất cả doanh thu của họ đều sẽ rơi vào tay Nhà nước hồi giáo Trung đông.

Điều này thật ra cũng không quá bất ngờ. Lĩnh vực dầu mỏ đang chiếm đến 87% các khoản thu cho ngân sách quốc gia Saudi Arabia. Nhưng mức thuế cao đến vậy có thể sẽ ngăn cản các nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu của Aramco khi IPO, do lo ngại sẽ không được chia sẻ lợi nhuận một cách công bằng. Theo ông Mills, quốc gia Trung đông nhiều khả năng sẽ nghĩ lại về mức thuế hiện nay trước khi IPO. “Nếu họ được hạ thuế, họ có thể được định giá đến 2000 tỷ USD” – ông Mills nhận xét.

9,9 USD

Trên thế giới hiện chỉ có Vương quốc Saudi Arabia và người láng giềng Kuwait là có thể sản xuất 1 thùng dầu với chi phí thấp hơn 10 USD. Rất nhiều cường quốc về dầu lửa khác có chi phí cao hơn nhiều, ví dụ Hoa Kỳ cần 36 USD, Anh quốc thậm chí phải bỏ ra tới 52,5 USD. Có nghĩa là những quốc gia khác sẽ bị thiệt hại hết sức nặng nề khi giá dầu xuống quá thấp.

Tất nhiên, doanh thu của Saudi Aramco cũng bị giảm không ít trong tình hình hiện nay, nhưng chưa đến nỗi để họ bị buộc phải giảm sản lượng khai thác xuống. Điều này lý giải vì sao họ vẫn không ngừng “bơm” thêm dầu thô vào thị trường vốn đã cung vượt quá cầu - nó giúp quốc gia Hồi giáo này duy trì thị phần đáng kể của mình so với các đối thủ khác.

65.000 nhân viên

Theo Aramco, họ đang có 65.000 nhân viên toàn thời gian tại đất nước Saudi Arabia có dân số 28 triệu người. Nhưng thực tế công ty này ước tính số lượng việc làm do họ tạo ra, một cách trực tiếp lẫn gián tiếp, phải lên đến 200.000 nhân công. Họ cũng hi vọng sẽ tăng con số nói trên lên thành 500.000 lao động trong thập kỷ tới khi mở rộng lĩnh vực sản xuất, ví dụ như hóa học./.

Ngọc Vũ

TBTC





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...

Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước

Khảo sát của IMF cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 58,4% trong năm 2023, tuy khiêm tốn nhưng là mức...

KPMG và Deloitte đối mặt mức phạt lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán Mỹ

PCAOB đã áp đặt mức phạt 25 triệu USD đối với KPMG chi nhánh Hà Lan và 2 triệu USD đối với các chi nhánh của Deloitte ở Indonesia và Philippines, vì hành vi gian...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98