Những doanh nghiệp có cổ phiếu khuynh đảo thị trường kết thúc 2016 ra sao?

21/02/2017 13:22
21-02-2017 13:22:10+07:00

Những doanh nghiệp có cổ phiếu khuynh đảo thị trường kết thúc 2016 ra sao?

Nhiều cổ phiếu trên thị trường chứng khoán bất chợt rớt giá xuống vực thẳm để rồi vút cao hay ngược dòng trong chốc lát, khiến nhà đầu tư bất ngờ và sửng sốt. Cùng soi lại những doanh nghiệp niêm yết có cổ phiếu nóng như vậy kinh doanh ra sao trong năm 2016?

Bên khởi sắc

Trường hợp đáng chú ý đầu tiên, cổ phiếu Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (HOSE: SGT) trong nửa cuối tháng 1/2017 đã liên tiếp giảm sàn trong 8 phiên liên tiếp, mất 43% giá trị. Song khi SGT công bố BCTC quý 4/2016 với kết quả đột biến, cổ phiếu bất ngờ đảo chiều và liên tục tăng trần, tính đến phiên 14/02, thị giá cổ phiếu SGT ở mức 5,360 đồng/cp.

SGT đã ghi nhận lãi ròng quý 4 ấn lượng với 61 tỷ đồng, gấp 3.4 lần cùng kỳ năm trước. Doanh thu kỳ này đạt gần 370 tỷ đồng, tăng 29%. Theo đó, năm 2016, SGT đạt doanh thu thuần 723.4 tỷ đồng, tăng 34% và vượt 61% kế hoạch; lãi ròng tăng gấp 3 lần, đạt 69.7 tỷ đồng, xấp xỉ mức chỉ tiêu đề ra (70 tỷ đồng). Theo giải trình từ SGT, các hoạt động thương mại của công ty phát triển tốt, đồng thời chi nhánh tại Bắc Ninh có doanh thu tăng mạnh từ hoạt động bán đất và cho thuê nhà xưởng vào cuối năm.

Tương tự, cuối năm 2016 và đầu năm 2017, cổ phiếu Nam Việt (HOSE: ANV) sau khi lao dốc và giảm sàn xuống mức 4,380 đồng/cp thì đến đầu tháng 2/2017 bất ngờ quay đầu tăng trần liên tiếp trong 6 phiên và tiếp tục chiều hướng tăng giá, tính đến 14/02, thị giá của ANV ở mức 7,000 đồng/cp. Cũng trong thời gian này, ANV công bố kết quả kinh doanh tăng mạnh với doanh thu thuần năm 2016 ghi nhận 2,824 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước và lãi ròng gần 19.7 tỷ đồng, gấp 13 lần. Một phần nguyên nhân giúp ANV có được thành tựu trên là nhờ sang tay toàn bộ cổ phần tại CTCP DAP2- Vinachem (DAP2) cho Công ty Đại Tây Dương của gia đình Chủ tịch Doãn Tới và được hoàn lại khoản trích lập dự phòng thua lỗ của DAP2. Không quá khi nói Đại Tây Dương chính là “vị cứu tinh” của ANV trong năm 2016.

Từng giành ngôi vị á quân trong Top những cổ phiếu tăng giá năm 2016 nhưng cổ phiếu của Đầu tư - Phát triển Sông Đà (HNX: SIC) lại khởi đầu năm 2017 khá đen đủi với hàng loạt phiên giảm sàn, rơi từ mức 31,800 đồng/cp xuống chỉ còn 6,000 đồng/cp.

Thời gian gần đây, kết quả kinh doanh đột biến được công bố dường như đã ngăn lại được đà giảm của cổ phiếu trên thị trường. Sau kết quả lãi ròng quý 3/2016 tăng mạnh đạt hơn 11 tỷ đồng nhờ chuyển nhượng dự án Nhà máy thủy điện Đam B’ril, trong quý 4/2016, SIC tiếp tục có lãi ròng hơn 34.3 tỷ đồng khi “chia tay” dự án Nhà máy thủy điện Đam K’rông K’mar. Lãi ròng cả năm 2016 được nâng lên 46.3 tỷ đồng, nhảy vọt so với năm 2015 (chỉ gần 1.5 tỷ đồng).

KQKD của năm 2015 và 2016 (Đvt: triệu đồng)

Từng là cổ phiếu tạo nên nỗi kinh hoàng cho thị trường, cổ phiếu DHM của Thương mại & Khai thác khoáng sản Dương Hiếu (HOSE: DHM) đã mất đi 72% giá trị sau 11 phiên giảm sàn vào giai đoạn cuối năm 2016 và đầu năm 2017. Tính đến phiên 14/02, cổ phiếu DHM đang ở mức 5,520 đồng/cp. Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh năm 2016 của DHM được công bố ra có chuyển biến tốt khi mang về 901 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng 77%; lãi ròng hơn 12.7 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2015. Theo DHM thì nhờ duy trì ổn định các mặt hàng truyền thống kết hợp với mở rộng thị trường trong nhiều lĩnh vực đã giúp DHM đạt doanh thu thuần 394 tỷ đồng và lãi ròng hơn 2.6 tỷ đồng trong quý cuối năm, gấp 5-7 lần so với cùng kỳ.

Bên cạnh DHM, cổ phiếu của CTCP Sản xuất XNK Inox Kim Vĩ (HNX: KVC) cũng từng lao dốc mạnh trên thị trường chứng khoán vào nửa cuối năm 2016, tuy nhiên kết quả kinh doanh cả năm của doanh nghiệp này không tụt dốc như diễn biến thị giá. KVC kết thúc năm 2016 với doanh thu thuần tăng 23% so với năm trước, đạt 526 tỷ đồng; lãi trước thuế 21.8 tỷ đồng, tuy tăng trưởng 36% nhưng chỉ tương đương 50% kế hoạch năm.

Thị giá cổ phiếu doanh nghiệp trong 1 năm qua

Bên sa sút, “sống” lay lắt

Trái với những doanh nghiệp có cổ phiếu làm điên đảo thị trường với hoạt động kinh doanh tươi sáng là những doanh nghiệp có kết quả u ám.

Đầu tư địa ốc Khang An (HOSE: KAC) là một ví dụ, doanh nghiệp này nhận kết quả lãi ròng năm 2016 chỉ vỏn vẹn gần 3.6 tỷ đồng, giảm 82% so với năm 2015. Mặc dù cả năm bi quan nhưng có lẽ nhờ quý 4 tích cực, lãi gần 7.6 tỷ đồng trong khi 3 quý đầu năm thua lỗ. Giá cổ phiếu KAC liên tục tăng trần từ đầu năm 2017 và đến thời điểm 14/02 thì đang giao dịch ở mức 15,500 đồng/cp, tăng 3.6 lần trong giai đoạn này.

Đối với An Trường An (HOSE: ATG) sau chuỗi ngày dài giảm giá vào cuối năm 2016 thì những ngày đầu tháng 2/2017 bắt đầu khởi sắc khi cổ phiếu tăng trần liên tục để đạt mức giá 2,870 đồng/cp (phiên ngày 14/02), tăng 79%. Song, giữa làn sóng đó thì ATG lại công bố kết quả kinh doanh bết bát trong quý 4/2016, cả doanh thu thuần và lãi ròng chỉ tính bằng tiền triệu, lần lượt là 824 triệu đồng và 116 triệu đồng. Theo đó, cả năm 2016, lãi ròng của ATG giảm 86%, dừng ở mức 779 triệu đồng.

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến Dầu thực vật Sài Gòn (HNX: SGO) trong nhóm cổ phiếu gây sốc và nhiều “scandal” trên thị trường. Từ khi niêm yết trên HNX đến nay, cổ phiếu SGO liên tục lao dốc từ mức giá 14,500 đồng xuống chỉ còn 1,100 đồng/cp, giữ vị trí á quân trong top những cổ phiếu giảm giá mạnh nhất năm 2016. Cùng với đó, SGO còn bị dính vào hàng loạt bê bối thông tin và tin tức sai lệch. Hiện nay, cổ phiếu SGO đã rơi vào diện bị kiểm soát và hạn chế giao dịch trên thị trường.

Kết quả kinh doanh của SGO cũng là một mảng tối. Năm 2016, SGO chỉ đạt doanh thu 307 tỷ đồng, giảm 120% so với năm trước; lãi ròng giảm 84%, chỉ đạt 2.5 tỷ đồng, rất chênh lệch so với mục tiêu 15 tỷ đồng trong năm. Mà nguyên nhân dẫn đến kết quả tụt dốc, bên cạnh chi phí tăng, là do SGO phải chịu một khoản lớn tiền phạt bao gồm tiền phạt của UBCK, tiền phạt chậm nộp thuế TNDN.

KQKD giai đoạn 2015-2016 (Đvt: triệu đồng)

Cuối cùng là cái tên đình đám Tài Nguyên (HOSE: TNT). Trái với đà lao dốc của SGO, TNT đã trải qua quá trình tăng điểm không mệt mỏi lên mức giá gần 30,000 đồng/cp vào nửa cuối năm 2015 và dành vị trí quán quân tăng giá trong năm. Tuy nhiên, cú sốc đã xảy đến với TNT vào giữa tháng 7/2016, sau khi thông tin làm giá cổ phiếu được hé lộ, giá cổ phiếu TNT bắt đầu chuỗi ngày lau sàn và đã thần tốc giảm về mức giá 2,290 đồng/cp vào nửa cuối năm này.

Và kết quả kinh doanh mới công bố của TNT cũng không khả quan khi kết thúc năm 2016, mặc dù doanh thu hơn 86 tỷ đồng nhưng lãi ròng chỉ hơn 1.6 tỷ đồng, giảm 78% so với năm trước. Riêng trong quý 4/2016, TNT có khoản lỗ ròng hơn 2 tỷ đồng (cùng kỳ 2015 có lãi 5.4 tỷ đồng), nguyên nhân theo TNT là do giảm tỷ trọng kinh doanh thương mại để tập trung vào lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, bên cạnh đó các công ty con lại không có doanh thu kinh doanh thương mại.

Thị giá cổ phiếu doanh nghiệp 1 năm qua




MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lãi ròng 2023 của VHM tăng 246 tỷ sau kiểm toán

Hậu kiểm toán 2023, CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) ghi nhận lãi ròng tăng 246 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, tuy nhiên giá trị này chỉ tương đương mức tăng xấp xỉ 1%.

Một doanh nghiệp bất động sản mượn 12 lô đất của công ty mẹ để vay 100 tỷ 

Nhằm phục vụ hoạt động xây lắp, thi công xây dựng, HĐQT CTCP BV Land (UPCoM: BVL) đã thông qua phương án vay vốn 100 tỷ đồng.

Hệ thống giao dịch VNDIRECT dự kiến trở lại hoạt động vào 01/04/2024

CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) vừa có thông báo cập nhật về sự cố hệ thống của Công ty. Hệ thống dự kiến hoạt động trở lại vào ngày 01/04/2024.

Chủ tịch Lê Tấn Phước: Vượt bão thành công, Searefico đang đãi “ngọc trong cát”

Từng định hướng như một nhà thầu cơ điện dân dụng trong suốt thời gian dài, sau khi trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, Searefico đang hồi...

ĐHĐCĐ REE: Chưa có kế hoạch IPO mảng điện

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 29/03, CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) trình đại hội thông qua kế hoạch tăng trưởng ở cả doanh thu và lợi nhuận, trong đó đẩy...

Chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời KN Vạn Ninh lãi tăng mạnh trong năm 2023

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện mặt trời KN Vạn Ninh – công ty do KN Cam Ranh và Golf Long Thành tham gia góp vốn đã công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với...

DRI sẽ chia thêm cổ tức 2023 bằng tiền, kế hoạch lãi sau thuế 2024 giảm 18%

Sau năm 2023 đạt kế hoạch lợi nhuận, DRI chốt chia thêm 1% cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Nhìn về năm 2024, DRI lên kế hoạch lãi sau thuế đi lùi 18%.

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98