VHG huy động và tiêu cạn 1,125 tỷ đồng từ cổ đông trong vỏn vẹn 2 năm

22/11/2016 11:04
22-11-2016 11:04:00+07:00

VHG huy động và tiêu cạn 1,125 tỷ đồng từ cổ đông trong vỏn vẹn 2 năm 

Chỉ trong vòng hơn 2 năm ngắn ngủi, CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam (HOSE: VHG) đã gây bất ngờ với việc nhanh chóng tăng quy mô từ 375 tỷ đồng lên 1,500 tỷ đồng và tính đến 30/09/2016 thì Công ty cũng đã phân phối hết khoản tiền khổng lồ 1,125 tỷ huy động được. Có thể nói, tốc độ huy động tiền và tiêu tiền của VHG quả là đáng nể, tuy nhiên kết quả đem lại có vẻ lại không được như mong đợi.

Huy động tiền – tiêu tiền chớp nhoáng

Giữa tháng 7/2014, CTCP Đầu tư và Sản xuất Việt Hàn (HOSE: VHG) chính thức đổi tên thành CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam, hoàn thành quá trình tái cấu trúc toàn diện với việc chuyển trọng tâm mũi nhọn kinh doanh vào dự án trồng cao su, chế biến sản phẩm cao su và thay máu HĐQT toàn diện, đồng thời cũng vắng bóng hẳn những cổ đông lớn gắn bó. Điều đáng nói ở đây là sau khi tái cấu trúc, VHG đã làm được điều mà không phải doanh nghiệp nào trên sàn cũng làm được. Đó là huy động thành công nguồn tiền từ cổ đông lên đến hơn ngàn tỷ để tăng vốn từ 375 tỷ đồng lên 1,500 tỷ đồng thông qua hai đợt phát hành (đầu tiên là 37.5 triệu cp và lần hai là 75 triệu cp) trong vòng 1 năm ngắn ngủi.

Để có được thành công trong 2 đợt tăng vốn VHG đã có sự hợp tác với đối tác chiến lược. Cụ thể, cả hai đợt tăng vốn, cổ đông hiện hữu đều không mua hết khi đợt 1 tăng vốn từ 375 tỷ lên 750 tỷ đồng thực hiện vào tháng 8/2014, cổ đông hiện hữu chỉ mua với tỷ lệ chưa đến 2% và trong đợt tăng vốn tiếp theo huy động 750 tỷ để nâng vốn điều lệ lên 1,500 tỷ đồng đúng 1 năm sau (tháng 8/2015), cổ đông hiện hữu chỉ mua gần 49%. Trong bối cảnh đó, để đảm bảo cho đợt phát hành đợt 1 được thành công, VHG đã cùng một công ty quản lý quỹ ký kết biên bản ghi nhớ về việc mua tối thiểu 10 triệu cổ phần mà cổ đông không mua hết. Ở đợt tăng vốn lên 1,500 tỷ đồng cũng chính đối tác chiến lược này mua phần lớn lượng cp “ế”. Vào đầu năm 2016, sau khi VHG hoàn tất quá trình tăng vốn lên 1,500 tỷ đồng thì đối tác chiến lược này cũng đã thoái vốn và không còn là cổ đông lớn.

Huy động tiền đáng nể là thế và việc tiêu tiền của Ban lãnh đạo VHG cũng thực sự khiến cổ đông bất ngờ. Theo báo cáo tài chính công ty mẹ quý 3/2016, VHG đã tiêu toàn bộ cục tiền 1,125 tỷ đồng huy động được. Đồng thời, trong cả hai lần tăng vốn, không lần nào VHG sử dụng nguồn vốn huy động đúng với mục đích ban đầu là tận dụng thời điểm khó khăn của ngành cao su thiên nhiên để bành trướng. Mà thực tế, nguồn tiền sử dụng cho mục đích này khá nhỏ, đa phần để tái cơ cấu nợ, tài trợ cho hoạt động thương mại và tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở lĩnh vực khác hay gửi ngân hàng.

Cụ thể, tính cuối quý 3/2016, trong khối tài sản khổng lồ 1,644 tỷ đồng của VHG thì có đến 1,460 tỷ dồn vào cho công ty con (chiếm 89%), 38 tỷ vào công ty liên doanh, liên kết; 108 tỷ là khoản phải thu ngắn hạn và chỉ còn chưa đến 2 tỷ là tiền-tương đương tiền. Các công ty con mà VHG đổ tiền vào nhiều nhất là CTCP Khoáng sản Quảng Nam (627 tỷ đồng) và CTCP Phát triển BĐS Tây Hồ Tây (633 tỷ đồng). Đối với mảng cao su, VHG đầu tư 200 tỷ vào CTCP Công nghiệp Cao su Quảng Nam.

Nghi ngờ tính hiệu quả

Huy động số tiền lớn 1,125 tỷ đồng và cũng đã tiêu hết vào các khoản đầu tư tính đến 30/09/2016 nhưng kết quả Ban lãnh đạo VHG đem về lại khiến cổ đông vô cùng thất vọng.

Kết quả kinh doanh của Công ty chỉ khởi sắc trong thời gian huy động vốn, đó là giai đoạn 2013 đến 2015, lãi ròng mỗi năm trên dưới 80 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn thu lớn lại đến từ chuyển nhượng vốn tại các khoản đầu tư Công ty đã thực hiện trước đây, còn lĩnh vực mũi nhọn cao su thiên nhiên thì trong hai năm 2014 và 2015, lãi gộp từ hoạt động kinh doanh mủ cao su lần lượt đem lại 35 tỷ và 20 tỷ.

Bước sang năm 2016, hoạt động kinh doanh bất ngờ sụt giảm một cách nghiêm trọng, lãi ròng mỗi quý chỉ vọn vẻn vài tỷ đồng, nguyên nhân đến từ việc không còn thực hiện chuyển nhượng các khoản đầu tư như cùng kỳ năm trước. Đồng thời, doanh thu và lợi nhuận từ cao su hoàn toàn mất hút.

Đặc biệt là quý 3/2016, Công ty phải gánh khoản lỗ lớn 17.6 tỷ đồng do thoái vốn khoản đầu tư vào CTCP Thủy sản Viễn Đông. Đây là khoản đầu tư VHG mới thực hiện vào đầu năm 2016 khi chi 99 tỷ đồng để mua 9.9 triệu cp (99% vốn), chỉ sau 9 tháng đầu tư, đơn vị lại chấp nhận giảm tỷ lệ sở hữu từ 99% về dưới 20% để gánh khoản lỗ lớn 26 tỷ đồng. Báo cáo tài chính Công ty mẹ quý 3/2016 cũng thể hiện, tại thời điểm 30/09/2016, Thủy sản Viễn Đông không còn là công ty con của VHG và giá trị khoản đầu tư tại đây còn 38 tỷ. Điểm đáng nói là Thủy sản Viễn Đông mới bắt đầu hoạt động vào 24/06/2015 và lĩnh vực hoạt động là chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản – một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ đối với VHG.

Hiện tại, Công ty đang dồn hết nguồn lực vào CTCP Khoáng sản Quảng Nam và CTCP Phát triển BĐS Tây Hồ Tây. Trong cơ cấu doanh thu hợp nhất quý 3 chỉ có 50 tỷ đến từ mảng bất động sản nên nhiều khả năng là đến từ CTCP Phát triển BĐS Tây Hồ Tây, còn CTCP Khoáng sản Quảng Nam vẫn chưa đem lại nguồn thu nào. Nguyên nhân có thể là năm 2016 là năm khó khăn đối với ngành khoáng sản, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành có kết quả kinh doanh èo uột. Đồng thời các mảng hoạt động kinh doanh khác như bán buôn phân bón, hóa chất cũng không còn dù 6 tháng đầu năm có doanh thu lên đến 965 tỷ đồng.

Cùng với kết quả kinh doanh bi quan và các khoản đầu tư không rõ tính hiệu quả ra sao, giá cổ phiếu VHG trong gần 1 năm qua lao dốc mạnh, từ mức 8,000 đồng rớt xuống 2,850 đồng, giảm 64%.

Diễn biến giá VHG trong 1 năm qua (giá điều chỉnh)






MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98