Mùa BCTC 2016: Bức tranh vẫn sáng nhưng mảng tối đang tăng

10/02/2017 13:52
10-02-2017 13:52:08+07:00

Mùa BCTC 2016: Bức tranh vẫn sáng nhưng mảng tối đang tăng

Niên độ tài chính 2015 – 2016 vẽ nên một bức tranh hoạt động kinh doanh sáng và được xem là một năm làm ăn khá suôn sẻ của giới kinh doanh. Song, doanh nghiệp thua lỗ đang gia tăng.

Theo dữ liệu báo cáo tài chính tổng hợp của Vietstock, tính đến ngày 08/02/2017 đã có 570 doanh nghiệp công bố BCTC năm 2016 (không xét ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) với gần 93% đơn vị báo lãi. Trong đó, có 529 doanh nghiệp kinh doanh tăng trưởng với tổng lợi nhuận sau thuế thu về hơn 82,803 tỷ đồng, hơn 8% so với cùng kỳ năm trước (76,690 tỷ đồng). Trong khi đó, ở chiều ngược lại, trị giá mức thua lỗ tương ứng 3,687 tỷ đồng (41 doanh nghiệp còn lại), tăng gần 3 lần so với mức lỗ 1,394 tỷ đồng năm 2015.

Những cái máy tạo tiền

Nói về lãi lớn, đầu tiên phải nhắc đến “ông hoàng” ngành sữa Việt Nam – Vinamilk (HOSE: VNM). Với quy mô vốn hơn 15,514 tỷ đồng, năm nào VNM cũng được điểm mặt trong top doanh nghiệp làm ăn thu về lợi nhuận cao, theo đó con số đạt được trong năm 2016 tương ứng 9,350 tỷ đồng lãi ròng, tăng trưởng 21%. Doanh thu thuần thu về hơn 46,794 tỷ đồng, tăng 17% so với thực hiện năm 2015, đồng thời lãi trước thuế ghi nhận hơn 11,237 tỷ đồng, tăng 20% và vượt 12% chỉ tiêu năm đề ra.

Đứng thứ hai là đơn vị đến từ lĩnh vực khí đốt – Tổng Công ty khí Việt Nam (HOSE: GAS). Quý 4/2016, GAS ghi nhận khoản chênh lệch cước phí vận chuyển đường ống Phú Mỹ - TPHCM giai đoạn từ 01/01/2012 đến 31/12/2015 hơn 85 triệu USD (tương đương 1,937 tỷ đồng) vào doanh thu. Thêm vào đó, nguồn khí Thiên Ưng Đại Hùng (được đưa vào khai thác từ ngày 11/12/2015) đóng góp hơn 168 tỷ đồng tiền lãi, đẩy lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ trong quý 4/2016 tăng gấp gần 3 lần cùng kỳ, ghi nhận tới 3,067 tỷ đồng. Tuy nhiên, lũy kế cả năm 2016 lãi ròng lại giảm 17% so năm 2015 khi ghi nhận 7,075 tỷ đồng, ứng với EPS là 3,640 đồng/cp.  Kết quả này vừa suýt soát kế hoạch lãi ròng chưa điều chỉnh (7,085 tỷ đồng) nhưng vượt 36% kế hoạch đã điều chỉnh (5,200 tỷ đồng).

Cùng với đó, Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) cũng khép lại một năm với kết quả 6,606 tỷ đồng lãi ròng, gấp đôi kế hoạch đề ra. Nhờ sản lượng thép xây dựng và ống thép tăng cao, chi phí được cắt giảm đáng kể đã giúp HPG mang về tổng doanh thu cả năm gần 33,885 tỷ đồng, tăng 22% so với 2015 và vượt hơn 21% so với kế hoạch. Lãi ròng cũng tăng hơn 89% đạt 6,606 tỷ đồng và gấp đôi con số kế hoạch. Đi cùng với hoạt động kinh doanh khả quan, năm 2016 cũng là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bật về giá cổ phiếu HPG với mức tăng gần 90% so với đầu năm.

Góp mặt trong tốp đầu doanh nghiệp lãi đậm còn có tên tuổi tuy mới nhưng đã làm mưa làm gió thị trường thời gian qua - Sabeco (HOSE: SAB). Sau 2 tháng gia nhập sàn HOSE (niêm yết ngày 06/12/2016), SAB đã báo cáo kết quả kinh doanh với lãi ròng vượt kế hoạch 22% với gần 4,475 tỷ đồng; theo đó, EPS tương ứng đạt 6,978 đồng/cp. Với mức giá 215,300 đồng/cp (đóng cửa phiên 08/02/2017), SAB hiện đang là một trong những cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường.

Top 10 doanh nghiệp đạt mức LNST cao nhất

Ngôi vương về tốc độ tăng trưởng

Xét về tốc độ tăng trưởng, năm 2016 mặc dù không quá nổi bật, nhưng vẫn ghi nhận nhiều đơn vị có mức lãi ròng tăng mạnh, thậm chí tăng hàng trăm phần trăm so với năm 2015. Xếp vị trí quán quân là Công nghiệp Tung Kuang (HNX: TKU) với mức tăng trưởng gấp 20 lần, tương đương thu về hơn 92 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ trong năm 2016, trong khi doanh thu gần như không biến động so với năm 2015, xấp xỉ 756 tỷ đồng.

Không kém cạnh, gấp 10 lần là mức tăng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tại Thép Pomina (HOSE: POM), từ con số khá khiêm tốn 27 tỷ năm 2015 sang đến năm 2016 Công ty thu về hơn 301 tỷ đồng lợi nhuận. Được biết, thành quả trên xuất phát từ việc thị trường bất động sản phục hồi mạnh, theo đó tính riêng quý 4/2016, POM ghi nhận mức lãi lớn nhất trong 22 quý gần đây, với con số gần 179 tỷ đồng, gấp 28 lần mức 6 tỷ của cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, mức lãi lớn trong năm 2016 này đã giúp POM không chỉ xóa lỗ lũy kế mà còn có lãi chưa phân phối 89 tỷ đồng, có khả năng sẽ giúp công ty thoát khỏi diện cảnh báo.

Nếu đề cập đến giá trị tuyệt đối, không thể bỏ qua những con số tăng lãi khá ấn tượng từ các mã đầu ngành, chẳng hạn như Địa ốc Hòa Bình (HOSE: HBC) lãi ròng tăng hơn 585%, tương đương tăng đến 490 tỷ đồng. Cùng với đó, doanh thu cũng tăng trưởng gấp đôi, từ mức 5,078 ngàn tỷ lên 10,767 tỷ đồng. Được biết, năm 2016 không phải là năm đầu tiên HBC đạt tốc độ tăng trưởng mạnh, giai đoạn trước đó cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế Công ty đều tăng trưởng khá tốt, riêng doanh thu tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2014 – 2015 (tăng từ 3,518 tỷ lên 5,078 tỷ đồng).

Một “ông lớn” khác cũng mới chào sàn với nhiều hứa hẹn là Novaland (HOSE: NVL). Kết thúc năm tài chính đầu tiên sau niêm yết với với mức tăng lãi ròng ấn tượng 274%, đạt 1,662 tỷ đồng, doanh thu thuần năm 2016 đạt 7,359 tỷ đồng, tăng nhẹ 10% so với năm 2015. Được biết, mới đây MSCI đã thêm cổ phiếu NVL vào danh mục MSCI Global Standard Indexes, có hiệu lực vào ngày 12/01/2017. NVL đưa kế hoạch kinh doanh 2017 táo bạo với doanh thu thuần ở mức 17,528 tỷ đồng và lãi ròng 3,144 tỷ đồng; lần lượt tăng trưởng 160% và 91% so với kế hoạch 2016.

Bên cạnh đó, tăng trưởng tích cực còn có Thép Nam Kim (HOSE: NKG) với mức tăng lãi ròng đạt 312%, từ 126 tỷ lên 519 tỷ đồng, Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) tăng hơn 130%, đạt 1,504 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế,…

Top 10 doanh nghiệp có LNST tăng mạnh nhất

Vẫn còn lao đao với áp lực chi phí

Ở chiều ngược lại, gánh nặng từ chi phí thi công, gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ trong khi chi phí lãi vay vẫn rất cao khiến Xây dựng Công nghiệp & Dân dụng Dầu khí (HOSE: PXI) chỉ đạt 74 tỷ đồng doanh thu quý 4/2016, giảm 74% so cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế âm 5.5 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, lãi ròng cổ đông công ty mẹ chỉ còn vỏn vẹn 500 triệu đồng, hoàn toàn khác biệt so với con số 35 tỷ đồng năm 2015.

Do hệ lụy của đợt mưa lũ lịch sử năm 2015 khiến hoạt động khai thác than gặp nhiều khó khăn, cùng với áp lực chi phí cao, Than Cọc Sáu - Vinacomin (HNX: TC6) cũng ngậm ngùi khi lãi ròng cổ đông công ty mẹ năm 2016 giảm hơn 96%, chỉ còn 1.5 tỷ (năm 2015 đạt hơn 41 tỷ đồng). Doanh thu giảm đáng kể, từ mức 3,855 tỷ đồng xuống còn 2,891 tỷ đồng.

Tốc độ giảm mạnh còn có Tập đoàn Thiên Quang (HNX: ITQ), giảm lãi hơn 93%, từ mức 17.5 tỷ năm 2015 chỉ còn 1.2 tỷ đồng năm 2016. Hay PV Drilling (HOSE: PVD) cũng vừa hoàn tất một năm 2016 không mấy khả quan khi lãi ròng cả năm dừng tại con số 120 tỷ đồng, giảm đến 93%, lui về mức thấp nhất kể từ năm 2006 tới nay.

Top 10 doanh nghiệp có LNST giảm mạnh nhất

Đáy của thị trường

Trong khi nhiều doanh nghiệp ăn mừng chiến thắng thì vẫn có những đơn vị khóc ròng với kết quả kinh doanh bê bết, điển hình là con số thua lỗ hơn 1,621 tỷ đồng tại Gỗ Trường Thành (HOSE: TTF). Cả năm, Công ty lỗ hơn 1,621 tỷ đồng; đẩy lỗ lũy kế lên gần 1,768 tỷ đồng và khiến vốn chủ sở hữu âm 195.2 tỷ đồng. Như vậy, nếu BCTC kiểm toán 2016 không có thay đổi lớn thì cổ phiếu TTF sẽ chính thức bị hủy niêm yết bắt buộc.

Viết tiếp câu chuyện kinh doanh buồn năm 2016 còn có Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) ôm mức lỗ ròng 727 tỷ đồng, nâng khoản lỗ lũy kế lên 2,482 tỷ đồng. Tính riêng quý 4/2016, hoạt động tài chính trở thành gánh nặng khi chỉ mang về doanh thu hơn 2 tỷ đồng mà chi phí lên tới hơn 33.7 tỷ đồng. Kết quả là, sau khi trừ chi phí và tính thêm khoản lỗ 48 tỷ đồng từ công ty liên doanh liên kết, trong kỳ OGC lỗ ròng gần 259 tỷ đồng.

Tương tự tại Vận tải biển Việt Nam (HOSE: VOS), với mức lỗ riêng quý 4 gấp gần 6 lần, cả năm 2016 Công ty phải chịu thua lỗ hơn 359 tỷ đồng, tăng gần 60 tỷ so với con số năm 2015; đóng góp gần một nửa vào mức âm của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2016 (âm hơn 800 tỷ đồng).

Ngoài ra, một số doanh nghiệp thua lỗ vài chục tỷ đồng khác như OCH, VNA, … trong đó đáng chú ý có tình huống dở khóc dở cười tại CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) khi mà sau kiểm toán, Công ty ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 49 tỷ đồng, thay vì khoản lãi hơn 308 tỷ đồng được công bố trước đó.

Top 10 doanh nghiệp có mức thua lỗ cao nhất






MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (20)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98