NHP – HKB – KVC lao dốc thẳng đứng: Các điểm chung đáng suy ngẫm

01/11/2016 14:25
01-11-2016 14:25:11+07:00

NHP – HKB – KVC lao dốc thẳng đứng: Các điểm chung đáng suy ngẫm

Thị trường hiện nay đang chứng kiến quá nhiều cổ phiếu giảm mạnh với nhiều phiên nằm sàn liên tiếp, có cố phiếu thậm chí đã bay mất cả 80% hay 90% giá trị chỉ trong thời gian ngắn.

Vẫn lao dốc dù không có tin xấu

Trong 3 tháng vừa qua, bối cảnh thị trường có thể nói là tốt, VN-Index đã từng chinh phục mốc 690 điểm, mốc cao nhất kể từ năm 2008 đến nay và hiện đang giằng co quanh 670 điểm. Dẫu vậy vẫn tồn tại những trường hợp đi ngược với thị trường một cách quá mức. Đó là trường hợp của NHP trong hơn nửa tháng quá giá đã giảm từ 15,500 đồng xuống 6,800 đồng, mất đi 56% giá trị với 8 phiên nằm sàn liên tiếp. Hay HKB cũng giảm mạnh từ 30,600 đồng/cp xuống 4,500 đồng/cp, mất đi 85% giá trị trong hơn 3 tháng qua. Bi đát không kém, KVC đã trải qua 10 phiên bám sàn liên tiếp, rớt một mạch từ 11,500 đồng/cp xuống 3,000 đồng/cp.

Trường hợp lao dốc của NHP, HKB, KVC vừa đi ngược thị trường lại vừa khó có thể lý giải khi mà kết quả kinh doanh quý 3/2016 vừa mới công bố của cả ba doanh nghiệp đều không phải quá tệ, thậm chí còn phần rất khả quan. Đồng thời lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng không có cú sốc nào đáng kể.

Cụ thể, NHP cho thấy tín hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh chính khi mà doanh thu tăng gấp đôi đạt 48 tỷ đồng khiến lãi gộp cũng tăng trưởng 112% lên mức 3.8 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí và chịu lỗ hoạt động khác 192 triệu đồng, Công ty vẫn có lãi ròng 1.7 tỷ, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Còn HKB công bố BCTC quý 3/2016 với 139 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 6.6 lần và lợi nhuận ròng 9.4 tỷ đồng, tăng vọt so với con số 211.3 triệu đồng cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do nguồn vốn tín dụng tài trợ từ các ngân hàng cho Công ty cao hơn trong khi cùng kỳ năm trước bị gián đoạn bởi việc tái cấu trúc ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương. Trong quý, HKB cũng đã đưa dây chuyền chế biến hồ tiêu cao cấp vào hoạt động; nguyên liệu hạt tiêu có giá hợp lý do đã thu mua vào thời điểm trước đó góp phần gia tăng lợi nhuận; cũng như đẩy mạnh sản xuất và xuất bán hồ tiêu, có dòng sản phẩm tiêu sạch tiêu chuẩn ASTA với chất lượng và giá trị gia tăng cao.

Và KVC nhờ trong quý 1 và quý 2 nhận được một số đơn hàng lớn và đã thực hiện được trong quý 3/2016 khiến doanh thu tăng mạnh 80% đạt hơn 171 tỷ đồng và lãi ròng đạt 10.6 tỷ đồng, gấp 9 lần cùng kỳ năm trước.

Cùng tăng vốn khủng, cùng có nguy cơ vỡ kế hoạch

Cả ba doanh nghiệp ngoài điểm chung kết quả kinh doanh quý 3 khả quan nhưng cổ phiếu vẫn lao dốc thì còn điểm chung khác là cùng tăng vốn mạnh trong năm qua.

Tháng 9 vừa qua, NHP vừa hoàn thành đợt tăng vốn từ 175 tỷ đồng lên 275 tỷ đồng nhờ phát hành 610 ngàn cp để trả cổ tức cổ phiếu và 9.5 triệu cp cho cổ đông hiện hữu giá 10,000 đồng/cp. HKB thì tiến hành tăng vốn mạnh từ 200 tỷ lên 500 tỷ đồng bằng phát hành 30 triệu cp cho cổ đông hiện hữu và chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 8%. Và KVC tăng vốn gấp 3 lần từ 165 tỷ đồng lên 485 tỷ đồng cũng với phương thức phát hành cho cổ đông hiện hữu giá 10,000 đồng/cp.

Với NHP và HKB thì ngày chính thức giao dịch của lượng cp phát hành thêm khá đặc biệt là trùng với thời điểm bắt đầu đà lao dốc của hai cổ phiếu này. Như NHP ngày 06/10/2016 là 10 triệu cp chính thức được giao dịch thì 2 phiên sau đó cổ phiếu bắt đầu chuỗi ngày giảm điểm. Còn HKB khi lượng cổ phiếu phát hành thêm chính thức được giao dịch tại HNX vào ngày 27/07 thì thanh khoản cổ phiếu bắt đầu tăng vọt, tần suất các phiên có giao dịch 2 triệu, 3 triệu hay thậm chí 5 – 7 triệu cp trao tay xuất hiện ngày càng dày đặc hơn và giá cổ phiếu thì có chuỗi ngày lao dốc không phanh.

KVC hơi khác biệt khi lượng cp phát hành thêm đã chính thức được giao dịch từ cuối tháng 6/2016 nhưng đợt giảm giá thì mới diễn ra trong hơn 10 phiên gần đây. Dẫu vậy, có một điều cần lưu tâm là kể từ phiên 14/10/2016, tại KVC luôn có một khối lượng hàng triệu cp giá sàn án ngữ xuất hiện đầu mỗi phiên giao dịch, có phiên khối lượng giá sàn này lên đến 16 triệu cp, chiếm 32% vốn Công ty.

Ngay từ khi triển khai phương án tăng vốn, cả ba Công ty đều đưa ra kế hoạch kinh doanh rất táo bạo trong năm 2016. Như NHP đưa ra mục tiêu lợi nhuận ròng 24.5 tỷ đồng, gấp 2.6 lần thực hiện năm 2015; HKB đặt kế hoạch lãi ròng gấp 10.7 lần năm 2015 và đạt 52.6 tỷ đồng; với vốn điều lệ mới, KVC đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 35 tỷ đồng, cùng gấp 2.8 lần 2015.

Thế nhưng, qua 9 tháng đầu năm, có vẻ như cả ba sẽ bị vỡ kế hoạch khi mà mới thực hiện được một phần nhỏ. Cụ thể, NHP ghi nhận lãi ròng 4.2 tỷ, giảm 46% và mới thực hiện 17% kế hoạch năm; HKB mới hoàn thành chưa đến 40% doanh thu và 20% lãi ròng mục tiêu với lần lượt 463 tỷ đồng và 10.1 tỷ đồng. Khá hơn một chút, lũy kế 9 tháng đầu năm, KVC có doanh thu thuần gần 378 tỷ đồng, tương đương 63% kế hoạch năm và lãi ròng hơn 16 tỷ đồng, đạt 46% chỉ tiêu năm./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vietstock LIVE: Chứng khoán đang đối mặt rủi ro nào lớn nhất?

Chiều 29/03, tại chương trình Vietstock LIVE  với chủ đề “Các rủi ro của thị trường”, các chuyên gia sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết các rủi ro có thể tác động đến xu...

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98