Tại sao Mỹ không nên khởi đầu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc?

29/11/2016 09:15
29-11-2016 09:15:48+07:00

Tại sao Mỹ không nên khởi đầu cuộc chiến thương mại với Trung Quốc?

Dựa trên các kế hoạch trong suốt chiến dịch tranh cử, Donald Trump đã đe dọa áp đặt mức thuế suất 45% đối với các hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc, và cam kết gọi nước này là “thao túng tiền tệ”.

Vẫn còn quá sớm để nói rằng Tổng thống vừa đắc cử Donald Trump có thực hiện đúng những lời hứa của ông trong chiến dịch tranh cử hay không. Tuy nhiên, thị trường đang nghi ngờ rằng nếu những lời hứa này trở thành sự thật thì điều này có thể dẫn tới một cuộc chiến thương mại.

Sau đây, CNNMoney sẽ đưa ra 8 lý do tại sao việc châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc lại là một ý kiến tồi tệ đối với cả 2 quốc gia:

1) Trung Quốc sẽ đáp trả

Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump đã nhận định: “Chúng ta có quyền lực kinh tế mạnh hơn Trung Quốc nhưng mọi người vẫn chưa hiểu rõ điều này”. 

Đúng vậy, Mỹ đang nắm giữ nhiều quyền lực hơn Bắc Kinh. Khối lượng hàng hóa “khổng lồ” đang được giao thương xuyên qua Thái Bình Dương từ cả 2 quốc gia, nhưng khối lượng hàng hóa Trung Quốc bán cho Mỹ thì lại vượt trội hơn nhiều so với khối lượng hàng hóa Trung Quốc mua từ các công ty Mỹ.

Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng các quan chức Trung Quốc sẽ không đáp trả lại những động thái của Chính quyền Donald Trump bằng những biện pháp trừng phạt của riêng họ.

David Dollar, từng là một đại diện của Bộ Tài chính Mỹ được cử tới Bắc Kinh, cho biết: “Nếu Mỹ áp đặt thuế suất cao lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, thì có thể Trung Quốc sẽ trả đũa ngay lập tức. Trung Quốc khó có thể bị ‘ức hiếp’ bằng cách này”.

2) Các nhãn hiệu lớn sẽ bị tác động nặng nề

Nhiều doanh nghiệp Mỹ sản xuất đồ trang sức vương miện sẽ bị tác động nặng nề bởi sự trả đũa của Bắc Kinh.

Nhiều công ty đã đổ vốn khá nhiều vào Trung Quốc, trong đó có thể kể đến như Starbucks, Boeing và Apple. Tất cả 3 công ty trên đều cho rằng Trung Quốc sẽ sớm trở thành một thị trường lớn nhất đối với họ.

Theo hãng tin Global Times, đây có thể là những động thái ứng phó của Bắc Kinh đối với mức thuế suất 45% của Donald Trump: “Những đơn đặt hàng Boeing sẽ được thay thế bởi Airbus. Doanh số xe hơi Mỹ cũng như iPhone tại Trung Quốc sẽ giảm mạnh, và hoạt động nhập khẩu đậu nành và ngô từ Mỹ sẽ tạm ngừng”.

3) Lịch sử có lặp lại?

Trong năm 2009, chính quyền Barack Obama đã áp đặt hàng rào thuế quan đối với Trung Quốc vì hành động bán phá giá lốp xe trên thị trường Mỹ.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã lên tiếng ủng hộ nước Mỹ, nhưng Bắc Kinh cũng đã đáp trả bằng hành động tương tự đối với khối lượng gà nhập khẩu từ Mỹ.

Tình trạng xung đột ở mức độ thấp đã kéo dài âm ỉ trong nhiều năm qua, và giờ đã nới rộng ra các hàng hóa như các tấm năng lượng mặt trời, thép và các hàng hóa khác.

4) Trung Quốc đang rót tiền vào Mỹ

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và những công ty tại quốc gia này đang ngày càng gia tăng tính cạnh tranh trên thương trường thế giới. Thậm chí, họ còn đầu tư khá nhiều vào Mỹ.

Kể từ năm 1990, các công ty Mỹ đã đầu tư hơn 225 tỷ USD vào Trung Quốc, dữ liệu của Rhodium Group cho thấy. Ngược lại, Trung Quốc cũng rót 65 tỷ USD vào Mỹ và con số này đang không ngừng gia tăng.

Giới phân tích tại Rhodium Group đã cho biết: “Trong 5 năm qua, khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã dần chuyển mình từ một phía sang cả 2 phía, khi Trung Quốc đầu tư trực tiếp hàng chục tỷ USD vào nước Mỹ mỗi năm”.

5) Số lượng việc làm mất đi sẽ không trở lại

Donald Trump đã cam kết khôi phục lại số lượng việc làm đã mất cho nước Mỹ, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất.

Trong đa số trường hợp, những tuyên bố trên không phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế. Các nhà máy dệt may vốn từng phát triển mạnh mẽ ở khu vực Bắc Carolina, nay đã mất vào tay Trung Quốc từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên, chi phí sản xuất tại Bắc Carolina thì lại quá cao và giờ đây việc làm lại đang chuyển dần sang các quốc gia như Bangladesh và Việt Nam, nơi có nguồn lao động rẻ.

6) Hành trình của đồng Nhân dân tệ

Các ý tưởng của Donald Trump về đồng Nhân dân tệ (NDT) đã quá lỗi thời. Ông đã liên tiếp buộc tội Bắc Kinh vì đã thao túng đồng NDT, đồng thời cho rằng Trung Quốc đã gia tăng kim ngạch xuất khẩu bằng cách giữ giá trị của đồng tiền này ở mức thấp.

Tuy nhiên, các chuyên gia bao gồm cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết đồng NDT được định giá khá hợp lý. Trên thực tế, Bắc Kinh đã chủ động hỗ trợ đồng NDT để ngăn chặn đà sụt giảm của đồng tiền này. 

8) Trung Quốc sẽ nắm bắt cơ hội

Nếu các chính sách bảo hộ của Donald Trump làm đảo lộn chính sách thương mại toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua thì Bắc Kinh sẽ sẵn sàng tận dụng những cơ hội như thế này.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Tổng thống Obama coi như đã chấm dứt sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Các cuộc đàm phán về hoạt động giao thương tự do giữa Mỹ và châu Âu cũng nhận được sự hỗ trợ từ một tia hy vọng mỏng manh rằng Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ xem xét lại các thỏa thuận này.

Tuy nhiên, hiện giờ, Trung Quốc đang ở vị thế khá tốt để thu hút các quốc gia láng giềng lại gần hơn. Và một cuộc chiến tranh thương mại sẽ đem các quốc gia này gần với nhau hơn.

Liệu ông Trump có thực hiện những lời đe dọa này một khi ông chính thức bước vào Nhà Trắng hay không? Các báo cáo trước đó cho thấy ông đang điều chỉnh lại quan điểm của mình./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98