SBT tận dụng nhà máy đường HAGL ra sao trong cuộc chơi hội nhập?

05/10/2016 09:31
05-10-2016 09:31:00+07:00

SBT tận dụng nhà máy đường HAGL ra sao trong cuộc chơi hội nhập?

Hoàng Anh Gia Lai – HAGL (HAG) buộc phải bán cụm công nghiệp mía đường ở Lào nguyên nhân chính có lẽ không chỉ bởi vấn đề tài chính mà còn do Công ty chưa thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường đường Việt Nam cũng như tận dụng lợi thế của Lào. Vậy liệu Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (HOSE: SBT) hay Đường Biên Hoà (HOSE: BHS) có khai phá được hết tiềm năng khi tham gia vào thương vụ mua lại cụm công nghiệp mía đường ở Lào này?  

Tỷ suất sinh lời của nhà máy đường HAGL cao nhưng chưa kịch trần

HAGL đầu tư vào cụm nhà máy đường ở Lào cùng vùng nguyên liệu cánh đồng mẫu lớn với tổng đầu tư lên đến khoảng 70 triệu USD. HAGL đã có những lợi thế mà bất cứ doanh nghiệp đường nội địa nào cũng mơ ước là vùng nguyên vật liệu tập trung (thửa lớn), mía chữ đường cao (nhờ công nghệ trồng và giống mía tiên tiến từ Israel). Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng mía đường của HAGL trong năm 2015 ở mức 42%, cao gần gấp 3 lần mức trung bình 14.6% của các doanh nghiệp cùng ngành trong nước.

Dẫu vậy, phải nhìn nhận tỷ suất lợi nhuận gộp của HAGL đã giảm khá mạnh từ mức 64.1% trong năm 2013 xuống 42.4% năm 2015, giảm 34%. Nguyên nhân là do đơn vị tái cấu trúc vùng trồng mía sang trồng cỏ cho mảng chăn nuôi từ đầu năm 2015. Vì lý do gì mà HAGL phải tái cấu trúc, giảm đầu tư mảng đường trong khi lợi thế rất lớn và tỷ suất lợi nhuận gộp cũng cao đột biến?

Còn nhớ khi HAGL có ý định nhập lô hàng 30,000 tấn đường về Việt Nam để bán cho BHS gia công, tinh luyện và sau đó bán toàn bộ cho nước thứ ba qua các cửa khẩu phụ đã vấp phải sự phản đối gay gắt của Hiệp hội Mía đường. Hơn nữa, là lĩnh vực mới với HAGL, tập đoàn hoàn toàn thiếu hụt một kênh phân phối có lợi thế kinh tế nhờ quy mô (economies of scale).

Gặp khó trong công cuộc thâm nhập thị trường Việt và thiếu hụt kênh phân phối cùng khó khăn tài chính có lẽ là lý do cho việc HAGL phải bán mảng đường chỉ sau 3 năm hưởng quả ngọt trong bối cảnh giá đường thế giới đã phục hồi về mức cao nhất trong vòng 4 năm qua. Song, những điểm yếu của HAG trong mảng đường lại là điểm mạnh của chủ nhân mới cụm nhà máy đường tại Lào - “ông vương” ngành đường Việt Nam Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Groups) với hai mũi nhọn là SBT và BHS mà tương lai cũng sẽ sáp nhập lại thành một đầu tàu.

Vũ khí để chinh phục đấu trường quốc tế

Lào thuộc một trong những nước được hưởng ưu đãi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Liên minh Châu Âu (EU) dựa trên chương trình ưu đãi thuế phổ cập mới (General Scheme of Preference - GSP) đối với các nước chậm phát triển nhất (Least Developed Countries - LDC) trong khi Việt Nam đã không còn thuộc nhóm này mà di chuyển lên nhóm những nước đang phát triển (Developing Countries). Dĩ nhiên, sản phẩm đường (bao gồm đường trắng và đường thô) có xuất xứ từ Lào cũng nằm trong nhóm hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu và phi hạn ngạch vào thị trường EU.

Đối với các nước không được hưởng ưu đãi từ GSP thì việc xuất khẩu đường sang EU được giám sát bằng ba hạng mục chính gồm quản lý hạn ngạch, giá tham chiếu và giá tối thiểu đảm bảo cho người trồng và các biện pháp thương mại.

Thứ nhất, EU có thể nhập khẩu ở mức tối thiểu 1,374 triệu tấn đường, theo quy định của WTO, nhằm cho mục đích sản xuất nhiên liệu sinh học và các mục đích phi thực phẩm.

Thứ hai, ngưỡng giá tham khảo của EU cho đường trắng và đường thô được cố định lần lượt tại 404.4 EUR và 335.2 EUR mỗi tấn đường thô.

Thứ ba, EU chủ yếu nhập khẩu dưới dạng đường mía thô để tinh chế, từ châu Phi, Caribê và các quốc gia Thái Bình Dương (ACP) và các nước kém phát triển nhất (LDC), là những nước mà được hưởng lợi từ miễn thuế nhập khẩu, phi hạn ngạch vào thị trường EU.

Như vậy, theo cả 3 điều kiện trên thì bất kỳ doanh nghiệp nào xuất khẩu trực tiếp sản phẩm đường qua EU từ Việt Nam thì sẽ không có lợi thế cạnh tranh. Nhưng theo điều khoản thứ ba (cũng là một trong những điều kiện của GSP) thì đường sản xuất tại Lào của HAGL hoàn toàn hội đủ điều kiện để thâm nhập thị trường EU.

Quy mô tiêu thụ đường của EU khá lớn không chỉ dành cho công nghiệp thực phẩm mà còn cả phi thực phẩm. Trong khi đó, năng lực sản xuất của nhà máy đường HAGL ở mức 50,000 đến 85,000 tấn/năm và cho dù SBT có nâng công suất thì vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ chưa tới 1% trong lượng tiêu thụ đường của EU. Giá thành sản xuất bình quân của nhà máy đường HAGL ở mức 170-180 EUR, thấp hơn 30-50% so với sản phẩm từ Brazil và mức giá nhập khẩu tham khảo của EU.

Ngoài ra, giai đoạn hiện tại chính là thời điểm thích hợp nhất để thâm nhập thị trường EU khi mà đối tác thương mại lớn của ngành đường EU là Brazil (chiếm 80% kim ngạch đường nhập khẩu của EU) đang gặp khó khăn không chỉ từ điều kiện thời tiết bất lợi mà còn bất ổn địa chính trị khiến cho nguồn cung gián đoạn.

Rõ ràng rằng, nếu SBT có tham vọng xuất khẩu sản phẩm sang EU để đa dạng hóa thị trường tiêu thụ tránh phụ thuộc vào thị trường Việt Nam thì thương vụ mua lại nhà máy đường HAGL tại Lào sẽ giải quyết được nhiều khó khăn.

Theo chia sẻ của bà Đặng Huỳnh Ức My – Phó Chủ tịch TTC Groups với Bloomberg vào cuối tháng 9/2016 thì 1/3 sản lượng nhà máy đường tại Lào sẽ được xuất khẩu sang Châu Âu trong 5 năm tới. Mặt khác, cụm công nghiệp mía đường này vẫn tiếp tục nhận được những ưu đãi lớn về chính sách như thuế, tiền sử dụng đất từ Chính phủ Lào.

Được biết, ngoài việc huy động 2,000 tỷ đồng để chuẩn bị cho thương vụ mua cụm công nghiệp mía đường tại Lào thì SBT và BHS đồng thời cũng tiến hành xây dựng thương hiệu mới và hệ thống phân phối sản phẩm.

Sản phẩm mang thương hiệu TSU và Mimosa

 

Như SBT, đơn vị này đã cho ra dòng sản phẩm cao cấp mang thương hiệu TSU dành cho thị trường bán lẻ và cao cấp, song song với thương hiệu Mimosa hiện tại dành cho thị trường công nghiệp và trung bình thấp. Gần đây, SBT đầu tư 12 triệu USD (260 tỷ đồng) để thành lập Công ty TNHH Tư nhân Đầu tư TSU ở Singapore và tiến hành sáp nhập Công ty TNHH Thành Thành Công Gia Lai (thành lập năm 2015). Điều này cho thấy Công ty đang dần dịch chuyển sang sử dụng các hoạt động nội bộ để tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro trong việc sử dụng dịch vụ thuê ngoài của Global Mind Commodities (GMC) có trụ sở tại Singpore (đơn vị mà BHS đang sử dụng dịch vụ phân phối sản phẩm với chi phí 220 tỷ đồng). Sự đồng điệu thương hiệu giữa sản phẩm TSU và Công ty TNHH TSU cho thấy SBT có lẽ đang muốn thông qua Công ty TNHH Tư nhân Đầu tư TSU để xuất khẩu sản phẩm đường TSU.

Chung quy lại, trên con đường chuẩn bị thâm nhập thị trường quốc tế của SBT thì nhà máy đường HAG tại Lào chính là chìa khóa. Và mục tiêu 1/3 sản lượng tại đây sẽ được xuất khẩu sang Châu Âu trong 5 năm tới sẽ không quá khó nếu SBT nói riêng và TTC Groups nói chung phát huy được hết lợi thế của cụm nhà máy đường này./.

General Scheme of Preference - GSP là chương trình ưu đãi thương mại đơn phương của EU nhằm giúp các nước đang phát triển tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thông qua miễn/giảm thuế nhập khẩu vào thị trường EU, qua đó các nước đang phát triển có thể tăng thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm.

GSP của EU bao gồm:

1)      Ưu đãi thuế quan phổ cấp: Giảm thuế cho các nước được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập – gọi là “nhóm Standard GSP”, với khoảng 66% tổng các dòng thuế.

2)      Ưu đãi đặc biệt: Miễn thuế (Zero duties) đối với các nước thực hiện tốt các tiêu chuẩn về nhân quyền, quyền lao động và các công ước về phát triển bền vững và quản trị tốt. Gọi là nhóm GSP+. Để được vào nhóm GSP+ các nước thuộc nhóm Standard GSP có thể làm đơn để được xét chuyển sang nhóm này, trừ Trung Quốc, Colombia, India, Indonesia, Thailand và Vietnam.

3)      Miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu và hạn ngạch (full duty free, quota free): Dành riêng cho các nước Kém-Phát Triển (Least Developed Countries – LDCs). Nhóm nước này được miễn thuế nhập khẩu và miễn hạn ngạch nhập khẩu đối với mọi hàng hóa nhập khẩu vào EU, trừ vũ khí. Gọi là “nhóm miễn thuế mọi thứ trừ vũ khí” (Everything But Arms (EBA)./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98