Sẽ áp thuế nhập khẩu 0% với gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Campuchia

12/12/2016 16:57
12-12-2016 16:57:54+07:00

Sẽ áp thuế nhập khẩu 0% với gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Campuchia

Bộ Công Thương vừa có điều chỉnh áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% đối với hai nhóm hàng có xuất xứ từ Campuchia là gạo và lá thuốc lá khô.

Điều chỉnh này được quy định chi tiết tại Thông tư 28/2016/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành về quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2016 và năm 2017 với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% đối với hàng hoá có xuất xứ từ Campuchia.

Theo đó, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2016 quy định tại Khoản 1 Điều này được áp dụng cho các tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày 26/10/2016 đến hết ngày 31/12/2016. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2017 quy định tại Khoản 1 Điều này được áp dụng cho các tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31/12/2017.

Đối với thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan và ngoài hạn ngạch thuế quan đối với gạo và lá thuốc lá khô có xuất xứ từ Campuchia thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Thông tư nêu rõ, hàng hoá nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu S (C/O form S) do Bộ Thương mại Vương quốc Campuchia hoặc cơ quan được ủy quyền cấp theo quy định và được thông quan qua các cặp cửa khẩu.

Riêng đối với lá thuốc lá khô, thương nhân Việt Nam có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương  mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài mới được phép nhập khẩu (nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu). Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp./.

* Tài liệu đính kèm

Phụ lục số 01 và 02- Thông tư HNTQ CPC.doc





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá mãng cầu xiêm tăng nóng nhờ... trà mãng cầu

Giá mãng cầu xiêm đang ở mức 60.000 - 80.000 đồng/kg, khiến nông dân trồng vô cùng phấn khởi.

Doanh nghiệp vét sạch kho gạo để xuất khẩu

Dù xuất khẩu gạo lập kỷ lục, giá tăng cao nhưng nhiều doanh nghiệp trong ngành không có lãi, thậm chí lỗ.

Vì sao có hiện tượng người chăn nuôi phải tiêu hủy gà con?

Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, đây là giải pháp thường được người chăn nuôi chọn khi thị trường ảm đạm.

Trung Quốc bất ngờ giảm thu mua, giá chanh leo lao dốc

Chanh leo rớt giá thê thảm khiến hàng chục hộ nông dân ở Gia Lai đang vào vụ thu hoạch thấp thỏm lo âu, thua lỗ do chi phí đầu tư lớn.

Sầu riêng, khoai lang, chuối, mít... "xếp hàng" xuất sang Trung Quốc

Giữa bối cảnh xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm – thủy sản sụt giảm thì ngành rau quả vụt sáng khi xuất khẩu tăng đột biến

Xuất khẩu cá tra giảm 41% trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra cả nước mang về gần 570 triệu USD, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

El Nino đang làm xáo trộn thị trường hàng hoá ra sao?

El Nino chưa có hồi kết và điều đó có nguy cơ khiến thị trường hàng hóa trên khắp thế giới biến động rất mạnh trong tương lai.

Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam

Mục tiêu của chiến lược là tăng giá trị gia tăng, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, giảm khối lượng xuất khẩu đến năm 2030 xuống còn khoảng 4 triệu tấn với kim ngạch...

Giá tôm nguyên liệu giảm, xuất khẩu giảm 35% trong tháng 4

Tháng 4/2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm của những tháng trước, đạt 287 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu năm...

Giá cua hoàng đế tăng kỷ lục, người giàu cũng 'méo mặt'

Giá cua hoàng đế đỏ tăng cao do nguồn cung hạn chế, nhiều đơn vị kinh doanh lo lắng về sức mua của người tiêu dùng.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98