Nhìn lại quá trình CFR International SPA thâu tóm Domesco sau 5 năm nằm vùng

03/01/2017 13:05
03-01-2017 13:05:00+07:00

Nhìn lại quá trình CFR International SPA thâu tóm Domesco sau 5 năm nằm vùng

Xuất hiện tại CTCP XNK Y tế Domesco (HOSE: DMC) kể từ năm 2011 với vai trò cổ đông chiến lược, CFR International SPA phải mất 5 năm chờ đợi mới có thể hoàn toàn thâu tóm được DMC ngay sau khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại đây được cơi nới lên 100%.

Pha bắt đáy ấn tượng

CFR thâm nhập vào DMC hồi cuối năm 2011, thời điểm có thể nói là đáy của cổ phiếu DMC khi thị giá giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Trở lại thời mới niêm yết cổ phiếu vào cuối năm 2006, DMC có giá chào sàn 130,000 đồng/cp và sau đó giá cổ phiếu thường trực chiều hướng sụt giảm và lập đáy kỷ lục vào ngày 25/05/2011, chỉ còn 6,800 đồng/cp (giá đã điều chỉnh). Với đà giảm không ngừng của cổ phiếu DMC, nhiều cổ đông lớn thấp thỏm không yên và manh nha ý định thoái vốn khỏi doanh nghiệp, khởi đầu là KITMC Worldwide Vietnam RSP Balanced Fund khi thoái toàn bộ 5.1% vốn vào giữa tháng 6/2011.

Nhưng chỉ hai tháng sau đó, DMC đã thông báo tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm thông qua việc cho phép nhà đầu tư (NĐT) chiến lược được phép mua trên 35% vốn của DMC mà không cần chào mua công khai. Đồng thời, ĐHĐCĐ cũng cho phép 5 cổ đông được phép chuyển nhượng trên 25% vốn mà không cần thực hiện chào bán công khai gồm Quỹ đầu tư Bản Việt, KITMC Vietnam Growth Fund 2, Dragon Capital Vietnam Mother Fund và Amersham Industries limited – các tổ chức này đã đồng ý chuyển nhượng 6.45 triệu cổ phiếu DMC, tương đương 36% vốn tại DMC.

Tổ chức, quỹ đầu tư trên là các đơn vị tham gia vào DMC từ trước năm 2008, như Amersham Industries Limited góp mặt trong danh sách cổ đông lớn năm 2006 khi sở hữu 14.14% vốn; Vietnam Dragon Fund Limited, Quỹ đầu tư chứng khoán Y tế Bản Việt, KITMC Worldwide Vietnam RSP Balanced Fund… đều có tên trong danh sách cổ đông từ năm 2008. Đến giữa năm 2011, ngoài hai cổ đông lớn là SCIC sở hữu 34.71% và Amersham Industryes Limited sở hữu 12.7% vốn, danh sách cổ đông lớn của DMC có thêm nhiều cái tên như Quỹ đầu tư chứng khoán Y tế Bản Việt (8.4% vốn); KITMC VietNam Growth Fund 2 (7.58% vốn), KITMC Worldwide Vietnam RSP Balanced Fund (5.1% vốn).

Tháng 12/2011, sau nhiều đồn đoán và úp mở trên thị trường, CFR International SPA chính thức lộ diện là nhà đầu tư (NĐT) chiến lược và hoàn tất mua toàn bộ 6.45 triệu cp DMC. Cùng với đó, tổ chức này cũng mua thỏa thuận toàn bộ cổ phiếu quỹ của DMC (khoảng 1.72% vốn).

Tính đến cuối năm 2011, CFR International SPA đã sở hữu 44.69% vốn của DMC và vượt mặt SCIC để trở thành cổ đông lớn nhất.Trong năm 2012, CFR International SPA vẫn liên tục gom vào cổ phiếu DMC trên thị trường, đến cuối năm, tỷ lệ sở hữu đã nâng lên 45.94% vốn.

Với pha bắt đáy ấn tượng này, nếu tính theo giá thị trường (đã điều chỉnh) thì CFR International SPA sẽ có được một khoản lợi nhuận kếch sù gấp gần 10 lần số vốn ban đầu sau 5 năm đầu tư.

Thị giá cổ phiếu DMC từ khi niêm yết đến nay

Chính thức cầm trịch tại DMC sau 5 năm

Sau khi trở thành cổ đông lớn, CFR International SPA nhanh chóng cử 3 cán bộ cấp cao vào Ban lãnh đạo của DMC, trong đó 2 thành viên ứng cử vào HĐQT và 1 thành viên ứng cử vào BKS. Đến cuối năm 2011, tổ chức này giữ 3/7 vị trí trong HĐQT, riêng vị trí Chủ tịch vẫn do người đại diện của SCIC là ông Nguyễn Chí Thành đương nhiệm.

Dẫu đã cử người vào HĐQT nhưng sự hiện diện của CFR International SPA trong đường lối kinh doanh của DMC những năm sau đó không thật sự rõ nét. Hoạt động kinh doanh của DMC có sự tăng trưởng nhưng những hoạt động mới như phân phối sản phẩm của CFR International SPA chưa được thực hiện; một phần do tiến độ cấp VISA bị chậm bên cạnh vấn đề là bộ máy quản lý cũng không có chuyển biến lớn.

Thay đổi đáng kể chỉ thực sự xảy từ năm 2014, cũng là thời điểm HĐQT bầu nhiệm kỳ mới 2014-2018. Tháng 4/2014, DMC công bố danh sách HĐQT nhiệm kỳ mới gồm 6 thành viên, trong đó có 3/6 thành viên liên quan đến CFR International SPA. Sau đó, (gần cuối quý 2/2014), bà Lương Thị Hương Giang - đại diện cho CFR International SPA tại Việt Nam được bầu làm Tổng giám đốc của DMC. Đồng thời, Công ty cũng tiến hành thay đổi người đại diện công bố thông tin và người đại diện pháp luật.

Từ đó, DMC bắt đầu cho thấy những sự thay đổi rõ rệt trong hoạt động kinh doanh. Theo một báo cáo phân tích của CTCK Rồng Việt (VDS), DMC bắt đầu có những chiến lược mới như việc tái cơ cấu danh mục sản phẩm. CFR International SPA hỗ trợ ban đầu đối với thị trường xuất khẩu, từ quý 3/2014 thì thị trường Peru và Venezuela đã có đóng góp đầu tiên vào doanh số. Mặc dù doanh thu xuất khẩu chỉ chiếm 3% tổng doanh thu nhưng với việc mở rộng thị trường tại khu vực Mỹ La tinh, DMC đã đứng vị trí thứ hai về xuất khẩu trong các doanh nghiệp dược Việt Nam. Bên cạnh đó, DMC cũng lên kế hoạch xây dựng nhà máy mới Non-Betalactam nhằm mở rộng khả năng sản xuất. Năm 2014, cũng đánh dấu sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất trong các năm của DMC khi ghi nhận hơn 132 tỷ đồng lãi ròng, tăng 23% so với kết quả năm trước và vượt chỉ tiêu năm đề ra.

Hai năm sau đó, câu chuyện giữa cặp đôi CFR International SPA - DMC lại nóng lên cùng thông tin DMC điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài từ 49% lên 100%, điều này đồng nghĩa với việc CFR International SPA đã thoát khỏi gồng xích về giới hạn tỷ lệ sở hữu trói buộc suốt nhiều năm qua. Chỉ vài ngày sau, CFR International SPA lập tức mua 2 triệu cp DMC từ 7 cá nhân và nâng tỷ lệ sở hữu lên 51.7%, chính thức nắm quyền chủ đạo. Dĩ nhiên, khi đã sở hữu trên 51%, tổ chức này thể hiện quyền lực khi bầu thêm 3 thành viên ngoại vào bộ máy lãnh đạo. Trong đó bầu 1 thành viên vào HĐQT, nâng số thành viên liên quan lên quá bán - 4/7 thành viên (Chủ tịch HĐQT vẫn là ông Nguyễn Chí Thành) và thay thế 2 thành viên trong BKS của Công ty.

Sau thay đổi mang tính bước ngoặt trong cơ cấu cổ đông, DMC đã thực hiện bước đi tiếp theo trong tiến trình tái cấu trúc hoạt động kinh doanh bằng việc thông báo giải thể Công ty TNHH MTV DOMENOL (doanh nghiệp liên kết của DMC thành lập từ năm 2014) và thông qua các giao dịch, hợp đồng hợp tác với Công ty TNHH Dược phẩm Glomed (doanh nghiệp liên quan đến CFR International SPA) nhằm thực hiện mua bán hàng hóa trong ngành nghề kinh doanh.

Vậy là sau gần 6 năm từng bước tiếp cận và đầu tư vào DMC, đến nay CFR International SPA đã chính thức trở thành đơn vị chủ quản của doanh nghiệp tân dược lớn thứ hai Việt Nam này.

Một sự kiện nổi bật trong năm 2014 là thương vụ M&A giữa CFR International SPA và Abbott – tập đoàn dược phẩm hàng đầu Hoa Kỳ. Abbott hiện đã sở hữu 99% vốn của CFR International SPA và cũng gián tiếp trở thành cổ đông lớn của DMC.

Với việc nâng sở hữu lên gần 52%, quyền lực của CFR International SPA tại DMC đã được xác định chắc chắn, tạo cách biệt rõ ràng với cổ đông lớn thứ hai là SCIC. Dù vậy, theo đánh giá của Maybank KimEng trong một báo cáo phân tích, nhiều khả năng SCIC sẽ không thoái vốn tại DMC một phần vì DMC là 1 trong 3 doanh nghiệp dược được SCIC đề xuất giữ lại đầu tư dài hạn (ngoài TraphacoDHG), mặt khác dự án hợp tác giữa SCIC và Abbott cũng phần nào cho thấy định hướng chiến lược đầu tư dài hạn vào ngành dược cũng như DMC của SCIC./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quý 1/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 12%

Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là động lực dẫn dắt nhà đầu tư trong nước quay trở lại thị trường. Quý 1/2024, vốn hóa thị trường...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 29/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98