Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhất trong 2 năm

30/10/2016 06:19
30-10-2016 06:19:13+07:00

Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhất trong 2 năm

Cuối cùng, kinh tế Mỹ cũng tăng trưởng mạnh trở lại, hãng tin CNNMoney cho biết.

Trong quý 3/2016, kinh tế Mỹ tăng trưởng ở mức 2.9%  so với cùng kỳ năm trước, mức tăng mạnh nhất trong 2 năm.

Đây là số liệu cuối cùng về tốc độ tăng trưởng kinh tế trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và cũng là một thông tin đáng mừng cho nền kinh tế quốc gia này. Bởi vì trong 6 tháng đầu năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ đã rất ảm đạm, chỉ hơn 1% khi tính bình quân.

Luke Bartholomew, Giám đốc quản lý các khoản đầu tư vào tài sản có thu nhập cố định tại Aberdeen Asset Management, cho hay: “Điều này cho thấy kinh tế Mỹ đang đi đúng định hướng đề ra”.

Mặc dù nền kinh tế Mỹ tăng mạnh trong quý 3/2016, nhưng tốc độ tăng trưởng của cả năm 2016 chỉ ở mức 1.7%, vẫn thấp hơn so với các chuẩn trong quá khứ.

Donald Trump, ứng cử viên Tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa, đã cho rằng tốc độ tăng trưởng quý 3/2016 vẫn rất “khiêm tốn”. Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế lại có cái nhìn lạc quan hơn: Barclays và công ty nghiên cứu High Frequency Economics cho rằng tốc độ tăng trưởng đang ở mức khá cao.

Bên cạnh đó, ông Trump cũng cho hay tốc độ tăng trưởng kinh tế trong cả năm qua rất “ảm đạm”. Ông cam đoan rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 4% nếu ông chiến thắng trong cuộc bầu cử. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của CNNMoney cho rằng điều này là không thực tế.

Trong quý 3/2016, người tiêu dùng tại Mỹ tiếp tục là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, trong khi hoạt động chi tiêu kinh doanh đã ít tác động tiêu cực hơn. Niềm tin của người tiêu dùng chạm đỉnh 9 năm trong tháng 9/2016, dữ liệu từ Conference Board cho thấy.

Một nhân tố khác cũng góp phần vào đà tăng trưởng trong quý 3/2016 là hoạt động thương mại, cũng là một vấn đề trọng tâm trong chiến dịch của ông Trump, người đã đe dọa sẽ áp dụng các mức thuế đối với Mexico cũng như Trung Quốc đồng thời hủy bỏ các thỏa thuận giao thương tự do như Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).  

Kim ngạch xuất khẩu tăng 10% trong quý 3/2016, mức tăng mạnh nhất trong gần 3 năm, phần lớn là nhờ đà nhảy vọt của lô hàng đậu nành. Trung Quốc là một trong những người mua lớn nhất đối với đậu nành Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp Mỹ tới Trung Quốc đã tăng 200% trong thập kỷ qua, dữ liệu từ USDA cho thấy.

Một lần nữa, sự gia tăng của kim ngạch xuất khẩu là thông tin tuyệt vời, nhưng có thể không kéo dài trong tương lai.

Trong phần lớn thời gian của năm 2016, các doanh nghiệp vẫn còn hàng tồn kho khá nhiều, qua đó tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, nhân tố về lượng hàng tồn đọng vẫn không thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 3/2016.

Các doanh nghiệp đã cắt giảm chi tiêu cho các trang thiết bị mới, do đó doanh số của trang thiết bị đã giảm 2.7%. Mặc dù một số chuyên gia vẫn đang tranh luận về các tác động của tình trạng bất ổn xoay quanh cuộc bầu cử đến chi tiêu kinh doanh, nhưng chi tiêu cho hoạt động kinh doanh đã giảm 4 quý liên tiếp. Nhiều chuyên gia kinh tế tin rằng các yếu tố khác, như đồng USD mạnh và nền kinh tế toàn cầu ảm đạm, đóng vai trò chủ chốt hơn trong việc cắt giảm chi tiêu cho trang thiết bị.

Tốc độ tăng trưởng mạnh đã góp phần tạo điều kiện để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất vào thời điểm cuối năm nay. Tốc độ tăng trưởng ảm đạm và báo cáo việc làm tồi tệ trong tháng 5/2016 đã khiến Fed trì hoãn việc nâng lãi suất vào đầu năm nay. Hiện thị trường dự báo Fed sẽ nâng lãi suất tại cuộc họp tháng 12/2016./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98