Giảm vốn đầu tư phát triển đô thị Biên Hòa

08/07/2016 18:27
08-07-2016 18:27:47+07:00

Giảm vốn đầu tư phát triển đô thị Biên Hòa

Chính quyền tỉnh Đồng Nai vừa xác định lại nhu cầu về vốn đầu tư phát triển đô thị Biên Hòa đến năm 2030 chỉ hơn 16.000 tỉ đồng chứ không phải hơn 140.000 tỉ đồng như dự kiến trước đó.

Biên Hòa nhìn từ trên cao - Ảnh: baodongnai.com.vn

Hôm nay, 8-7, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã làm việc với các sở ngành liên quan về Chương trình phát triển đô thị Biên Hòa đến năm 2030.

Theo chương trình này, nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển đô thị Biên Hòa đến năm 2030 hơn 16.300 tỉ đồng, và được chia thành 2 giai đoạn: (i) Từ nay đến năm 2020 cần 9.675 tỉ đồng; (ii) Từ năm 2021-2030 cần 6.640 tỉ đồng.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn nói trên (từ ngân sách, ODA và xã hội hóa - BOT, BT, PPP) cho các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cải tạo xây dựng hệ thống giao thông và xây dựng đô thị theo quy hoạch.

Trước đó, Chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, do Viện Đô thị – nông thôn quốc gia lập năm 2014, xác định nhu cầu đầu tư xây dựng thành phố Biên Hòa giai đoạn 2016-2020 là 64.394 tỉ đồng và giai đoạn 2021-2030 là 76.965 tỉ đồng (tổng cộng hơn 140.000 tỉ đồng).

Tháng 6-2015, Hội đồng nhân dân thành phố Biên Hòa cũng đã tính toán và cho biết nhu cầu về vốn để nâng cấp đô thị Biên Hòa đến năm 2030 là trên 21.000 tỉ đồng. Trong đó ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm trên các lĩnh vực cảnh quan đô thị, hạ tầng cơ sở về giao thông, thương mại-dịch vụ, giáo dục, y tế và các trung tâm văn hóa thể thao cấp vùng…

Theo quy hoạch, đô thị Biên Hòa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Đồng Nai, là một thành phố công nghiệp lớn của cả nước và là một trung tâm của vùng trọng điểm kinh tế ở phía Nam.

Đá Bàn

TBKTSG





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

POW - Nhiệt điện khí còn nhiều triển vọng (Kỳ 1)

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (HOSE: POW) là doanh nghiệp nổi bật trong ngành điện. Việc tăng cường phát triển nhiệt điện khí sẽ giúp...

MSH - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

Ngành dệt may hứa hẹn sẽ phục hồi tốt trong năm 2024. Trong số các doanh nghiệp dệt may nổi bật, CTCP May Sông Hồng (HOSE: MSH) được giới phân tích đánh giá cao...

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98