Ngân hàng Nhà nước dám “đấu” về tỷ giá đến mức nào?

30/11/2016 14:05
30-11-2016 14:05:25+07:00

Ngân hàng Nhà nước dám “đấu” về tỷ giá đến mức nào?

Như Vneconomy đã đề cập ở bản tin trước, đầu tuần này thị trường xuất hiện hai tín hiệu mạnh đè tỷ giá USD/VND đi xuống khá nhanh. Lực đè có thể mạnh đến đâu?

Sau thông điệp sẵn sàng can thiệp, Ngân hàng Nhà nước hành động ngay để giữ niềm tin. Bởi nếu niềm tin trên thị trường bị lung lay, nguồn lực để bình ổn sẽ tốn kém hơn.

Sau thông điệp lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đưa ra cuối tuần qua, tỷ giá USD/VND liên tục điều chỉnh, đặc biệt trong hai ngày 28 và 29/11.

Tuy nhiên, hướng bật lại cuối chiều 29/11 của giá USD trên thị trường liên ngân hàng cho thấy đợt biến động nổi bật từ trung tuần tháng 11/2016 đến nay vẫn tiềm tàng.

Nhưng về tổng thể, xu hướng điều chỉnh của tỷ giá USD/VND vừa gợi mở có cơ sở thực tế. Trước hết và quan trọng, cũng như có tác động lớn (dù khó lượng hóa) là yếu tố niềm tin.

Để bình ổn, nhà điều hành phải có thông điệp rõ ràng. Thông điệp phải đi cùng hành động. Hành động phải đủ liều. Tổng thể chuỗi điều hành này sẽ tạo niềm tin trên thị trường, từ đó dẫn dắt kỳ vọng của thị trường đi đến mục tiêu nhà điều hành cần đạt được.

Ngược lại, nếu chỉ nói suông, thông điệp chỉ mang tính trấn an và hành động nửa vời, niềm tin trên thị trường có thể bị mai một, chi phí tạo lập lại nó sẽ càng lớn, tâm lý tiêu cực có thể loang rộng và tạo biến động khó kiểm soát…

Đợt biến động này, với những gì đang diễn ra, Ngân hàng Nhà nước cho thấy sự tôn trọng yêu cầu trên: nói rõ, nói và làm ngay, làm cần đủ liều, để thị trường tin.

Ngay sau thông điệp sẵn sàng bán ra ngoại tệ can thiệp, cùng cảnh báo tỷ giá USD/VND có thể có đảo chiều, ngày 28/11 Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước phát đi một tín hiệu chốt chặn: sẵn sàng bán ra USD nếu thị trường cần với mức giá thậm chí còn thấp hơn trần biên độ.

Nối tiếp, ngày 29/11, sở này tiếp tục củng cố thông điệp trên, khi cho thấy sẵn sàng bán USD với giá thấp hơn 50 VND so với trần - mức mà đợt tăng trong tuần trước đã từng gây áp lực.

Nói cách khác, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố với thị trường rằng, các nhu cầu ngoại tệ không cần phải quyết mua với mức giá cao nhất, mà nhà điều hành sẵn sàng bán cho họ với giá thấp hơn nhiều.

Thị trường lập tức tin. Thứ nhất, tỷ giá USD/VND lập tức thoái lui khá nhanh và mạnh. Thứ hai, đến cuối ngày 29/11, một số ngân hàng thương mại đã “dám” bán ngoại tệ âm trạng thái.

Bởi lẽ, chỉ khi tin có chỗ dựa nguồn cung, tin vào sự sẵn sàng bán can thiệp nói trên của Ngân hàng Nhà nước, họ mới để âm trạng thái, thay vì tích cốc phòng cơ mà đẩy dương cao.

Thứ nữa, mặc dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẵn sàng bán đáp ứng nhu cầu ngoại tệ với giá thấp hơn trần khá sâu như vậy, nhưng chưa có trường hợp nào phải xin mua và mua từ nhà điều hành. Bởi vì, họ vẫn mua được trên thị trường với giá thấp hơn. Thực tế trong hai ngày 28 và 29/11, giá USD giao dịch trên liên ngân hàng thấp hơn giá Ngân hàng Nhà nước chào bán khoảng 40-50 VND.

Điều đó có nghĩa, nhà điều hành vẫn chưa phải tung ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối ra can thiệp. Thị trường vẫn tự dưỡng được, thanh khoản vẫn đảm bảo, các nhu cầu ngoại tệ vẫn đang được đáp ứng với giá dưới trần.

Nhưng trong tình huống khác, giả dụ cầu thực sự mạnh lên, thị trường cần can thiệp thực sự, thì Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ra được mức độ nào?

Không có câu trả lời cụ thể. Nhưng có những cơ sở để tham khảo.

Thứ nhất, đến thời điểm này, dự trữ ngoại hối quốc gia đã ở mức trên 41 tỷ USD, cải thiện hơn rất nhiều so với nửa cuối 2015 - quãng căng thẳng của tỷ giá USD/VND.

Thứ hai, cân đối cung - cầu ngoại tệ của nền kinh tế vẫn thuận lợi. Nửa đầu năm nay, cán cân tổng thể thặng dư ở mức rất cao, ước tính tới 6,6 tỷ USD. Cân đối này có thể suy giảm hoặc đảo chiều nhất định trong nửa cuối 2016, nhưng một số dự báo vẫn ước tính có thặng dư hơn 3 tỷ USD.

Điểm được chú ý là, từ đầu năm đến nay Ngân hàng Nhà nước đã mua vào tới hơn 11 tỷ USD, vượt xa mức độ thặng dư của cán cân tổng thể nói trên. Vậy nên, nếu buộc phải bán ra can thiệp, thì mức độ bán ra có thể xem là “sự trả lại bình thường” cho thị trường khi thị trường cần sau khi sau khi đã có mức mua vào vượt xa khá lớn đó.

Như trên, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông điệp bình ổn, có hành động cụ thể và rõ ràng để tạo niềm tin trên thị trường. Nhưng, biến số từ bên ngoài vẫn là thử thách lớn.

Đó là, như vừa thể hiện trong đợt biến động này, đồng USD và các đồng tiền trên thế giới cho thấy khả năng biến động rất mạnh. Mức độ của áp lực bên ngoài dồn lên tỷ giá trong nước, cũng như mục tiêu giữ ổn định của Ngân hàng Nhà nước, có độ khách quan lớn và khó lường, dù năm 2016 chỉ còn vỏn vẹn một tháng nữa trước khi tính tiếp mục tiêu, định hướng ứng xử cho 2017.

Thêm nữa, trong một cân đối quan trọng khác, Ngân hàng Nhà nước đang có chủ ý để lãi suất VND lên vùng hợp lý hơn trên liên ngân hàng để góp phần ổn định tỷ giá, mà bình ổn cả lãi suất và cân đối thanh khoản hệ thống cũng là một thử thách đang vào thời điểm khó khăn hơn.

http://vneconomy.vn/tai-chinh/ngan-hang-nha-nuoc-dam-dau-ve-ty-gia-den-muc-nao-20161130120011521.htm





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Theo lãnh đạo Công an TP Hà Nội, Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân Bùi Thị Hoài Anh đã lừa đảo 8 bị hại với số tiền 338 tỷ đồng.

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó...

Eximbank vinh dự nhận giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc từ Citibank

Ngày 26/3/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vinh dự được Citibank trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc” (USD Payments...

MSB nói gì về việc khách hàng bị mất 58 tỷ trong tài khoản?

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) vừa có thông tin phản hồi về trường hợp một khách hàng tại Hà Nội phản ánh mất số tiền hơn 58 tỷ đồng trong tài khoản.

Vụ Trương Mỹ Lan: Cựu cục trưởng thanh tra 'xấu hổ' vì nhận hối lộ 5,2 triệu USD

Nhận hối lộ 5,2 triệu USD từ thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) trình bày rất ân...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98