CDO, ATG bất ngờ đảo chiều tăng nhiều phiên, không đơn thuần là đã đến đáy?

08/02/2017 15:12
08-02-2017 15:12:16+07:00

CDO, ATG bất ngờ đảo chiều tăng nhiều phiên, không đơn thuần là đã đến đáy?

Trong những phiên giao dịch gần đây, thị giá cổ phiếu CDO và ATG bất ngờ tăng trần liên tiếp với lượng dư mua lớn. Điều gì đang diễn ra phía sau lần tăng giá của CDO, ATG?

"Vết đen" chưa phai

Vào cuối năm 2016 và cho đến gần hết tháng đầu tiên của năm 2017, cổ phiếu CDO của CTCP Tư vấn Thiết kế & Phát triển Đô thị (HOSE: CDO) và ATG của CTCP An Trường An (HOSE: ATG) bất ngờ nổi tiếng trên thị trường chứng khoán bởi đã làm "bay hơi" không ít tiền của nhà đầu tư.

Cổ phiếu CDO đã có gần 2 tháng liên tục "lau sàn" từ mức giá 37,200 đồng/cp, tụt sâu xuống 3,090 đồng/cp (phiên ngày 23/01/2017), mất đi gần 92% giá trị. Khối lượng giao dịch rất thưa thớt, chỉ ở mức ngàn cổ phiếu, thậm chí có phiên mất thành khoản, trong khi lượng dư bán luôn "chất đống" hàng triệu cổ phiếu, cao điểm có phiên lên tới hơn 6.7 triệu cp (phiên ngày 30/12/2016), còn bên mua hoàn toàn mất bóng.

Thị giá cổ phiếu CDO từ giữa năm 2016 đến nay

Nguyên nhân của việc cổ phiếu giảm sàn, theo CDO là do tin đồn thất thiệt trên thị trường, đồng thời Công ty cũng đưa ra những thông báo và giải trình về lý do thị giá cổ phiếu sụt giảm, nhưng thị trường vẫn tiếp tục chìm trong "cơn thoái trào" cổ phiếu CDO.

Cùng với CDO, thị giá của ATG bắt đầu chuỗi ngày “nằm sàn” từ giữa tháng 12, sau nhiều phiên "đỏ lửa". Sau hơn 1 tháng giảm sàn, tính đến phiên ngày 25/01, cổ phiếu ATG chỉ còn được giao dịch ở giá 1,600 đồng/cp, mất 88% giá trị (từ mức 13,300 đồng/cp). Tương tự CDO, cổ phiếu ATG cũng chỉ được giao dịch rất ít với khối lượng dưới trăm cp mỗi phiên, trong khi lượng dư bán tính ở mức hàng triệu cổ phiếu.

Thị giá cổ phiếu ATG từ giữa năm 2016 đến nay

Ngoài giá cổ phiếu đổ đèo đột ngột thì hai doanh nghiệp kể trên còn nét chung dễ thấy nhất chính là trong cơ cấu tài sản đều có lượng lớn giá trị tài sản tập trung tại khoản phải thu, trong khi tiền và tương đương tiền và các tài sản khác chiếm tỷ trọng khá thấp.

Thêm nữa, cả hai doanh nghiệp này cũng đang có trong nguy cơ vỡ kế hoạch năm khi các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận tính đến hết quý 3/2016 đều thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, lũy kế 9 tháng 2016, CDO mới chỉ đạt 57% kế hoạch doanh thu và 49% chỉ tiêu lợi nhuận năm. Với ATG mới chỉ đạt 18% chỉ tiêu doanh thu và 40% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của năm 2016. Tính đến nay cả hai doanh nghiệp vẫn chưa công bố BCTC quý 4/2016 dù đã hết thời hạn.

Động lực nào đẩy cổ phiếu tăng trần?

Tuy nhiên, trong những phiên giao dịch trở lại đây cổ phiếu CDO và ATG tạo nên ngỡ ngàng khi liên tục tăng trần.

Điều bất ngờ tìm đến với cổ phiếu CDO vào những phiên giao dịch cuối tháng 1/2017. Sau 34 phiên giao dịch giảm sàn, ngày 24/01/2017, cổ phiếu CDO bất ngờ quay đầu tăng trần với khối lượng khớp lệch trong phiên lên tới gần 5.7 triệu cp (chiếm 18% tổng số lượng cp CDO).

Trong 5 phiên giao dịch sau đó, CDO vẫn tiếp tục đà tăng trần và hiện đang ở mức giá 4,610 đồng/cp tính đến phiên ngày 07/02/2016, tăng 40% so với mức đáy. Khối lượng khớp lệch dao động ở mức trăm ngàn cp, trong đó có phiên lên tới triệu cổ phiếu. Đồng thời, lượng dư mua có phiên lên tới hơn 1.4 triệu cp và vắng bóng bên bán.

Thị giá CDO 6 phiên gần đây

Điểm đáng chú ý là đợt tăng giá của CDO xuất hiện ngay sau khi Công ty công bố thông tin liên quan đến việc chứng khoán giảm sàn vào ngày 23/01/2017 với nội dung về hoạt động kinh doanh cùng một số thông tin liên quan đến các dự án đang triển khai và lời khẳng định sẽ không dùng ngân sách để mua cổ phiếu hỗ trợ thị giá. Dù trước đó, trong buổi họp báo ngày 26/12, Ban lãnh đạo CDO cũng đã chia sẽ nội dung tương tự nhưng không thể ngăn được đà lao dốc của cổ phiếu trên thị trường.

* Chủ tịch CDO: "Không thể mang nguồn vốn hoạt động để cứu giá cổ phiếu"

* CDO: Năm 2017 lãi ròng dự kiến 55 tỷ đồng, triển khai 2 dự án tại Lào

Thông tin thêm, vừa qua, bà Lê Kim Thu - mẹ của Chủ tịch HĐQT đã mua 15 ngàn cp CDO nâng số lượng nắm giữ lên 935,000 cp tương đương tỷ lệ 3% từ ngày 06/01 đến 06/02/2017. Đồng thời, cá nhân này cũng tiếp tục đăng ký mua 935,000 cp CDO nhằm nâng tỷ lệ sở hữu lên gấp đôi 6%. Ở chiều hướng ngược lại, ông Nguyễn Đức Tuấn – bố của Thành viên BKS Nguyễn Đức Tuấn đã bán bất thành 947,510 cp tương ứng tỷ lệ 3% từ ngày 28/12 đến 28/01/2017.

Đối với cổ phiếu ATG, mặc dù xảy ra muộn hơn so với CDO, nhưng tính đến phiên 07/02, đã có 4 phiên tăng trần liên tiếp từ mức giá 1,600 đồng/cp lên 2,070 đồng/cp, tăng 29%. Khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh lên trăm ngàn cổ phiếu mỗi phiên, cao điểm có phiên hơn 1.8 triệu cp. Bên cạnh đó, lượng dư mua tăng mạnh, trong khi bên bán "vắng mặt".

Thị giá của ATG 4 phiên gần đây

Trái với CDO, trên thị trường không hề có thông tin hỗ trợ liên quan đến ATG, ngoài kết quả kinh doanh chi nhánh Hà Nội của ATG. Cụ thể, trong năm 2016, chi nhánh hà Nội của ATG đạt doanh thu hơn 29.4 tỷ đồng, với khoản lợi nhuận ròng hơn 779 triệu đồng.

Sau tất cả, bàn tay phía sau lần tăng giá của CDO, ATG là thị trường hay của một nhân tố nào khác vẫn là dấu hỏi lớn. Nhà đầu tư sẽ còn cần phải đợi thêm BCTC năm 2016 của hai doanh nghiệp trên để biết được nguyên nhân./.







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vietstock LIVE: Đọc vị kết quả kinh doanh Q1/2024 và triển vọng kinh tế Việt Nam

Thị trường sẽ diễn biến ra sao trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và đâu là chiến lược thích hợp cho nhà đầu tư trong thời gian tới?

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 

UBCKNN làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/04/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội thị trường tài chính và...

UBCKNN xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Thuận Đức (HOSE: TDP), CTCP Anh ngữ APAX và CTCP Thủy sản Việt Úc (VUG) do vi...

An Gia (AGG) dự kiến hết nợ trái phiếu, kế hoạch lợi nhuận tăng 43% trong năm nay

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2024 tăng 43%. Công ty lên kế hoạch phát hành cổ...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 24/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

24/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 23/04: Tự doanh bán ròng trên ngàn tỷ, xả mạnh FPT và MWG

Phiên giao dịch ngày 23/04, mặc dù quyết định đầu tư cùng chiều nhưng tự doanh công ty chứng khoán bán ròng áp đảo 1,056 tỷ đồng, trong khi khối ngoại chỉ xả hơn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98