Ông Bùi Nguyên Khoa (BSI): Kịch bản tích cực nhất năm 2017 là VN-Index đạt 758 điểm

13/01/2017 13:05
13-01-2017 13:05:00+07:00

Ông Bùi Nguyên Khoa (BSI): Kịch bản tích cực nhất năm 2017 là VN-Index đạt 758 điểm

“Năm 2017 sẽ là một năm không quá thuận lợi với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, nhất là vào giai đoạn cuối năm. Kịch bản dự báo điểm số VN-Index khá rộng cho kịch bản tiêu cực 590 điểm và kịch bản tích cực 758 điểm”, đó là dự cảm của ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng nhóm Phân tích thị trường CTCK BIDV (BSI).

Cần lời giải tối ưu cho bài toán cân bằng cung cầu trong năm 2017

Chia sẻ những dự báo về TTCK trong năm 2017, ông Khoa cho rằng năm 2017 sẽ phải là một năm không quá thuận lợi với TTCK Việt Nam, nhất là vào giai đoạn cuối năm. Và kịch bản dự báo điểm số VN-Index khá rộng cho kịch bản tiêu cực 590 điểm và kịch bản tích cực 758 điểm.

Ông Bùi Nguyên Khoa

Nguyên nhân là quy mô thị trường đang tăng rất nhanh trong khi dòng tiền vào thị trường khá hạn chế và hiện tượng gây loãng cổ phiếu đang âm thầm diễn ra. Chính phủ đã xây dựng khung pháp lý và chế tài rõ ràng do vậy việc cổ phần hóa, niêm yết mới là xu hướng tất yếu. Làn sóng niêm yết sẽ còn mở rộng do rất nhiều công ty đại chúng sẽ phải niêm yết ngay trong năm 2017. Nhiều cổ phiếu niêm yết mới mang lại cơ hội lựa chọn nhiều hơn cho nhà đầu tư những cũng tạo hiệu ứng gây loãng và tạo sức ép lớn lên các thị trường trong ngắn hạn. Đây là yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến thị trường trong năm 2017.

Để tránh kịch bản cung vượt cầu và hậu quả đáng tiếc vì hoạt động đẩy giá trước niêm yết và niêm yết ồ ạt trong năm 2006 – 2007, thị trường cần được điều hành một cách thận trọng, khiển khai đồng bộ các giải pháp cân bằng cung cầu từ các cơ quan quản lý.

Ngoài ra, Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCK) đang rất nỗ lực để thị trường chứng khoán phái sinh đi vào vận hành vào năm 2017 được đánh giá cao, dù vậy theo ông Khoa bước đầu chỉ có 2 sản phẩm phái sinh đơn giản là hợp đồng tương lai chỉ số và hợp đồng tương lại trái phiếu Chính phủ nên không quá kỳ vọng về sức ảnh hưởng của hai sản phẩm này đến thị trường cổ phiếu. Và các sản phẩm sẽ ý nghĩa trong việc giúp nhà đầu tư (NĐT) làm quen, nâng cao tầm hiểu biết trước khi đón nhận các sản phẩm có kết cấu phức tạp và tính hữu ích cao hơn.

Ông Khoa cho rằng kỳ vọng lớn nhất trong năm 2017 là các biện pháp hỗ trợ cầu, trong  khi các giải pháp đồng bộ cần thời gian triển khai thì những giải pháp ngắn hạn như điều chỉnh thời gian thanh toán từ T+3 xuống T+2, T+1 và T+0 và việc xem xét mở room trong lĩnh vực ngân hàng cho khối ngoại nhằm đẩy nhanh cơ cấu hệ thống ngân hàng trở thành nhân tố đáng chú ý.

Ngoài ra, trong năm 2016 những tác động chung trên thế giới đã có ảnh hưởng rõ nét đến TTCK Việt Nam và xu hướng này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong những năm tới. Có ba nguyên nhân củng cố cho điều này:

Một là, độ mở của kinh tế Việt Nam khá lớn với hoạt động xuất khẩu bằng 1.7 GDP. Việt Nam cũng đang tham gia vào chuỗi sản xuất của thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với biến động của kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng mạnh đến kinh tế Việt Nam và đến thị trường chứng khoán.

Hai là, quy mô TTCK tăng mạnh kéo theo sự dịch chuyển dòng vốn giữa các thị trường sẽ ảnh hưởng ngày càng lớn. TTCKViệt Nam khá nhỏ, hoạt động đầu tư của khối ngoại cũng khá hạn chế nhưng dù vậy trước nay vẫn nằm trong xu thế mua ròng. Hoạt động rút vốn hiếm hoi diễn ra trên thị trường niêm yết trong năm 2016 đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường.

Ba là, tầm nhìn, quan điểm nhà đầu tư đang được mở mang và hòa nhập với xu thế chung thế giới. Thay vì chỉ chú trọng đơn thuần vào bảng giá, thông tin trong nước và thông tin cổ phiếu thì xu hướng quan tâm đến diễn biến chính trị, kinh tế thế giới cũng như sự vận động thị trường chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ thế giới đang ngày càng được NĐT ngày càng sát sao. Chính điều này khiến sự biến động của thị trường và nhóm ngành ngày càng gần với biến động của thế giới.

Năm 2016, VN-Index thực chất chỉ tăng 7.6%

Xét về điểm số, năm 2016 là một năm thành công với VN-Index khi tăng 14.8% và là một trong chỉ số tăng trưởng mạnh nhất khu vực. Song, một điều đáng tiếc nhưng thực tế đã xảy ra là VN-Index tăng mạnh nhưng tài khoản nhà đầu tư lại không tăng trưởng tương ứng. Ông Khoa cho biết theo tính toán của BSI, VN-Index thực chất chỉ ở mức 623.1 điểm, tăng 7.6% (bằng ½ so với mức tăng thực tế sau khi loại trừ điểm đóng góp 41.7 điểm từ 2 cổ phiếu SABROS).

Hơn nữa liên thông với vận động của TTCK thế giới, TTCK Việt Nam cũng trải qua 3 cú sốc gồm (1) lo ngại dự trữ ngoại hối Trung Quốc giảm mạnh và kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng trong tháng 1; (2) brexit vào đầu tháng 6 và (3) Bầu cử Tổng thống Mỹ đầu tháng 11. Mặc dù các sự kiện trên có hiệu ứng tiêu cực giảm dần, thị trường vẫn biến động mạnh kéo theo hoạt động bán tháo gây tổn hại cho NĐT. 

Theo đó, diễn biến giá của nhiều dòng và nhóm cổ phiếu cũng không có thuận lợi như đà tăng của VN-Index. Có những trào lưu đầu tư nổi bật năm 2016 như:

Vận động theo biến động của hàng hóa thế giới. Nhiều mặt hàng hóa cơ bản thế giới tăng mạnh gồm giá dầu, thép, giá đường, giá cao su, .... ảnh hưởng khá mạnh đến các cổ phiếu hoạt động trong ngành. Các cổ phiếu dầu khí (GAS, PVD, PVS) tăng trưởng mạnh và giữ nhịp cho thị trường trong 6 tháng đầu năm. Ngành thép (HSG, HPG, NKG) có nhịp tăng giá mạnh từ đầu năm nhờ thép lên giá và chính sách chống bán phá giá. Được hậu thuẫn bởi KQKD ấn tượng, ngành thép duy trì đà tăng đến tận tháng 9 và là nhóm cổ phiếu hiếm hoi duy trì mức tăng trưởng trong tháng 12. Ở quy mô nhỏ hơn, nhóm cổ phiếu mía đường tăng tốt trong tháng 6 đầu năm trong khi nhóm cổ phiếu cao su tăng mạnh trong  tháng 9 - 11.

Vận động theo kỳ vọng thoái vốn nhà nước tại các công ty niêm yết và làn sóng niêm yết mới. Thông tin thoái vốn SCIC tại các công ty niêm yết lớn tại một số thời điểm đã giúp nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh từ tháng 6 - tháng 10 gồm VNM, BMP, NTP, FPTVCG. Hoạt động đầu tư theo xu thế này chỉ dừng lại trước thông tin SCIC mới thoái vốn tại VNM trong năm 2016. Xu hướng đầu tư vào thị trường OTC, mua khi mới niêm yết đón đầu làn sóng niêm yết trên thị trường xuất hiện vào tháng 10 và đỉnh điểm của sự kỳ vọng khi các cổ phiếu ACV, HBN và SAB niêm yết và có mức tăng giá mạnh. 

Vận động ngược chiều nhờ Hiệp định TPP khó thành công. Tổng thống Obama không được 2 viện quốc hội hẫu thuẫn để thông qua hiệp định TPP vào cuối nhiệm kỳ làm đảo chiều xu thế của nhiều ngành liên quan. Nhóm các ngành kỳ vọng hưởng lợi từ TPP như dệt may, hạ tầng, cảng biển đều giảm điểm, trong khi ngành dược lại tăng mạnh. Ngành dược và y tế tăng 56.1% (nhóm dược tăng 60.3%).

Vận động định hướng theo KQKD nổi bật. Nhóm cổ phiếu có chuyển biến kinh doanh rõ rệt như ngành xây dựng (CTD, HBC), vật liệu xây dựng (CVT, VIT, BCC), đều có mức vận động giá vượt trội so với thị trường.

Theo quan sát của ông Khoa, dòng tiền phần lớn thời gian xoay quanh các xu hướng chính trên, chỉ có một thời gian ngắn chuyển dịch sang nhóm cổ phiếu thị trường./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (16)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 29/03: Hạn chế mua mới?

VCBS đánh giá VN-Index sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận lại khu vực 1,290-1,300 điểm nên nhà đầu tư khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại.

Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam 2024

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều kỳ vọng nhưng cũng không thiếu rủi ro.

Chứng khoán Vietcap: Khoản lỗ của EVN là rủi ro với các doanh nghiệp xây lắp điện

Trong buổi hội thảo tổ chức chiều ngày 27/03 về triển vọng ngành điện và xây lắp điện, Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) nhận định mảng xây lắp điện có triển vọng cao...

Góc nhìn 28/03: Dừng mua, cân nhắc chốt lời cổ phiếu?

Theo CTCK Beta, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ duy trì ở mức cao khi VN-Index vẫn đang nằm trong vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận...

SSI Research: Đường Quảng Ngãi có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 45-50% trong 2025

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 40% bằng tiền (4,000 đồng/cp). Với mức lợi nhuận cao, SSI Research dự...

Góc nhìn 27/03: Sớm tiến lên khu vực 1,300 - 1,310?

VCBS cho rằng thị trường đang có dấu hiệu sideway tích lũy và nếu thanh khoản vẫn gia tăng ổn định thì VN-Index sẽ sớm tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Vietstock LIVE #7: Chuyên gia "điểm mặt" những rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán

Bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận thì quản trị rủi ro danh mục đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chủ đề Vietstock LIVE #7: “Các Rủi Ro Của Thị Trường” sẽ...

Góc nhìn 26/03: VN-Index khả năng giảm điểm trong ngắn hạn

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng giảm điểm, nhà đầu tư được khuyên thận trọng.

Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua GIL với mảng bất động sản khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực tăng trưởng mới; mua LHG dựa trên triển vọng tích cực...

Góc nhìn tuần 25 - 29/03: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Theo BSC, phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98