Phải thôi bao cấp ngành đường sắt

07/12/2016 08:14
07-12-2016 08:14:15+07:00

Phải thôi bao cấp ngành đường sắt

Nhà nước không thể tiếp tục hỗ trợ và bao cấp, mà ngành đường sắt phải vận động, thay đổi và tự “lớn lên” nhằm thích ứng với thị trường.

Ngành đường sắt cần phải đầu tư, đổi mới để thu hút hành khách Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của vận tải đường bộ và đặc biệt là ngành hàng không đã đẩy vận tải đường sắt vốn èo uột càng trở nên khó khăn gấp bội. Tại cuộc họp Ban Thường trực Ủy ban An toàn giao thông vừa diễn ra, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trương Quang Nghĩa đã chỉ đạo trước mắt phải siết việc cấp phép bay trong dịp Tết để ngành hàng không bớt “vét” khách của đường sắt. Chỉ đạo này đang gây nhiều tranh cãi.

Bế tắc, đi ngược xu thế

TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông đô thị, cho rằng trong cơ chế thị trường, các loại hình vận tải tự do cạnh tranh và người tiêu dùng thoải mái lựa chọn. Xã hội phát triển, không thể để người dân sử dụng dịch vụ của hệ thống đường sắt đơn tuyến, lạc hậu như hiện nay. “Tôi cho rằng việc hạn chế khách đi máy bay, buộc họ chuyển sang đi tàu là cách nghĩ bế tắc, đi ngược xu thế, không đúng với cơ chế thị trường” - ông Thủy nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, nhận định nhà nước không thể tiếp tục hỗ trợ và bao cấp, mà ngành đường sắt phải vận động, thay đổi và “lớn lên” nhằm thích ứng với thị trường, hợp quy luật, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cần trả lại đúng quy luật cạnh tranh thì giao thông Việt Nam mới phát triển được. Việc này sẽ giúp ngành đường sắt tự cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ và giảm giá thành để có sự cạnh tranh tốt hơn. Từ cạnh tranh để tạo ra sự lựa chọn tốt nhất cho người tiêu dùng, đó mới là sự phát triển bền vững cho ngành đường sắt.

Chuyên gia giao thông, TS Phạm Sanh, phân tích: Nhu cầu đi lại bằng đường sắt, hàng không hay đường bộ do thị trường quyết định. Dù ngành hàng không quá tải nhưng hành khách thấy tiện lợi hơn đường sắt thì họ vẫn lựa chọn. Đây cũng là tín hiệu vui cho thấy thị trường hàng không Việt Nam phát triển nhưng còn cơ hội cho ngành đường sắt, đường bộ “chia lửa” nếu biết khai thác, tận dụng khi thị trường cạnh tranh khốc liệt hơn.

“Không thể sắp xếp nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt trong trường hợp cơ quan quản lý ngành giao thông đưa ra hạn ngạch mua máy bay, hạn chế cấp phép bay… Cách giải quyết bài toán giao thông này sẽ kìm hãm sự phát triển chung về kinh tế - xã hội” - TS Phạm Sanh nêu quan điểm...

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/phai-thoi-bao-cap-nganh-duong-sat-2016120622575618.htm





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98