Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách 2017

03/06/2016 10:45
03-06-2016 10:45:28+07:00

Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách 2017

Thủ tướng Chính phủ vừa ban Chỉ thị số 21/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Theo đó, phấn đấu tăng trưởng GDP 2017 đạt 6.8%, dự toán thu chi ngân sách theo hướng tiết kiệm và hiệu quả.

Năm 2017 mục tiêu tăng trưởng GDP 6.8% và ứng phó biến đổi khí hậu

Theo Chỉ thị, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các biên pháp bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô và kiểm soát lạm phát, phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2017 khoảng 6.8%. Tập trung thực hiện quyết liệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Đáng chú ý, năm 2017 cần tập trung thực hiện các giải pháp tổng thể, toàn diện, có căn cứ khoa học và thực tiễn để ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường...

Thu ngân sách 2017 dự kiến tăng trên 20%

Về kế hoạch thu, phấn đấu tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước trên GDP năm 2017 khoảng 20-21% .Dự toán nội địa (không kể thu từ dầu thô, xổ số kiến thiết, tiền sử dụng đất) tăng bình quân tối thiểu 13-15% so với đánh giá ước thực hiện 2016. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng bình quân 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2016 (đã giảm trừ các yếu tố tăng giá, giảm thu do thay đổi chính sách).

Đối với dự toán chi ngân sách nhà nước 2017 với nội dung chủ yếu là thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, chủ động sắp xếp thứ trự các nhiệm vụ ưu tiên theo mức độ quan trọng, cần thiết và khả năng triển khai trong năm 2017.

Cụ thể, về chi đầu tư phát triển phải phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm 2011-2020. Phấn đấu bố trí chi đầu tư phát triển theo nguyên tắc: Tổng chi đầu tư phát triển không thấp hơn tổng số vay bù đắp bội chi từ nguồn vốn trong nước và vốn vay nước ngoài cho đầu tư phát triển theo cam kết với các nhà tài trợ; tiền thu sử dụng đất, tiền thu từ xổ số kiến thiết, một phần tiền thu từ sử dụng tài nguyên.

Xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, bảo đảm đúng chính sách, chế độ, trong phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước 2017.

Dự toán chi thường xuyên phải bảo đảm triệt để tiết kiệm, gắn với việc tinh giảm biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính giai đoạn 2016-2020, giảm tối đa kinh phí tổ chức hội thảo, khánh tiết, hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát ngoài, mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền.

Cán bộ, ngành trung ương, UBND cấp tỉnh thực hiện nghiêm lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng  ngân sách nhà nước, đẩy mạnh việc triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, giảm dần mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để có nguồn tăng chi đầu tư, chi hỗ trợ trực tiếp cho người cho công với cách mạng… và qua đó thực hiện tái cơ cấu một bước chi ngân sách nhà nước.

Việc xây dựng kế hoạch và dự toán chi dữ trữ quốc gia năm 2017 dựa trên tinh thần triệt để tiết kiệm, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, chiến lược; ưu tiên các mặt hàng dữ trữ quốc gia phục vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, phục vụ quốc phòng, an ninh.

Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, Các bộ cần khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi của các chuương  trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu theo ý kiến thẩm định của hội đồng thẩm định nhà nước. Bộ kế hoạch và đầu tư để trình thủ tướng chính phủ quyết định.

Mặt khác, đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển (ODA) và vốn vay ưu đãi nước ngoài sẽ rà soát lại kế hoạch sử dụng, kiên quyết loại bỏ các dự án không thật sự cần thiết, kém hiệu quả.

Về xây dựng dự toán ngân sách địa phương các cấp, dự toán thu và chi ngân sách địa phương phải căn cứ theo quy dịnh của luật ngân sách 2015, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm, nhiệm vụ phát tiển kinh tế-xã hội 2017 của địa phương.

Riêng đối với nguồn thu tiền sử dụng đất dự toán thu phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được điều chỉnh; kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất đồng thời lập phương án bố trí chi đầu tư phát triển từ khoản thu tiền sử dụng đất

Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết theo quy định luật ngân sách nhà nước 2015, nguồn  thu này được được tính trong dự toán thu cân đối ngân sách địa phương, sử dụng toàn bộ cho chi đầu tư phát triển trong đó ưu tiên bố trí đầu tư lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

Việc bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công được HĐND tỉnh quyết định

Về kế hoạch xây dựng đầu tư công năm 2017 phải theo quy định về pháp luật. Riêng kế hoạch đầu tư nguồn thu để lại cho đầu tư chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước tính toán xác định đủ các khoản thu theo quy định của luật đầu tư công, trong đó cần lưu ý việc sử dụng nguồn từ bán tài sản, kể cả tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất để đầu tư, phải lập kế hoạch từ nguồn này./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98