Xuất khẩu 20 tỷ USD, nông sản, thực phẩm vẫn "lép vế" trên thị trường

04/10/2016 13:55
04-10-2016 13:55:46+07:00

Xuất khẩu 20 tỷ USD, nông sản, thực phẩm vẫn "lép vế" trên thị trường

Năm 2015, xuất khẩu nông sản, thực phẩm đạt khoảng 20 tỷ USD, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thị trường trong nước và cả ở thị trường quốc tế, thực phẩm của Việt Nam thường chịu thua thiệt về giá cả, về sự quan tâm của khách hàng so với các sản phẩm tương tự của nhà cung cấp khác cho dù chất lượng không hề thua kém, the Vietnam+ đưa tin.

Rất nhiều mặt hàng của Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu.

Chính vì vậy việc xây dựng Chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam là một trong những yêu cầu được đặt ra tại hội thảo do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (Eu-Mutrap) tổ chức sáng nay (4/10), tại Hà Nội.

Theo bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Vĩnh Hoàn, Nông sản của Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại, thị trường mù mờ, nhiều sản phẩm lệ thuộc vào thương lái nước ngoài. Gần đây tuy có xuất khẩu một số trái cây vào thị trường các nước phát triển nhưng nhỏ lẻ, không có sự nhận biết rõ ràng về sản phẩm hoặc thương hiệu.

Chỉ ra những bất cập trên, bà Tâm cho rằng, trong các khâu của chuỗi sản xuất, từ giống, chất lượng, tiêu chuẩn hóa, an toàn vệ sinh, kỹ thuật chế biến, bán hàng... khâu nào cũng có những vấn đề, thậm chí doanh nghiệp có sản phẩm tốt nhưng không biết bán hàng, không có thị trường vững chắc, dẫn đến sản xuất không phát triển.

Do vậy, xây dựng thương hiệu là công cụ hết sức cần thiết để phát triển thị trường cho nông sản, thực phẩm Việt Nam. Cụ thể, các doanh nghiệp sản xuất và thương mại phải tham gia chuỗi sản phẩm để cùng sử dụng nguồn tài nguyên và thị trường qua đó có thể tiết giảm được chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

C​ùng ý kiến trên, ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, Việt Nam có một nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú, rất khác biệt với sản phẩm của nhiều nước trong khu vực châu Á và đang được các hiệp hội, tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp thực hiện tích cực tại nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.

Tuy nhiên, ở tầm quốc gia, những cố gắng đơn lẻ của từng mặt hàng sẽ không tạo nên sức mạnh chung và làm người tiêu dùng nước ngoài chưa nhận thức được đầy đủ và đánh giá đúng mức về chất lượng, giá trị hàng hóa và năng lực cung cấp các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam.

"Do các thương hiệu sản phẩm thường được đặt trong những vị thế riêng lẻ nên việc quảng bá sản phẩm thực phẩm Việt Nam tại các thị trường ngoài nước được thực hiện rời rạc, hiệu quả thấp," ông Sơn nói.

Cục Xúc tiến thương mại, CBI và Dự án Eu-MUTRAP đã ký Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác thực hiện Chương trình xây dựng Chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam.

Thực tế cho thấy, khi đánh giá một sản phẩm thực phẩm, khách hàng nước ngoài thường không chỉ xem xét riêng sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó mà còn quan tâm xem xét, đánh giá nó trên nền của ngành thực phẩm của cả quốc qua.

Kinh nghiệm từ Hàn Quốc cho thấy, Chính phủ Hàn Quốc xác định ngành công nghiệp thực phẩm là một trong những nền tảng cho sự phát triển của Hàn Quốc nói chung và văn hóa nói riêng. Đi kèm với đó là số lượng nhà hàng Hàn Quốc tại nước ngoài đang tăng mạnh, dự đoán sẽ đạt con số 40.000 vào năm 2017.

Không những thế việc phát triển rộng rãi của thực phẩm cũng cải thiện mạnh cơ hội kinh doanh cho các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, nhà hành, du lịch cũng như văn hóa của nước này...

http://www.vietnamplus.vn/xuat-khau-20-ty-usd-nong-san-thuc-pham-van-lep-ve-tren-thi-truong/409172.vnp





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98