Không có TPP thì còn RCEP

24/11/2016 13:48
24-11-2016 13:48:29+07:00

Không có TPP thì còn RCEP

Không còn gì để bàn về việc thực hiện hiệp định TPP trong thời điểm hiện tại, nhưng các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vẫn đang tiếp tục. RCEP sẽ kết nối ba thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN trong một thỏa thuận liên quan đến hàng hoá, dịch vụ và đầu tư.

Theo báo cáo của HSBC, sẽ có rất nhiều ẩn số sau khi ông Donald Trump thắng cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ không có nhiều cơ hội được thông qua và Mỹ nhiều khả năng sẽ trở thành quốc gia bảo hộ các nền công nghiệp trong nước.

Nhưng không hẳn tất cả niềm hy vọng đều tắt. Các cuộc đàm phán cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP) đang diễn ra và vòng đàm phán thứ 15 đã kết thúc vào tháng trước. RCEP bao gồm 10 nước trong nhóm ASEAN-10, cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand – những nước mà ASEAN đã ký kết kết hiệp định thương mại tự do. Tuy phạm vi của Hiệp định RCEP hạn chế hơn so với Hiệp định TPP khi mà thỏa thuận cuối cùng nhiều khả năng sẽ đầy đủ những miễn trừ cụ thể của từng quốc gia và nhiều biểu thuế sẽ vẫn giữ nguyên nhưng kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy khối lượng giao dịch thương mại toàn châu Á tăng lên và khuyến khích đầu tư vào các chuỗi cung ứng mới.

RCEP là gì?

RCEP là một hiệp định thương mại được khối ASEAN tiên phong xây dựng, RCEP gói gọn hoạt động đối với các nền kinh tế mà ASEAN đã ký kết hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, trong tương lai, Hiệp định RCEP có thể được mở rộng để kết nạp thêm nhiều quốc gia khác. Hiện tại, Hiệp định RCEP đã đi tới vòng đàm phán thứ 15, nhiều khả năng sẽ bị kéo dài qua năm 2017 và kết thúc vào vào giữa năm 2017.

Điểm nhấn của RCEP là chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ.

Bản đồ 1: Mức độ bao phủ của Hiệp định RCEP: ASEAN và các đối tác FTA

Điểm nhấn thứ hai là Trung Quốc có tham gia vào RCEP (trong khi đó lại không có Mỹ, cùng với tất cả các nền kinh tế khác không thuộc châu Á). Nếu việc cắt giảm thuế quan có thể được giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cả ba nước này đều thuộc sáu đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, Hiệp định  RCEP có thể đưa các nhà xuất khẩu Mỹ vào thế bất lợi nếu như TPP không được thông qua.

Lợi ích của RCEP

RCEP khuyến khích đầu tư mới các chuỗi cung ứng và đem lại một số hỗ trợ cho các hoạt động thương mại và GDP trên khắp châu Á. Biểu đồ 1 cho thấy rằng Singapore có lợi ít nhất, trong khi Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ RCEP. Một mặt, Việt Nam sẽ tham gia vào các thỏa thuận mới và có lợi ích đáng kể đến từ việc nguồn cung ứng sản xuất từ ​​Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tăng lên.

Biểu đồ 1: RCEP có thể không thúc đẩy tăng trưởng sản lượng như TPP có thể làm nhưng những lợi ích sẽ được chia sẻ công bằng hơn khắp châu Á.

Đối với ASEAN, RCEP cho phép một cách hiệu quả sự đồng quy giữa các hiệp định và giúp thu hút các công ty nước ngoài đến với cơ sở sản xuất tại đây.

 

Mặc dù đang có xu hướng tăng chủ nghĩa bảo hộ tại các thị trường phát triển nhất định, các chính phủ châu Á phần lớn vẫn duy trì cam kết tự do hóa thương mại. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của Trung Quốc, khi mà mở rộng việc khuyến khích đầu tư ra nước ngoài thông qua sáng kiến "Một vành đai, một con đường".

ASEAN, Nhật Bản, và Hàn Quốc là đối tác xuất khẩu lớn thứ tư, thứ năm và thứ sáu của Trung Quốc, với sự kết nối liên thông chuỗi cung ứng quan trọng, đặc biệt là trong trường hợp của ASEAN. Trong khi Trung Quốc đã ký FTA với ASEAN và Hàn Quốc, cùng với mong muốn tăng cường đầu tư ra bên ngoài, những mối liên kết thương mại và kinh tế thực sự mạnh mẽ với các nước thuộc Hiệp định RCEP sẽ nâng cao những lợi thế kinh tế của Hiệp định RCEP.

Hiện nay mọi người có thể đang dồn quá nhiều tập trung vào khả năng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP không được thông qua mà quên đàm phán của các hiệp định tự do thương mại khác vẫn đang tiếp diễn. Một trong những đàm phán quan trọng có thể kể đến là FTAAP - Khu vực tự do Thương mại châu Á Thái Bình Dương, một sáng kiến do APEC khởi xướng cách đây 20 năm, kết nối 21 nền kinh tế trên thế giới bao gồm cả Mỹ và Trung Quốc. FTAAP bao phủ 60% GDP toàn thế giới và 50% giá trị thương mại toàn cầu. Văn kiện thống nhất của FTAAP đã được hoàn tất và chương cuối của FTAAP đang được gấp rút thực hiện.

Một hiệp định thương mại khác với quy mô nhỏ hơn tập trung vào châu Á có thể kể đến Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hiệp định này kết nối ba nền kinh tế tiêu dùng lớn nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á), tạo ra khu vực tự do thương mại giữa 16 nền kinh tế châu Á và đóng góp khoảng 22,400 tỉ đô la Mỹ GDP và 10,000 tỉ đô la Mỹ giá trị thương mại thế giới. Hiệp định này đặc biệt sẽ có lợi cho khối các nước Đông Nam Á do nó sẽ giảm thiểu những bất cập giữa các hiệp định tự do thương mại trước đó, từ đó đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của khu vực này.

Cho dù có hay không có TPP, nước Mỹ vẫn là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi sát sao những động thái tiếp theo, đồng thời cần giữ vững tinh thần tiến lên phía trước để tận dụng mọi lợi thế có được từ các hiệp định thương mại đang trong vòng đàm phán. Mặt khác, việc cần làm song song là xây dựng một thị trường nội địa vững mạnh.

Ông Phạm Hồng Hải – Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam

 

Xem thêm tại đây







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98