Điểm nhấn phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

25/01/2017 13:55
25-01-2017 13:55:04+07:00

Điểm nhấn phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Năm 2016 để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với nhà đầu tư. Những điểm nhấn lớn nhất về phân tích kỹ thuật sẽ được phân tích trong bài viết này để đúc kết những bài học kinh nghiệm cho nhà đầu tư.

Sự dẫn dắt của các hàng hóa liên quan

Đây không hẳn là một yếu tố phân tích kỹ thuật mà còn liên quan khá nhiều về mặt phân tích cơ bản. Khi hàng hóa có yếu tố chi phối của ngành và doanh nghiệp có biến động lớn thì hiển nhiên kết quả kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Theo thống kê cho thấy, khi hàng hóa chi phối biến động mạnh hoặc thay đổi xu hướng thì khoảng 1-3 tháng sau cổ phiếu của các ngành liên quan sẽ có những biến động tương tự.

Một ví dụ điển hình trong những năm gần đây là nhóm cổ phiếu Dầu khí. Trong đồ thị tuần của giá dầu dưới đây có thể thấy vào đầu tháng 08/2014 giá dầu bắt đầu lao dốc mạnh và phá vỡ MA 20, MA 40. Sau đó, giá dầu chính thức tạo đáy và quay trở lại đà tăng vào đầu tháng 04/2016.

Các cổ phiếu nhóm dầu khí cũng bị dẫn dắt bởi biến động của giá dầu. Điển hình có thể kể đến GAS, PVD, PVS... Nếu như giá dầu chính thức đi vào xu hướng giảm vào đầu tháng 08/2014 thì nhóm cổ phiếu này bắt đầu đà giảm vào giai đoạn tháng 09/2014 - tháng 11/2014.

Như vậy, nhà đầu tư không những cần phải theo dõi sát biến động giá cổ phiếu mà còn phải liên tục cập nhật xu hướng của các hàng hóa chi phối của cổ phiếu đó nữa.

Sử dụng Moving Average Ribbon đối với nhóm cổ phiếu tăng trưởng dài hạn

Một điểm nhấn rất đáng chú ý trong năm 2016 là rất nhiều cổ phiếu tốt vẫn tiếp tục quá trình tăng trưởng dài hạn. Để có thể theo kịp sự bứt phá của giá thì các nhà đầu tư có thể sử dụng nhóm MA (Moving Average).

Nhóm MA luôn đóng vai trò chủ đạo trong các nhóm chỉ báo kỹ thuật (technical indicators) vì nhóm này giúp nhà đầu tư nhận biết và đi theo (follow) xu hướng của thị trường.

Do các cổ phiếu nóng có quá trình bứt phá khá dài và sự điều chỉnh thường diễn ra nhanh nên việc dùng nhóm MA như là những ngưỡng kháng cự/hỗ trợ di động tỏ ra khá hiệu quả. Moving Average Ribbon là một công cụ dẫn xuất rất hữu dụng tập hợp nhiều đường MA có số kỳ tính toán sát nhau.

Một trong những ví dụ khá điển hình là trường hợp Moving Average Ribbon 100 của BMP. Moving Average Ribbon 100 đã liên tục hỗ trợ tốt cho giá trong quá trình đi lên, điển hình là vào tháng 01/2016, tháng 08/2016...

Các vùng đỉnh cũ đã bị vượt qua là hỗ trợ mạnh

Theo lý thuyết phân tích kỹ thuật thì khi vùng kháng cự bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành vùng hỗ trợ mạnh trong tương lai của giá. Điều này giúp phát sinh một chiến thuật khá hay đó là săn tìm những cổ phiếu có quá trình tăng trưởng dài hạn đang test lại những vùng đỉnh cũ đã bị phá vỡ trước đó.

Có thể lấy một ví dụ khá điển hình trong những năm qua là trường hợp của cổ phiếu VNM. Giai đoạn tháng 01/2016 có thể coi là kinh điển cho chiến thuật này. VNM điều chỉnh khá mạnh từ giữa tháng 11/2015 đến tháng 01/2016 thì tạo đáy. Sau khi test thành công vùng 87,000-91,000 (vốn là đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 08/2015) thì VNM liên tục tăng trưởng mạnh.

Xu hướng của các chỉ số thị trường không còn chi phối quá lớn đến kết quả đầu tư

Các năm trước đây, nhà đầu tư chỉ cần quan tâm đến xu hướng của các chỉ số thị trường (VN-Index, HNX-Index,...) vì hầu hết các mã trên thị trường đều biến động như vậy. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi khá nhiều kể từ cuối năm 2015 và ngày càng rõ nét hơn trong năm 2016.

Các mã chứng khoán ngày càng phân hóa mạnh và biến động không còn quá phụ thuộc vào xu hướng của chỉ số chung. Vì vậy, phân tích chu kỳ biến động của các ngành (Sector Rotation) là rất cần thiết để có thể tìm kiếm lợi nhuận trong thời gian tới.

Ví dụ điển hình trong năm nay chính là ngành Nông Lâm Ngư (VS-Agri). Mặc dù VN-Index liên tục tăng nhưng nhóm ngành này lại giảm liên tục. Vì vậy, nếu tiếp tục suy luận theo kiểu cũ thì nhà đầu tư rất dễ gặp thua lỗ khi mua phải những cổ phiếu trong nhóm này.

Kết luận

Sự biến động bất thường của thị trường trong năm 2016 đã khiến nhiều người thua lỗ nặng. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải trang bị cho mình những chiến lược đầu tư mới và tiên tiến hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư tự tin hơn và duy trì "sự sống còn" trên thị trường chứng khoán, vốn đang trở nên ngày càng khốc liệt./.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/03: Tâm lý thận trọng kéo tụt thanh khoản

Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/03/2024, đà tăng của VN-Index đã bị thu hẹp đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Gravestone Doji cho thấy áp lực bán đang hiện diện...

Ngày 28/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/03: Áp lực chốt lời ngắn hạn xuất hiện

VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm điểm nhẹ trong khi chỉ báo Stochastic Oscillator đều đã vào lại vùng quá mua (overbought). Nếu tín hiệu bán xuất hiện trở lại...

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 26/03: Tâm lý thận trọng quay trở lại

Trong phiên giao dịch sáng ngày 26/03/2024, VN-Index tăng điểm tích cực đồng thời test lại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,270-1,295 điểm). Tuy nhiên, khối...

Ngày 26/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, HSG, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 25/03: Thị trường vẫn chưa thể bứt phá

VN-Index tiếp tục diễn biến giằng co đồng thời xuất hiện mẫu hình nến High Wave Candle tại đỉnh cũ tháng 8/2022 (tương đương vùng 1,275-1,295 điểm) cho thấy tâm lý...

Tuần 25-29/03/2024: 10 cổ phiếu nóng dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCG, DPM, HPG, HDB, MSN, NLG, STB, TPB, VIC và VJC.

Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/03/2024

Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 22/03: Giao dịch sôi động

VN-Index hình thành mẫu hình nến High Wave Candle kèm theo khối lượng giao dịch tăng mạnh trong phiên sáng thế hiện sự giao dịch sôi động của nhà đầu tư.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/03: Tín hiệu trái chiều xuất hiện

VN-Index và HNX-Index tăng điểm kèm theo khối lượng giao dịch trong phiên sáng có sự cải thiện đáng kể cho thấy tâm lý lạc quan hơn của nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98