Ngã rẽ mới cho JVC?

11/07/2016 13:00
11-07-2016 13:00:00+07:00

Ngã rẽ mới cho JVC?

Đã một năm kể từ sự kiện xảy đến với CTCP Y tế Việt Nhật (HOSE: JVC) liên quan đến người đứng đầu Công ty - Chủ tịch Lê Văn Hướng, khiến cổ phiếu này trở thành nỗi ám ảnh và là bài học “xương máu” của không ít nhà đầu tư trên thị trường. Liệu sự xuất hiện của những gương mặt mới và sự ra đi của những thành viên trong gia đình ông Hướng tại JVC sau một năm đầy khó khăn có giúp bẻ lái con tàu JVC đang lún sâu trong khủng hoảng?

Diễn biến giao dịch cổ phiếu JVC từ đầu năm 2015 đến nay

Nếu như cổ phiếu MTM là cái tên được nhắc đến nhiều nhất thời gian gần đây từ thì một năm về trước câu chuyện của JVC đã trở thành một bài học “xương máu” mà không ít nhà đầu tư từng nếm trải.

Nhắc lại quá khứ, sau khi niêm yết lên Sở GDCK Tp.HCM (HOSE) vào năm 2011, với 4 lần phát hành cổ phần tăng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, vốn điều lệ của JVC tăng gấp 5 lần so với trước niêm yết đạt 1,125 tỷ đồng và trở thành một trong những công ty dẫn đầu về lĩnh vực cung cấp các sản phẩm y tế với lợi thế là đơn vị phân phối độc quyền của Hitachi, bên cạnh một số thương hiệu khác như Fujifilm, Konica, Horizon… Khi đó, quỹ DI Asian Industry (DI) là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 19.4%, đứng thứ hai là Chủ tịch Lê Văn Hướng đang sở hữu 11.9% cổ phần.

Cổ phiếu JVC cũng được rất nhiều công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá là một cổ phiếu có cơ bản tốt, được nắm giữ bởi nhiều tổ chức lớn như DI Asian Industrial Fund, Dragon Capital, Vietnam Equity Holding… và luôn trong trạng thái “kín room” khi khối ngoại đã nắm đến 49% tỷ lệ sở hữu.

Tuy nhiên, trong khi những lời phân tích có cánh tiếp tục dành cho cổ phiếu thuộc hàng Bluchips trong số những công ty phân phối sản phẩm y tế thì trên thị trường lan truyền những đồn đại tiêu cực liên quan đến hoạt động kinh doanh, đặc biệt là thông tin Chủ tịch Lê Văn Hướng đã bị bắt. Từ mốc hơn 22,000 đồng/cp vào ngày 08/06/2015, với dư bán hàng triệu cp mỗi phiên cổ phiếu JVC đã lao dốc không phanh dưới sự ngỡ ngàng của bao nhà đầu tư.

* JVC: Chủ tịch Lê Văn Hướng bị tạm giam để điều tra

* JVC: Vì sao Chủ tịch Lê Văn Hướng bị khởi tố?

Theo báo cáo quản trị năm 2015 của JVC, tính tới thời điểm 31/12/2015, ông Hướng vẫn đang sở hữu 4,806,597 cp JVC, tương đương tỷ lệ 4.27%. Trước đó, ông Hướng từng sở hữu tới hơn 13 triệu cp, tương đương tỷ lệ 11.85%, tuy nhiên hơn 8 triệu cp đã bị CTCK bán giải chấp để thu hồi công nợ.

Đến ngày 23/06/2015, thông tin liên quan đến Chủ tịch Lê Văn Hướng đã được JVC chính thức công bố. Theo đó, ông Lê Văn Hướng đã bị tạm giam (17/06/2015) để phục vụ điều tra làm rõ một số sai phạm cá nhân. Thời điểm này, cổ phiếu JVC chỉ còn khoảng 11,000 đồng/cp, bốc hơi 50% giá trị tính từ khi tin đồn xuất hiện. Tiếp sau đó là hàng loạt thông tin giải chấp cổ phiếu của ông Hướng và các thành viên trong gia đình. Những nhịp hồi chóng vánh không thể giúp chặn đà rơi của cổ phiếu, tính đến đầu năm 2016, cổ phiếu JVC đã xuống tới ngưỡng 4,000 – 5,000 đồng/cp và đi ngang cho đến hiện tại. Như vậy, cổ phiếu JVC đã bay hơn 82% giá trị qua câu chuyện này.

Cũng cần lưu ý là những nhịp hồi trong quá trình lao dốc của cổ phiếu JVC trước đây đều ít nhiều có liên quan đến những tin đồn về sự trở lại của Nguyên Chủ tịch Lê Văn Hướng, mặc dù cho hiện tại đã hơn một năm qua đi vẫn chưa có thông tin gì mới được tiết lộ.

Ngã rẽ mới?

Sau một năm kể từ sự việc xảy ra, Công ty từng xếp vị trí top đầu trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm y tế tiếp tục có những biến động lớn về nhân sự chóp bu. Những thành viên HĐQT và BKS của nhiệm kỳ 2011 – 2016 được bầu ra trước đây, những cá nhân có mối liên quan đến ông Hướng đã dần rút lui khỏi những vị trí quan trọng trong ban lãnh đạo, thay vào đó là sự xuất hiện của những nhân vật có chuyên môn về tài chính, kế toán, kiểm toán.

Cuối tháng 4/2016, HĐQT JVC đã nhận được đơn từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT của bà Nguyễn Phương Hạnh (nguyên Thành viên HĐQT JVC, vợ ông Lê Văn Hướng) và bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh vì lý do cá nhân. Sau đó, HĐQT cũng thông qua việc miễn nhiệm chức danh người đại diện vốn góp/người đại diện theo ủy quyền của bà Hạnh tại Công ty TNHH Kyoto Medical Science (công ty con do JVC sở hữu 100% vốn).

Chỉ sau đó 6 ngày (04/05/2016), HĐQT tiếp tục miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT của ông Lê Văn Hướng do HĐQT xét thấy ông Hướng không tham gia cuộc họp định kỳ của HĐQT liên tục 6 tháng kể từ ngày bị tạm giam.

Ngày 06/06, bà Đỗ Thị Ngọc Hoa đã có đơn xin từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT và 8 ngày sau đó (14/06), ông Lê Văn Giáp, từng là trợ lý của ông Hướng, đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT thứ 3 kể từ sự việc cách đây một năm, đã được HĐQT JVC thống qua miễn nhiệm chức danh Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty.

Cũng với việc từ nhiệm, những nhân vật mới thay thế đã lần lượt lộ diện là ông Nguyễn Mạnh Cường, ông Nguyễn Thế Hướng và ông Đỗ Thanh Tùng. Theo giới thiệu của JVC, các thành viên mới đều là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán, từng có thời gian công tác tại các tổ chức tài chính quốc tế, mặc dù không nêu chi tiết lý lịch trích ngang của từng thành viên. Ông Đỗ Thanh Tùng sau đó đã được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ và là người đại diện theo pháp luật của JVC thay cho ông Lê Văn Giáp.

Như vậy, HĐQT JVC sau biến cố đã giảm từ 6 thành viên xuống còn 5 thành viên, trong đó 4 thành viên cũ đã lần lượt có đơn xin nhiệm thay vào đó là 3 thành viên mới.

Không chỉ biến động về nhân sự HĐQT, BKS của JVC cũng có sự thay đổi đáng kể. Ngày 07/07/2016, 2/3 thành viên BKS, bao gồm cả Trưởng BKS là ông Nguyễn Hữu Thắng và bà Phạm Thị Thanh Xuân đã có đơn xin từ nhiệm. Theo đó, BKS của JVC chỉ còn lại 1 thành viên là ông Nguyễn Văn Dương.

Biến động nhân sự HĐQT JVC trong năm 2015 và 2016

Điều gì đang chờ đợi phía trước?

Liệu sự thay máu HĐQT có giúp vực lại một JVC đang chìm trong khó khăn, bởi hệ lụy của sự việc đối với Nguyên Chủ tịch HĐQT Lê Văn Hướng đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của JVC?

Kết quả kinh doanh của JVC trong những năm gần đây (Đvt: Triệu đồng)
JVC có niên độ tài chính từ 01/04 – 31/03 (Nguồn: VietstockFinance)

Kết thúc năm 2015, JVC lỗ ròng hơn 700 tỷ đồng, trong khi kết quả này ghi nhận năm 2014 là lãi ròng gần 220 tỷ đồng. Tổng tài sản giảm từ 2,551 tỷ cuối năm 2014 chỉ còn 1,474 tỷ cuối năm 2015.

Trong buổi gặp mặt nhà đầu tư và ĐHĐCĐ thường niên năm 2015, HĐQT JVC khi đó đã chia sẻ, biến cố trong năm 2015, đặc biệt là sự việc Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc JVC Lê Văn Hướng đã có những ảnh hưởng nhất định đến khách hàng, doanh thu bán hàng bị sụt giảm, các dự án chuẩn bị triển khai bị hủy hoặc trì hoãn.

Cũng từ sự việc này mà hàng loạt vấn đề về quản trị phải thu, hàng tồn kho và minh bạch trong số liệu BCTC của Công ty dần lộ diện. Trong khoản lỗ hơn 700 tỷ ghi nhận năm 2015, nguyên nhân chính nằm ở vấn đề trích lập dự phòng phải thu khó đòi, xóa sổ một số khoản tạm ứng (bao gồm cả tạm ứng cho một số thành viên trong Ban Giám đốc) và một phần từ hoạt động kinh doanh dưới giá vốn trong quý 4/2015.

Những gì mà HĐQT mới phải đối mắt là uy tín và hoạt động kinh doanh của Công ty đang trên đà giảm sút nghiêm trọng, bắt đầu lộ diện những bất ổn, mất những mối quan hệ bạn hàng và đối tác vốn dĩ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y tế. Riêng trong quý 3 và quý 4/2015, kết quả kinh doanh của JVC đã xuất hiện các khoản giảm trừ doanh thu, trong đó chủ yếu là hàng bán trả lại với giá trị gần 27 tỷ đồng, điều mà trước đây (năm 2013, 2014) chưa từng xuất hiện.

Một vấn đề khác cũng cần lưu tâm là lòng tin của cổ đông đối với Công ty. Với những cổ đông đã tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2015, buổi gặp mặt nhà đầu tư ngay sau sự việc của ông Hướng hẳn sẽ quên diễn biến căng thẳng khi đó.

* Có gì mới từ buổi gặp nhà đầu tư của JVC?

* ĐHĐCĐ JVC lần 1 bất thành: Dùng vốn phát hành để trả nợ do bị cưỡng chế

* ĐHĐCĐ JVC lần 2 bất thành: Nóng vấn đề dòng tiền

* ĐHĐCĐ JVC: Giai đoạn khó khăn nhất đã qua?

Ba lần tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 tại Hà Nội, không có lần nào kết thúc trước 12h trưa, có những cổ đông ở Tp.HCM nhưng cả 3 lần đều có mặt. Những chất vấn căng thẳng về tình hình quản trị, số liệu trên BCTC, tình hình triển khai các hợp đồng, đánh giá ảnh hưởng của việc ông Hướng bị tạm giam, sự tham gia của quỹ DI và đặc biệt là triển vọng tương lai của JVC được các cổ đông đặt ra với HĐQT. Khi đó, vai trò ông Lê Văn Giáp với cương vị tân Chủ tịch HĐQT đã khiến không ít cổ đông nản lòng, bởi đa phần các chất vấn đều do bà Hồ Thị Bích Ngọc, Kế toán trưởng kiêm Thành viên HĐQT JVC trả lời thay.

Theo giới thiệu của bà Ngọc khi đó, ông Giáp từng là trợ lý, người hỗ trợ Nguyên Chủ tịch Lê Văn Hướng, với thâm niên làm việc hơn chục năm tại JVC và kênh qua nhiều vị trí. Lợi thế của ông Giáp là mối quan hệ với khách hàng và các đối tác để thực hiện các dự án đang còn dang dở.

Những lời hứa của HĐQT khi đó về kết quả kinh doanh, rằng tình hình tài chính khó khăn đã qua đi đã không “ứng nghiệm”. Mặc dù khoản trích lập dự phòng không còn đột biến như quý 2/2015 (theo niên độ tài chính) nhưng quý 4/2015 Công ty vẫn lỗ ròng hơn 100 tỷ đồng, bên cạnh việc tiếp tục trích lập, nguyên nhân chính dẫn tới khoản lỗ này là việc kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lỗ gộp hơn 44 tỷ đồng, lần đầu tiên kể từ khi JVC niêm yết trên HOSE.

* JVC: Hợp nhất quý 4 lỗ hơn 100 tỷ đồng

Do khác niên độ kế toán so với đa phần các doanh nghiệp đang niêm yết nên JVC hiện vẫn chưa phải thực hiện tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2016. Tuy nhiên với sự xuất hiện của những nhân vật hoàn toàn mới, Đại hội lần này sẽ là phép thử quan trọng cho sự ra mắt của Ban Lãnh đạo mới và cũng là căn cứ ban đầu để trả lời cho câu hỏi, liệu JVC có thể vượt qua được khó khăn hiện tại và khôi phục lại vị thế như trước đây hay không?







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ PXL: KCN Dầu khí Long Sơn vẫn đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý

Chiều19/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn (Long Sơn PIC, UPCoM: PXL) thông qua kế hoạch lãi sau thuế gần 2 tỷ đồng, gấp...

DRC vượt kế hoạch lợi nhuận quý 1/2024

CTCP Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC) công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng tăng trưởng đến 94%, vượt 6% kế hoạch đề ra, nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào giảm so với cùng...

BVBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 2024 gấp gần 3 lần, tăng vốn lên 6,408 tỷ đồng

Ngày 19/04/2024, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, UPCoM: BVB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Các tờ trình về kế hoạch kinh doanh, tăng vốn và tiếp tục kế hoạch...

HDG đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 12%, đang nghiên cứu dự án tại hai tỉnh ven biển

Ngày 27/04/2024 tới, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh 2024 cũng như phương án phân phối lợi nhuận 2023.

HCD báo lãi quý 1 tăng 76%, dự kiến phát hành riêng lẻ 25 triệu cp giá bán cao hơn thị giá

CTCP Đầu tư Sản xuất và Thương mại HCD (HOSE: HCD) tiếp tục mang tin vui cho  các cổ đông, với lãi ròng quý 1/2024 tăng 76% và còn đang chuẩn bị kế hoạch huy động...

ĐHĐCĐ SFG: Tín hiệu ngành phân bón nửa đầu năm 2024 đang tốt hơn năm ngoái

Chủ tịch SFG đánh giá ngành phân bón đầu năm 2024 nhìn chung đang tích cực hơn so với cùng kỳ dù nguồn cung nguyên vật liệu còn nhiều khó khăn.

Chứng khoán VIX báo lãi quý 1 gấp 15 lần cùng kỳ nhưng chỉ mới thực hiện được 15% kế hoạch

Năm 2024, CTCP Chứng khoán VIX (HOSE: VIX) đặt kế hoạch lãi sau thuế 1,056 tỷ đồng, tăng 9%. Kết thúc quý 1, Công ty thực hiện được hơn 15% kế hoạch này.

CSM lãi ròng gần 20 tỷ trong quý 1, cao nhất 7 năm

Quý 1/2024, doanh thu Casumina (CSM) đạt 1,147 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ, do chịu tác động bởi cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, lãi ròng lại...

Lợi nhuận Bến xe Miền Tây tăng mạnh, cổ đông nhận "mưa" cổ tức

Thoát khỏi gọng kìm COVID-19, tình hình kinh doanh của CTCP Bến xe Miền Tây (HNX: WCS) ngày càng khởi sắc, thể hiện qua việc đều đặn chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao...

Lỗ nặng và âm vốn chủ gần trăm tỷ, công ty Đầu tư Gia sản iWealth đổi cổ đông lớn lẫn giám đốc

Công ty TNHH Đầu tư Gia sản iWealth kết năm 2023 với kết quả lao dốc, theo công bố tình hình tài chính định kỳ tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98