Vì sao DGW giảm 53% kế hoạch lãi ròng 2016?

21/07/2016 10:28
21-07-2016 10:28:09+07:00

Vì sao DGW giảm 53% kế hoạch lãi ròng 2016?

CTCP Thế Giới Số (HOSE: DGW) quyết định điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2016 với doanh thu giảm 27% và lợi nhuận sau thuế giảm 53% so với kế hoạch đề ra ban đầu.

Kế hoạch doanh thu mảng điện thoại giảm 40%

Cụ thể, theo kế hoạch kinh doanh điều chỉnh, DGW đưa ra doanh thu cả năm 2016 ở mức 3,951 tỷ đồng, giảm 27% so với kế hoạch đầu năm đã được cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2016. Trong đó, doanh thu từ mảng máy tính giảm 16%, còn 1,947 tỷ đồng; doanh thu mảng điện thoại di động giảm đến 40%, còn 1,388 tỷ đồng và doanh thu thiết bị văn phòng giảm 22% xuống mức 576 tỷ đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2016 theo đó cũng điều chỉnh xuống hơn 53%, ở mức 65 tỷ đồng.

Lý giải nguyên nhân khiến DGW phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, ông Đoàn Hồng Việt – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ DGW cho biết khi đưa ra kế hoạch kinh doanh hồi đầu năm, ban lãnh đạo đã có phần “quá tự tin” với các chỉ tiêu đó và đến khi triển khai thì gặp phải một số rủi ro mang tính chủ quan nên bắt buộc phải điều chỉnh cho phù hợp.

Cụ thể, thị trường  IT (tương ứng với mảng kinh doanh máy tính của DGW) đã giảm mạnh so với dự kiến (theo GFK thì giảm 17% sản lượng trong 5 tháng đầu năm 2016), trong khi đó mảng điện thoại tăng 14% sản lượng ở phân khúc giá rẻ. Cùng với đó, chi phí marketing, nhân sự, cơ sở hạ tầng ứng trước của Công ty chưa được thu hồi. Trong năm 2015 chỉ có 3 nhà kho, 5 trung tâm hậu mãi thì đến nay đã có thêm 13 kho luân chuyển và 13 điểm tiếp nhận hậu mãi.

Một yếu tố quạn trọng khác khiến DGW phải điều chỉnh kế hoạch là rủi ro đến từ việc giao hàng bị chậm trễ, không đúng kế hoạch ban đầu của nhà sản xuất. Ông Việt cho biết, các thương hiệu điện thoại của DGW đã triển khai không đúng kế hoạch, như Obi mới đưa vào hồi tháng 12 năm ngoái, thương hiệu Intex mới chỉ có doanh thu từ tháng 5/2016. Mặc dù mảng điện thoại vẫn mang lại mức tăng trưởng tốt cho DGW nhưng không thể đảm bảo cho Công ty giữ đúng kế hoạch kinh doanh ban đầu đã đề ra.

Trong năm 2016, DGW sẽ có doanh thu từ thương hiệu Obi bên cạnh thương hiệu Intex đã bắt đầu có từ tháng 5. Hiện Công ty đã ký kết hợp đồng phân phối sản phẩm Freetel của Nhật Bản, dự kiến bắt đầu có doanh thu từ quý 4/2016.

Sản phẩm Freetel của Nhật Bản.

Không lo ngại chuyện nhà bán lẻ lấy hàng trực tiếp từ nhà sản xuất

Bà Tô Hồng Trang – Thành viên HĐQT DGW cho biết thêm, thực chất số liệu điều chỉnh về mảng máy tính của DGW cùng với sự đi xuống của thị trường. Đối với mảng điện thoại, việc giao hàng chậm trễ đến từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới chứ không riêng gì các nhãn hiệu mà DGW phân phối. Do đó, để đưa ra một kế hoạch an toàn thì buộc DGW phải điều chỉnh các chỉ tiêu đã đưa ra.

Song, cũng phải nói thêm là tất cả các hoạt động mà Công ty đưa ra để phát triển các nhãn hiệu điện thoại vẫn đang tích cực thực hiện. Chẳng hạn như thương hiệu Intex mới đưa vào kinh doanh nhưng đã phủ sóng trên 2,200 điểm bán lẻ trong số hơn 6,000 điểm bán lẻ của DGW.

Trước những lo ngại việc các doanh nghiệp bán lẻ sẽ tiếp cận trực tiếp với các nhà sản xuất để nhập hàng thẳng cho chuỗi bán lẻ, ông Đoàn Hồng Việt cho rằng nhà sản xuất có thể nhảy vào thị trường bán lẻ nhưng không phải tất cả. Ở Việt Nam, các nhà sản xuất vẫn phải bán qua cho nhà phân phối. DGW có thể làm thay thế cho hãng qua 5 mảng dịch vụ bao gồm nghiên cứu thị trường, bán hàng, marketing, logistics, hậu mãi. Các nhà sản xuất không thể đáp ứng được các mảng này, và DGW sẽ làm thay họ, đây chính là thế mạnh của Công ty.

Đối với các nhà bán lẻ, ông Việt cho rằng thị phần bán lẻ chiếm khoảng 50% thị phần chung, còn khoảng 40% là các chuỗi cửa hàng nhỏ lẻ. Digiworld cân bằng giữa nhà sản xuất và cửa hàng nhỏ lẻ, có ưu thế về 6,000 điểm bán lẻ và phát triển trên 5 mảng dịch vụ, năng lực mạnh về marketing... thu hút và duy trì khách hàng.

Ngoài ra, kênh online hiện tại chỉ chiếm khoảng 2% thị trường, DGW cũng có kết hợp với các nhà bán lẻ online như Adayroi, Lazada..., tức DGW đã bán hàng và có doanh thu từ các đơn vị bán hàng online, mặc dù DGW không có trang web riêng.

Lãi ròng quý 2 sẽ tăng nếu loại trừ kết quả từ thương hiệu Nokia

Trong quý 2/2016, doanh thu và lợi nhuận của DGW đều sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên theo ông Việt nếu loại trừ hoạt động kinh doanh trong thương hiệu Nokia thì DGW vẫn tăng trưởng.

Cụ thể, doanh thu thuần quý 2/2016 của DGW đạt 940 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mảng kinh doanh máy tính đạt doanh thu 462 tỷ đồng, giảm 19%; mảng điện thoại tăng hơn 300%, đạt 339 tỷ đồng và mảng thiết bị văn phòng tăng 24%, đạt 139 tỷ đồng.

Trong quý 2, mảng kinh doanh từ Nokia/Microsoft không còn phát sinh, trong khi cùng kỳ năm trước đạt hơn 403 tỷ đồng. Theo ông Việt thì đây là nguyên nhân chính khiến doanh thu của DGW sụt giảm, nếu loại trừ yếu tố này thì Công ty vẫn tăng trưởng 23% doanh thu.

Kết quả, DGW đạt lãi ròng chỉ vỏn vẹn 11.5 tỷ đồng, giảm mạnh 60% so với cùng kỳ năm trước. Cũng như doanh thu, DGW cho biết nếu loại trừ thương hiệu Nokia thì lãi ròng quý 2 thực chất tăng so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận các mặt hàng kinh doanh DGW trong kỳ này đạt 6-7%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, DGW đạt doanh thu 1,751 tỷ và lãi ròng hơn 32 tỷ đồng, lần lượt giảm 17% và 46% so với cùng kỳ năm trước./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ MSN: WinCommerce đặt mục tiêu đạt 30 triệu hội viên WIN trong 5 năm tới

Sáng 25/04, CTCP Tập đoàn Masan - Masan Group (HOSE: MSN) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 để bàn về kế hoạch kinh doanh và phát hành cổ phiếu tỷ lệ tối đa 10%...

ĐHĐCĐ BCR: Mục tiêu trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất cả nước

Sáng ngày 25/04/2024, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP BCG Land (UPCoM: BCR) đã được tiến hành với tỷ lệ cổ đông tham dự tại thời điểm khai mạc là 74.99%.

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup không buông bỏ VinFast

Sáng 25/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Tập đoàn VINGROUP - CTCP (HOSE: VIC) thông qua kế hoạch kinh doanh. Cuối năm nay Tập đoàn dự kiến niêm yết Vinpearl. Mảng xe...

ĐHĐCĐ Saigonbank: Lãi trước thuế quý 1 giảm 35%

Sáng ngày 25/04/2024, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh và phân phối lợi...

FTS lên kế hoạch đi lùi trong quý 2

HĐQT CTCP Chứng khoán FPT (FTS, HOSE: FTS) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh quý 2/2024 với lãi trước thuế 124 tỷ đồng, đi lùi so với cùng kỳ năm trước.

TGĐ Sabeco: Không thể đợi mưa ngừng, gió lặng, phải học cách khiêu vũ ngay trong cơn mưa

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 25/04, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng bất...

Phát Đạt lãi quý 1/2024 gấp đôi cùng kỳ nhờ đâu?

Nhờ giảm giá vốn hàng bán, chi phí tài chính bên cạnh lợi nhuận khác đột biến mà CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) đạt lợi nhuận ròng hợp nhất quý...

RTB có quý 1 lãi ròng cao nhất từ khi lên sàn

CTCP Cao su Tân Biên (Tabiruco, UPCoM: RTB) khép lại quý 1/2024 với các chỉ tiêu doanh thu thuần và lãi ròng đều cao nhất so với những quý cùng kỳ kể từ thời điểm...

Chủ tịch TTC Hospitality: Nâng cấp khách sạn từ 4 lên 5 sao để tập trung vào phân khúc cao cấp

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) tổ chức chiều 24/04, lãnh đạo Công ty chia sẻ về chiến lược phát triển các...

Cổ đông đề xuất chia cổ tức tiền mặt, "zero fee", lãnh đạo Chứng khoán BSC trải lòng ưu tư

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC, HOSE: BSI) tổ chức ngày 23/04, cổ đông BSC dành nhiều sự quan tâm đến xu thế "zero fee" (miễn phí giao...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98