Cảm hứng Obama và chuyện FDI từ Mỹ

06/06/2016 09:55
06-06-2016 09:55:07+07:00

Cảm hứng Obama và chuyện FDI từ Mỹ

Những cảm hứng mà Tổng thống Barack Obama mang lại trong chuyến công du của ông tới Việt Nam liệu có khơi nguồn cho dòng vốn đầu tư trực tiếp từ quốc gia này chảy mạnh vào Việt Nam?

* Obama đến Việt Nam và TPP

* Ông Obama nói gì trước khi rời Việt Nam?

* Ông Obama nói khi còn trẻ mình cũng rất ham chơi

* Toàn văn phát biểu của Tổng thống Obama trước 2.000 người ở Mỹ Đình

Chúng ta cần hợp tác nhiều hơn để tạo ra và đem lại những cơ hội thịnh vượng thực sự cho người dân hai nước

Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nói, sự thân thiện của Việt Nam đã “chạm tới trái tim tôi”, có lẽ ông biết rằng, những gì ông thể hiện trong những ngày công du tại Việt Nam cũng sẽ chạm tới những trái tim Việt Nam. Sự hứng khởi là điều nhìn thấy rõ.

“Cảm hứng Obama”

Phải thừa nhận rằng, vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ – Barack Obama – rất biết cách để truyền cảm hứng tới những người dân Việt Nam trong chuyến công du 3 ngày tới Việt Nam. Từ việc chính thức công bố, nước Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam – rào cản cuối cùng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước – để hoàn thiện chặng đường từ một quốc gia cựu thù trở thành một đối tác toàn diện của Việt Nam, tới việc đã có bài phát biểu rất cảm động trước hàng nghìn người Việt Nam về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó có việc trích dẫn cả áng thơ bất hủ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt…

“Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt lên ý chí của người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền ấy do người dân Việt Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam. Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Tôi không còn nhiều thời gian nữa trong nhiệm kỳ của mình, nhưng tôi mong muốn mình có thể đóng góp nhiều hơn cho quan hệ hai nước. Chúng ta cần hợp tác nhiều hơn để tạo ra và đem lại những cơ hội thịnh vượng thực sự cho người dân hai nước”. Khi những lời này của Tổng thống Obama cất lên, cả hội trường với hàng nghìn người ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình vỗ tay vang dội.

Cứ nhìn cái cách những người dân Việt Nam đón chào Tổng thống Obama thế nào cũng đủ thấy ông đã mang tới một nguồn cảm hứng lớn, nguồn cảm hứng mang tên Obama tới Việt Nam. Nguồn cảm hứng ấy đã mang lại những kỳ vọng to lớn trong thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư song phương.

“Với tư cách là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP. Điều này sẽ giúp Việt Nam không phải phụ thuộc thương mại với một quốc gia duy nhất nào. TPP cũng sẽ giúp thúc đẩy hợp tác vùng, giúp các bạn giải quyết các vấn đề bình đẳng kinh tế, thúc đẩy nhân quyền, giúp cho người lao động có điều kiện lao động an toàn hơn… Đây là tương lai, hy vọng mà TPP mang lại cho chúng ta. Tất cả các quốc gia thành viên phải cam kết thực hiện các mục tiêu mà TPP đặt ra”, ông Obama nói.

Trên thực tế, một trong những trọng điểm quan tâm của dư luận trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama lần này chính là TPP, làm sao để hiệp định này sớm được thông qua và có hiệu lực. Bởi đúng như ông Obama đã nói, TPP sẽ “hỗ trợ thay đổi các mặt quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và giảm thuế liên quan đến hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam”.

Hầu hết các nhà đầu tư Mỹ, cùng một số chính trị gia đi cùng Tổng thống Obama sang Việt Nam lần này, khi tham gia sự kiện gặp gỡ doanh nghiệp đôi bên “Đưa quan hệ thương mại lên một tầm cao mới” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Phòng thương mại Mỹ (Amcham) tại Việt Nam tổ chức, đều có cùng quan điểm như trên.

Cũng chính nguồn cảm hứng Obama là lý do để các doanh nghiệp Việt – Mỹ đồng loạt ký kết hàng loạt thỏa thuận mà nếu được thực hiện, sẽ mang lại niềm “hứng khởi mới” cho hợp tác thương mại và đầu tư song phương.

Nhưng điều quan trọng là, sau cảm hứng Obama này, quá trình hiện thực hóa các cam kết sẽ đến đâu?

Với tư cách là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP. Điều này sẽ giúp Việt Nam không phải phụ thuộc thương mại với một quốc gia duy nhất nào

Hiện thực hóa “giấc mơ Mỹ”

Hàng loạt thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp Việt – Mỹ đã được ký kết nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Obama. Lớn nhất là hợp đồng VietJet mua 100 máy bay Boeing và động cơ Pratt&Whitney với tổng giá trị lên tới trên 14 tỷ USD. Tiếp đó là hợp đồng hợp tác phát triển năng lượng gió giữa Genaral Electric (GE) và Chính phủ Việt Nam, quy mô 1.000 MW, vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD.

Cùng với đó, Hồ Tràm Strip ở Bà Rịa – Vũng Tàu công bố rót thêm 75 triệu USD để xây dựng tòa tháp thứ hai của dự án, nhằm nâng tổng số phòng khách sạn lên 1.100 phòng… Công ty Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân cũng đã ký hai hợp đồng lớn mua các tấm pin năng lượng mặt trời với trị giá 35 triệu USD để phục vụ cho các dự án của họ ở Quảng Ngãi và Ninh Thuận. Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Honeywell, biên bản ghi nhớ giữa PVN và công ty Murphy về khai thác dầu khí, cũng như biên bản ghi nhớ về nhà máy biomass nhằm phát triển điện sinh khối tại Việt Nam cũng đã được các bên ký kết. Chưa kể các biên bản ghi nhớ về Thay đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long; Hợp tác nghiên cứu hạ lưu sông Mê Kông; Thỏa thuận đào tạo an toàn hạt nhân; Chương trình an toàn giao thông…

“Những chuyện làm ăn này có lợi cho hai đất nước, giúp thúc đẩy kinh tế Việt Nam và tạo ra trên 10.000 việc làm cho người Mỹ”, Tổng thống Obama nói.

Đúng là nó rất có lợi và vì thế, khi các thỏa thuận này được ký rất nhiều kỳ vọng được đặt ra. Trên bình diện quan hệ thương mại hàng hóa, thương mại hai chiều giữa hai quốc gia lâu nay vốn đã rất tốt. Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại song phương đã lên tới 41,28 tỷ USD, gấp gần 40 lần so với mức 1,09 tỷ USD của năm 2000. Thế nhưng, làm sao để Mỹ có thể trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam, đây là vấn đề khó. Đã đành là khó, nhưng liệu điều này là có thể?

Nhìn vào các thỏa thuận nói trên, hợp đồng 14 tỷ USD của Vietjet thực tế chỉ là hợp đồng thương mại và có lẽ cũng là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử thương mại Việt – Mỹ. Nhưng dù đúng là hợp đồng này đã mang lại hứng khởi không ít trong những ngày qua, song cũng không ít ý kiến nghi ngờ về tính hiện thực của nó. 14 tỷ USD là con số rất lớn, Vietjet lấy đâu ra tiền để thực hiện hợp đồng là câu hỏi mà những người hoài nghi đưa ra.

Thỏa thuận của GE khá sáng giá, với 2 tỷ USD để triển khai các dự án điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Trong khi đó, Hồ Tràm dù tuyên bố rót thêm 75 triệu USD để xây tòa tháp thứ hai, nhưng thực tế cũng chỉ là khoản cam kết đã được công bố từ lâu, trong tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD của toàn dự án. Các thỏa thuận còn lại thực sự cũng rất tiềm năng, song chưa rõ ràng về các con số.

Nếu vậy, Mỹ có thể trở thành nhà đầu tư số 1 như nhiều lần đã tuyên bố? Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 4 tháng đầu năm nay, chỉ có 30,5 triệu USD vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam. Vì thế, Mỹ đã tụt xuống vị trí thứ 17 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam những tháng đầu năm nay, đồng thời tụt xuống vị trí thứ 8 thay vì thứ 7 trong danh sách này, nếu tính lũy kế. Tính tới thời điểm này, các nhà đầu tư Mỹ đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam trên 11,7 tỷ USD.

Ngay trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, Miscosoft đã bán nhà máy 302 triệu USD của mình tại Bắc Ninh cho Foxconn (Đài Loan). Sau khi thương vụ hoàn thành, khoản đầu tư này sẽ được “chuyển” cho Đài Loan và nếu không có sự bù đắp từ các dự án đầu tư khác, vốn đầu tư từ Mỹ sẽ sụt giảm.

Hơn thế, cũng theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, hiện tại, Hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam trên 48 tỷ USD. Con số này của Nhật Bản là trên 39 tỷ USD, Singapore hơn 36 tỷ USD, còn Đài Loan là trên 31,5 tỷ USD. Để với tới vị trí số 1, Mỹ phải cam kết đầu tư tới 37 tỷ USD nữa, bằng số vốn mà Singapore đã đầu tư tại Việt Nam trong hơn 20 năm qua, với điều kiện dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc “giậm chân tại chỗ”. Điều này là không khả thi! “Giấc mơ” Mỹ là nhà đầu tư số 1 dường như không thể xảy ra trong tương lai gần.

Nhưng hy vọng thì đã sao!

Thì cứ hy vọng thôi! Bởi thu hút được đầu tư từ Mỹ đã là mong muốn rất lớn của Việt Nam từ bao năm qua. Khi Intel đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam cách đây 6 năm, theo ông Sesto Vecchi, Công ty Tư vấn Russin & Vecchi, chẳng khác nào đã gửi một thông điệp cho các tập đoàn đa quốc gia biết rằng, các công ty công nghệ thực sự quan tâm tới Việt Nam và trên thực tế họ đã làm như vậy. Bước ngoặt lớn đã đến với Việt Nam sau hiện tượng Intel, để từ đó, hàng loạt đại gia công nghệ toàn cầu, trong đó có Samsung, LG, Microsoft… đã đổ bộ vào Việt Nam, biến Việt Nam trở thành công xưởng lớn của thế giới, thành tâm điểm của giới công nghệ toàn cầu.

Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 41,28 tỷ USD

Giờ sự xuất hiện của Tổng thống Obama đang mang tới một luồng gió mới, một cảm hứng mới. Nhiều quan điểm nghi ngờ việc Tổng thống Obama tới Việt Nam vào cuối nhiệm kỳ sẽ không mang lại quá nhiều hy vọng cho thúc đẩy quan hệ song phương. Ông cũng đã rất khéo khi trích dẫn một câu nói của người Mỹ rằng “Save the best for last” (Dành điều tốt đẹp cho cái cuối cùng) để trả lời vì sao tới thời điểm này mới tới thăm Việt Nam. Song nhiều quan điểm cũng cho rằng, Tổng thống Obama sẽ hướng tới mục tiêu lâu dài trong quan hệ Mỹ – Việt hơn là những vấn đề “chính trị nhất thời”. Và rằng chuyến đi này có thể đặt nền tảng cho quan hệ lâu dài giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như ông Bill Clinton đã làm năm 2000, trước khi ông rời chiếc ghế Tổng thống.

Nếu vậy, rất nhiều điều xứng đáng được chờ đợi từ “cảm hứng Obama”, trong đó bao gồm việc thúc đẩy dòng vốn FDI từ Mỹ vào Việt Nam, nhất là khi TPP đang được Nhà Trắng nỗ lực thúc đẩy Quốc hội Mỹ sớm thông qua.

Hoàng Phương

diễn đàn doanh nghiệp





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98