Chiến lược thời hội nhập (kỳ 2): Làm cách nào để đón đầu cơ hội và hóa giải nguy cơ?

13/11/2016 11:16
13-11-2016 11:16:00+07:00

Chiến lược thời hội nhập (kỳ 2): Làm cách nào để đón đầu cơ hội và hóa giải nguy cơ?

Bất kỳ ở thời đại nào, khi môi trường thay đổi, doanh nghiệp đều luôn phải đối đầu với một trong hai điều: cơ hội hay đe dọa.

* Chiến lược thời hội nhập Kỳ 1: chiến lược công ty là tăng trưởng, ổn định hay suy thoái?

Vậy doanh nghiệp nào sẽ hưởng cơ hội và doanh nghiệp nào sẽ bị đe dọa? Đây là một câu hỏi khó có thể đưa ra một câu trả lời chính xác khi những con số thống kê cần thiết để phân tích không dễ tiếp cận và cũng rất khó biết đâu là số liệu chính xác.

Tuy nhiên, nhìn chung thì các doanh nghiệp có cơ hội trực tiếp chính là những doanh nghiệp xuất khẩu. Vì một khi hàng rào thuế quan hoặc hàng rào thông tin bị phá bỏ, doanh nghiệp sẽ có cơ hội để tiếp cận thị trường mới dễ dàng hơn.

Đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm có cơ hội, thì chiến lược của họ chính là kinh doanh phát triển thị trường.

Tuy nhiên, việc phát triển thị trường sang một quốc gia mới không là điều dễ, nó thuộc phạm trù kinh doanh quốc tế nên doanh nghiệp phải biết cách chọn lựa con đường mình đi một cách phù hợp. Dễ nhất là con đường xuất khẩu. Đây là con đường mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đi.

Tuy nhiên, hàng chục năm nay, con đường xuất khẩu này vẫn chỉ là con đường gia công hay xuất khẩu qua trung gian. Con đường này ai cũng biết dễ dàng nhưng chua cay vì phụ thuộc vào bên thứ ba. Một khi giá gia công của Việt Nam không mang tính cạnh tranh so với các nước khác, lập tức doanh nghiệp mất đơn hàng.

Một số doanh nghiệp thông qua người thân đang sinh sống tại hải ngoại có thể kết nối được một vài chuyến xuất hàng, nhưng sau đó thì sao? Muốn phát triển thị trường mà không có tiếp thị thì không thể phát triển kinh doanh được. Khi ở nước ngoài, tôi thường đi vào các siêu thị và cố tìm các hàng hóa được xem là thế mạnh của Việt Nam được bán ra sao. Chẳng hạn như gạo, tìm đỏ mắt mới thấy nằm đâu đó ở góc kệ hàng. Trong khi đó, gạo Thái Lan, với bao bì in đầy chữ Việt, trưng bày thành từng hàng, từng dãy ngay lối vào siêu thị. Không cần tìm cũng thấy. Đây chính là vấn đề tiếp thị.

Các doanh nghiệp Việt Nam rất muốn thay đổi. Nhiều doanh nghiệp lớn đã bỏ không ít tiền để mang chuông đi đánh xứ người với mong muốn gầy dựng thương hiệu Việt trên đất ngoại. Nhưng hình như ít ai thành công. Vấn đề là ít ai chịu nhìn lại xem tại sao mình thất bại. Hãy quên cái thành tích vang dội của mình ở thị trường nội địa đi, đến một thị trường mới sẽ chẳng ai biết mình. Nhiều khi, những thương hiệu mang chữ “Vina” vì lòng tự tôn dân tộc lại là một bất lợi vì trong suy nghĩ của người tiêu dùng nước ngoài các hàng hóa “made in Việt Nam” chẳng khác gì mấy “made in China” gắn liền với nhiều tiêu cực. Đó là chưa kể đến các khó khăn về đặt hàng, giao hàng, thanh toán khiến các siêu thị ngoại chọn hàng hóa của nhà cung cấp tại chỗ. Chính vì thế trong kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài ít khi chọn con đường mở mới (green-field development) mà họ chọn con đường M&A bằng cách mua lại một doanh nghiệp địa phương. Từ đó làm bàn đạp để phát triển.

Vậy thì khi cơ hội mở ra nhờ hội nhập, làm sao để phát triển và bán được vào thị trường nước ngoài. Theo tôi, việc đầu tiên cần phải làm là doanh nghiệp phải hiểu thị trường mà mình đang nhắm đến ra sao? Tâm lý và nhu cầu của khách hàng như thế nào? Nếu chưa biết những điều này thì khó có thể thành công. Quay lại câu chuyện tại thị trường Mỹ, tại sao nhiều hàng hóa của Thái Lan lại mang tiếng Việt và tiếng Anh? Đơn giản là vì họ muốn tấn công vào thị trường người Việt tại Mỹ.

Lấy một thí dụ khác, về mì ly, một mặt hàng thuộc thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Khi tôi tiến hành một khảo sát nhỏ so sánh mì ly của một công ty nổi tiếng ở Việt Nam và một nhãn hàng khác đang bán chạy ở Mỹ. Về chất lượng thì có thể nói mỳ Việt Nam ngon hơn, giá như nhau nhưng mì Việt Nam lại bán không chạy bằng loại kia. Lý do rất đơn giản vì sự tiện dụng. Mì bán chạy là ly mì không có gói gia vị riêng, nó được bỏ chung vào trong ly. Người tiêu dùng, thường là mua để ăn trưa, họ chỉ cần mở nắp, pha nước sôi thế là xong.

Với ly mì Việt Nam thì người dùng phải tìm chỗ để vứt bỏ gói dầu vì chẳng ai dám ăn, gói gia vị thì khó mở, xé không ra, có khi mở được thì lại bắn tung tóe. Bực mình nên chẳng ai muốn mua dù ngon hơn.

Đọc tiếp tại đây...



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.

Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Chiều 28/03, Công an TPHCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01), Công an TPHCM đã khởi tố và xử lý hình sự 27 bị can về các tội vi phạm quy định về khai thác...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM là nơi có nhiều cơ hội, dư địa để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM có nhiều dư địa, cơ hội, nhiều đơn đặt hàng để các nhà khởi nghiệp nghiên cứu.

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Bắt tạm giam nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 27/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và ông Phạm Hoàng...

Chợ Bến Thành, Tân Định... có lợi thế phát triển nhờ metro

Các Sở An toàn thực phẩm (ATTP), QHKT TP.HCM, Phòng kinh tế quận 6…đều nhìn nhận chợ truyền thống đang dần bị thu hẹp nhưng không hề mất đi.

Quý 1, TP.HCM dẫn đầu cả nước về số dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư. Còn, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới, điều chỉnh vốn và...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng nhận án 8 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng vốn FDI vào Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 6.17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc khi tăng 13.4% so với cùng kỳ năm 2023. 

Đề nghị truy tố 254 bị can trong ‘đại án đăng kiểm’

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can liên quan đến đại án tiêu cực ngành đăng...

Thị trường 'ấm dần', xuất khẩu ngành hàng dệt may đón cơ hội để tăng tốc

Để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may tiếp tục đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98