Tại sao Donald Trump “ghét cay ghét đắng” NAFTA?

16/11/2016 20:05
16-11-2016 20:05:00+07:00

Tại sao Donald Trump “ghét cay ghét đắng” NAFTA?

Tổng thống mới đắc cử Donald Trump dự định đưa ra kế hoạch cứng rắn đối với Mexico và Trung Quốc, ngay từ ngày đầu tiên ông nhậm chức.

Điều ông Trump mong muốn nhất là thương lượng lại hoặc “hủy bỏ” Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Bên cạnh đó, ông cũng muốn áp đặt mức thuế suất 35% lên những hàng hóa được sản xuất ở Mexico và bán ở Mỹ, như xe hơi từ Tập đoàn Ford.

Trong suốt hành trình tranh cử, ông Trump đã xem NAFTA như là một “thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất trong lịch sử”, đồng thời cho rằng thỏa thuận này đã lấy đi rất nhiều công việc sản xuất tại khu vực Rust Belt của Mỹ - các bang đã giúp ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua. 

Sau đây, CNNMoney sẽ nêu ra một số điều mà bạn cần phải biết về NAFTA.

NAFTA là gì?

Đây là một thỏa thuận thương mại giữa Canada, Mexico và Mỹ và chính thức có hiệu lực từ năm 1994 dưới thời của Tổng thống Bill Clinton. Được biết, khuôn khổ của thỏa thuận này được phác thảo lần đầu tiên trong năm 1987 khi Tổng thống Ronald Reagan đang nắm quyền.

NAFTA đã loại bỏ hầu hết tất cả các hàng rào thuế quan giữa 3 quốc gia này, qua đó cho phép vận chuyển liên tục các hàng hóa và nguồn cung xuyên qua biên giới các nước. Tính tới thời điểm này, mỗi ngày có khoảng 1.4 tỷ USD hàng hóa được vận chuyển qua biên giới Mỹ - Mexico. Ngoài ra, NAFTA cũng tạo điều kiện thuận lợi để các công ty chuyển hoạt động từ Mỹ sang Mexico.

Liệu Donald Trump có thể hủy bỏ NAFTA mà không cần đến Quốc hội?

Tất nhiên là được. Theo điều khoản của hiệp định, Tổng thống có quyền rút khỏi thỏa thuận NAFTA, đơn giản là chỉ cần thông báo với Canada và Mexico trước 6 tháng.

NAFTA có lấy mất việc làm của người Mỹ?

Có, NAFTA đã lấy đi rất nhiều việc làm của người Mỹ. Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, cũng có hàng triệu công việc tại Mỹ được tạo ra nhờ NAFTA.

Viện Chính sách Kinh tế (EPI) ước tính có khoảng 800,000 việc làm bị mất vào tay Mexico trong giai đoạn từ 1997-2013. Tuy nhiên, một báo cáo được Quốc hội Mỹ công bố trong năm 2015 cho thấy “NAFTA không tạo ra sự mất mát việc làm “khổng lồ” như những nhà phê bình đã nói”. Bên cạnh đó, báo cáo này cũng đưa ra một bài phân tích cho thấy nguyên nhân chính đã lấy đi nhiều việc làm tại Mỹ xuất phát từ việc nền kinh tế này đang chuyển sang sử dụng máy móc và chế độ tự động hóa chứ không phải là do Mexico.

Đã có những giai thoại nhiều công ty chuyển việc làm xuống phía Nam biên giới trong nhiều năm qua. Vào đầu năm 2016, công ty sản xuất máy điều hòa Carrier đã thông báo chuyển 1,400 việc làm từ Ấn Độ sang Mexico.

Tuy nhiên, Phòng Thương mại Mỹ cho biết có khoảng 6 triệu việc làm tại Mỹ được tạo ra nhờ việc giao thương với Mexico.

Ai được hưởng lợi nhiều nhất từ NAFTA?

Các công ty ở Mỹ, đặc biệt là những nhà sản xuất xe hơi, rõ ràng là những người chiến thắng bởi vì họ được hưởng lợi từ nguồn lao động giá rẻ tại Mexico.

Tập đoàn Ford và GM hoạt động chính ở Mexico, nhưng đều sử dụng rất nhiều người lao động ở Mỹ. Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích nặng nề đối với Ford vì tập đoàn này đã chuyển một số hoạt động sản xuất từ Michigan đến Mexico. Tập đoàn Ford đã nhấn mạnh rằng việc dịch chuyển sản xuất không làm mất bất cứ công việc nào ở nhà máy Michigan bởi vì tập đoàn dự kiến sản xuất nhiều loại xe hơi khác nhau ở Michigan.

Vì việc sản xuất ở Mexico ít tốn chi phí hơn nên nhiều người Mỹ đã được hưởng lợi thông qua việc mua thực phẩm, quần áo, xe hơi và các mặt hàng điện tử từ Mexico với giá thấp hơn.

Hoạt động giao thương giữa 3 quốc gia đã gia tăng đáng kể, đặc biệt là giữa Mỹ và Mexico. Trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu từ Mỹ đến Mexico nhảy vọt gần 470% so với năm 1993, thời điểm trước lúc NAFTA có hiệu lực.

Liệu xóa bỏ NAFTA có mang việc làm trở lại nước Mỹ?

Dường như là không. Khi các khoản chi phí ở một quốc gia tăng lên – điều này sẽ xảy ra với Mexico nếu NAFTA bị bác bỏ - các công ty sẽ di chuyển sang các quốc gia có chi phí rẻ nhất. Đó có thể là một quốc gia ở Mỹ Latinh hoặc là một quốc gia ở châu Á.

Việc phá bỏ NAFTA có khả năng làm mất đi hàng triệu việc làm tại Mỹ dựa trên hoạt động giao thương tự do với Mexico.

Ví dụ, các nhà sản xuất vải denim tại Mỹ vốn lệ thuộc khá nhiều vào NAFTA, mặc dù ngành công nghiệp này đã mất khá nhiều việc làm do hoạt động giao thương tự do. Các nhà sản xuất này vận chuyển hầu hết khối lượng vải denim sang Mexico, nơi sản xuất quần jeans và bán lại tại Mỹ. Tất cả việc vận chuyển này đều không bị đánh thuế nhờ có NAFTA.

Các nhà sản xuất vải denim cho biết việc xóa bỏ NAFTA sẽ làm chi phí của quần jeans từ Mexico tăng cao. Vì vậy,  mặc dù các nhà sản xuất vải denim tỏ thái độ xem thường thỏa thuận này, nhưng họ vẫn cho rằng việc chấm dứt NAFTA sẽ tác động nặng nề đến hoạt động kinh doanh và số lượng việc làm trong ngành.

Canada là mối lo lắng lớn hơn khi nói về NAFTA

Các trường hợp tranh cãi giữa Canada và Mỹ về NAFTA còn nhiều hơn cả giữa Mexico và Mỹ. Trong những năm gần đây, tình trạng căng thẳng thương mại diễn ra nhiều hơn ở các quốc gia nằm ở phía Bắc biên giới hơn là ở phía Nam./.







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kế hoạch đánh thuế người giàu vẫn tiến triển chậm trên quy mô toàn cầu

Vào cuối năm 2021, hơn 140 quốc gia đã nhất trí áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia theo đề xuất của OECD, nhưng tới nay tiến triển vẫn còn hạn chế.

Chứng khoán thăng hoa, tài sản của giới siêu giàu ở Mỹ tăng lên 44,600 tỷ đô

Top 1% những người giàu nhất nước Mỹ sở hữu khối tài sản lên tới 44,600 tỷ USD vào cuối quý 4/2023, chủ yếu là nhờ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán.

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98