Nửa năm, tiêu thụ thép tăng gần 25%

06/07/2016 16:21
06-07-2016 16:21:56+07:00

Nửa năm, tiêu thụ thép tăng gần 25%

Tổng lượng thép xây dựng cả nước tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt khoảng 3,8 triệu tấn, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiêu thụ thép xây dựng cả nước 6 tháng đầu ăm đạt 3,8 triệu tấn. Ảnh: Văn Nam

Trao đổi với TBKTSG Online sáng nay, 6-7, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết thị trường thép trong nửa đầu năm 2016 này chịu tác động lớn nhất từ sau ngày 7-3- 2016, khi Bộ Công Thương ban hành quyết định áp thuế tự vệ tạm thời với phôi thép và thép dài nhập khẩu.

Lợi dụng quyết định này, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh nhân tăng lượng mua, đầu cơ, đẩy giá thép trên thị trường tăng cao từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5. Tuy nhiên, sang tháng 6 thì giá thép bắt đầu hạ nhiệt, và hiện giá thép trên thị trường đã giảm từ 700.000 – 1 triệu đồng mỗi tấn.

“Nhìn chung tiêu thụ thép xây dựng trong 6 tháng đầu năm nay có sự tăng trưởng tốt. Với con số này, có thể dự đoán khả năng cả năm 2016 này doanh nghiệp trong hiệp hội thép đạt mức tiêu thụ 7,5 triệu tấn, cộng với các doanh nghiệp ngoài hiệp hội nữa cũng lên đến 8,1 triệu tấn”, vị đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định.

Một điều đáng chú ý, theo ông Sưa, là theo số liệu thống kê trong 5 tháng đầu năm 2016, trong khi phôi thép nhập khẩu đã được khống chế thì nhiều loại thép khác vẫn tiếp tục ồ ạt đổ về Việt Nam.

Cụ thể, riêng ba tháng đầu năm nay lượng phôi thép nhập về hơn 700.000 tấn (bình quân mỗi tháng hơn 200.000 tấn), sang đến tháng 4 lượng phôi nhập về giảm còn 75.000 tấn và tháng 5 là 76.000 tấn.

Tuy nhiên, tổng lượng thép thành phẩm nhập khẩu trong 5 tháng lên đến 7,1 triệu tấn, tăng đến 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có những loại thép ngành thép Việt Nam đang muốn “chặn” bớt như tôn mạ và sơn phủ màu cũng đạt lượng nhập khẩu 730.000 tấn trong 5 tháng đầu năm với mức tăng 68% so cùng kỳ.

Thép Việt Nam mất gần 30% thị phần vì phôi thép Trung Quốc

Mới chỉ tính bốn tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 783.000 tấn phôi thép, chủ yếu từ Trung Quốc. Lượng phôi nhập về chiếm 28,2% thị phần phôi trong nước, đồng nghĩa với các nhà sản xuất nội địa mất đi chừng ấy cơ hội bán hàng.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam công bố hồi đầu tháng 6 vừa qua, trong năm 2015 Việt Nam nhập khẩu hơn 2 triệu tấn phôi thép, trong đó có khoảng 75.000 tấn phôi chứa Crom đội lốt “phôi thép hợp kim Cr” (để có mức thuế thấp 0%). Trong khi đó, nhu cầu phôi thép cho ngành cán thép trong nước khoàng 7,52 triệu tấn phôi. Như vậy, lượng phôi nhập khẩu năm 2015 đã chiếm tới 26,5% thị phần phôi trong nước.

Tính đến hết tháng 4-2016, Việt Nam đã nhập khẩu 783.314 tấn phôi thép, trong đó có khoảng 70.000 tấn phôi dẹt, chiếm gần 40% tổng lượng phôi nhập khẩu cả năm 2015. Tính ra, mức nhập khẩu 4 tháng chiếm 28,2% thị phần phôi trong nước (tăng 2% so với cuối năm 2015).

Năm 2015, trong số 2 triệu tấn phôi nhập khẩu có tới 1,25 triệu tấn từ Trung Quốc. Những năm qua, Trung Quốc đã tìm mọi cách để đẩy mạnh xuất khẩu thép do quá dư thừa thông qua các hình thức: trợ cấp cho xuất khẩu (giảm thuế xuất khẩu, hoàn thuế GTGT..), dùng các nguyên tố Bo và Crom để lách thuế; hoặc chọn hình thức bán phá giá.

Trong năm 2015, giá nhiều loại thép từ Trung Quốc, trong đó có phôi thép, được xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán trong nội địa. Điều này đã gây ra thua lỗ cho các nhà máy thép Trung Quốc nhưng do công suát dư thừa, họ phải đẩy mạnh xuất khẩu. Nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, EU, Mexico, Ấn Độ…cũng đã và đang áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với nhiều sản phẩm thép từ Trung Quốc.

Việc các nhà sản xuất trong nước bị mất 26,5% thị phần phôi thép khiến cho các nhà sản xuất trong nước bị giảm 4,7% so với năm 2014, chỉ đạt 5,64 triệu tấn phôi, trong khi sản xuất thép dài tăng tới 26,6%.

Nhiều nhà sản xuất nhỏ phải sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa. Chỉ có khoảng 50% nhà máy luyện thép, chủ yếu là các nhà máy lớn còn hoạt động.

Hồi đầu tháng 3 vừa qua, Bộ Công thương đã áp thuế tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu từ nhiều nước, trong đó có Trung Quốc vào Việt Nam. Mức thuế tự vệ tạm thời áp dụng từ ngày 22-3 đến 7-10-2016 lần lượt là 23,3% và 14,2%, trước khi ra quyết định có áp thuế tự vệ chính thức hay không.

Lan Nhi

Văn Nam - Lan Nhi

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng tăng thuế với các sản phẩm thép và nhôm của nước này

Sau khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi tăng thuế mạnh đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, kêu gọi Mỹ ngay...

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của...

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Hòa Phát hạ giá bán thép HRC xuống 550 USD/tấn

Mới đây, hãng thép Hòa Phát (HOSE: HPG) đã hạ mạnh giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) trong bối cảnh nhu cầu yếu và áp lực phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.

Giá quặng sắt xuống đáy 10 tháng vì bất động sản Trung Quốc khủng hoảng

Giá quặng sắt rơi xuống mức thấp nhất trong 10 tháng khi hoạt động xây dựng của Trung Quốc vẫn rất ảm đạm, trong khi nguồn cung quặng sắt lại tăng vọt.

Vì sao 9 đơn vị kiến nghị xem xét lại việc điều tra bán phá giá thép HRC nhập?

Trong đơn kiến nghị, 9 doanh nghiệp thép cho rằng nếu khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu sẽ gây ra hậu quả tiêu cực không chỉ với...

Thép Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam, đe dọa sản xuất trong nước

Lượng thép nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, liên tục tràn vào Việt Nam. Điều này đã gây áp lực rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98