Bi kịch “người hóa máy”

02/10/2016 09:35
02-10-2016 09:35:00+07:00

Bi kịch “người hóa máy”

Đối mặt tình trạng thiếu việc và sự cạnh tranh khốc liệt ở châu Á, nhiều người lao động buộc phải làm những công việc không như ý.

Tình trạng cung không đủ đáp ứng cầu trong thị trường lao động châu Á không những gây lãng phí nguồn nhân lực trình độ cao mà còn châm ngòi cho những bất ổn về lâu dài.

Thừa người, thiếu việc

“Hãy tưởng tượng hàng chục triệu người vừa tốt nghiệp đại học phải tranh nhau vài triệu việc làm thu nhập khá. Chúng tôi phải làm việc 7 giờ/ngày, mất thêm 3 giờ di chuyển và kết thúc một ngày tại nhà trọ với 4 người khác vì không đủ tiền thuê cho mình một nơi ở riêng. Công việc thậm chí không thú vị gì cả và những người trẻ như chúng tôi dần biến thành những cỗ máy” - cô gái trẻ tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc chia sẻ khi được hỏi về hiện tượng “guolaosi” (chết vì làm việc quá sức).

Không ít người lao động cam chịu làm việc như “cỗ máy” để mưu sinh Ảnh: REUTERS

Điều đáng lo là hiện tượng này không chỉ xuất hiện tại Trung Quốc. Hiện tượng này lần lượt được gọi là “karoshi” ở Nhật và “gwarosa” tại Hàn Quốc, qua đó phản ánh thị trường lao động châu Á đang trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

Trong giai đoạn 2006-2015, 10 quốc gia đông dân nhất châu lục tạo ra 135 triệu việc làm mới nhưng lực lượng lao động (từ 16-65 tuổi) lại tăng thêm 245 triệu người. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hồng Kông), những nước có sự thiếu hụt việc làm lớn nhất châu Á là Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan với con số lần lượt là 79 triệu, 23 triệu và 9 triệu. Con số này có thể còn tăng nếu tính luôn những phụ nữ tự nguyện hoặc buộc phải ở nhà làm nội trợ.

Thiếu việc làm không phải là vấn đề duy nhất. Thu nhập thấp của nhiều người lao động trong bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang cũng là bài toán nan giải. Tại Ấn Độ, tiền lương đã tăng gấp đôi kể từ năm 2006 nhưng giá cả tiêu dùng cũng tăng với tỉ lệ tương tự. Còn ở Indonesia, lương tháng tăng 85% thì mức sống cũng tăng 65%. Tại Philippines, tỉ lệ này là 71%-49%, còn Hàn Quốc là 47%-28%. Có thể thấy phần lớn thu nhập của người lao động được dành để chi trả cho sinh hoạt phí. “Tôi có thể mua được mọi thứ ở Bắc Kinh nhưng với giá thành đắt đỏ. Chúng tôi phải trả tiền bảo hiểm, đi lại và nhiều phí dịch vụ khác cao hơn nhiều ở quê nhà” - cô gái trẻ ở thủ đô Trung Quốc nói trên than thở.

Mối đe dọa từ robot

Đối mặt tình trạng thiếu việc và sự cạnh tranh khốc liệt, nhiều người lao động buộc phải làm những công việc không như ý. Các cuộc khảo sát chỉ ra hơn 1/3 công việc ở châu Á không hấp dẫn người lao động. Không có gì khó hiểu khi mức độ hài lòng về công việc cực thấp tại các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Không ít người lao động cam chịu làm việc như “cỗ máy” để mưu sinh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất.

Tại những nhà máy lớn, sự nhàm chán, đơn điệu thể hiện rõ trong công việc của công nhân - chỉ gói gọn trong một thao tác nhất định, lặp đi lặp lại ngày qua ngày. Trong những trường hợp tệ nhất, có người buộc phải sử dụng khẩu trang và quần áo bảo hộ cả ngày vì lý do an toàn lao động, khiến họ trông không khác gì robot....

http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/bi-kich-nguoi-hoa-may-20161001212958668.htm



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý 1/2024 đạt hơn 1.537 triệu tỷ đồng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung quý 1/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:...

Thủ tướng: Nỗ lực thực hiện '6 hơn' trong triển khai các dự án trọng điểm GTVT

Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ...

Trong quý 1/2024, số DN tạm ngừng kinh doanh nhiều hơn 14.1 ngàn so với số DN đăng ký thành lập mới

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, so sánh giữa số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong...

Du lịch hàng không đón tin vui: Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam đã vượt mức trước dịch

Lượng khách quốc tế đổ về Việt Nam đã vượt mốc trước đại dịch COVID-19, đạt hơn 4.6 triệu lượt người trong quý 1/2024.

Việt Nam xuất siêu 8.08 tỷ USD trong quý 1/2024 nhưng chủ yếu đến từ doanh nghiệp FDI

Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35.6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý...

Hơn 80% doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng quý 2 sẽ ổn định hoặc tốt hơn quý 1

Dữ liệu mới công bố mang lại cái nhìn tích cực hơn về nền kinh tế trong quý 2/2024. Theo đó, hơn 80% doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đặc biệt là ngành công...

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1/2024 ước đạt gần 614 ngàn tỷ đồng

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong quý 1/2024 theo giá hiện hành tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước đã phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh trong nước có xu...

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2024 tăng 6.18% so với cùng kỳ năm trước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản xuất công nghiệp trong quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6.18% so với cùng kỳ năm...

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm Cục trưởng Cục Hải quan TP HCM

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyên Vụ Trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng Cục Hải quan, giữ chức Cục Trưởng Cục Hải quan TP HCM từ ngày 2-4.

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98