4 rủi ro lớn nhất với kinh tế thế giới

10/03/2017 20:05
10-03-2017 20:05:00+07:00

4 rủi ro lớn nhất với kinh tế thế giới

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong vài năm tới nhưng có thể bị sụp đổ do bất ổn về chính sách và tài chính, Bloomberg đưa tin.

“Tăng trưởng GDP toàn cầu được dự báo sẽ tăng, từ mức chỉ dưới 3% trong năm 2016 - mức thấp nhất kể từ từ 2009 đến nay - lên 3.3% trong năm 2017 và khoảng 3.5% trong năm 2018”, OECD nêu quan điểm trong báo cáo triển vọng kinh tế tạm thời của mình được công bố hôm thứ Ba vừa qua.

Tuy nhiên, “sự mất kết nối giữa các thị trường tài chính và các yếu tố cơ bản, biến động thị trường tiềm tàng, những tổn thương tài chính và bất ổn chính sách” có thể làm giảm tăng trưởng, OECD cảnh báo.

Tổ chức này tiếp tục giải thích thêm về mỗi rủi ro đó như sau:

Các yếu tố cơ bản bấp bênh

“Những vụ định giá trên thị trường chứng khoán đã gia tăng đáng kể ở nhiều thị trường lớn trong 6 tháng qua, dù lãi suất danh nghĩa đã có mức tăng lớn, cùng với những kỳ vọng tăng trưởng GDP thật sự và danh nghĩa dựa trên những dự báo hầu như không thay đổi”, OECD nói.

S&P 500 đã tăng hơn 8% kể từ tháng 9 năm ngoái nhưng gần đây bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo. Khối lượng giao dịch giảm, các kỳ vọng về biến động và bất ổn kinh tế không khớp nhau, cùng với một đường cong lãi suất đi ngang là các dấu hiệu cho thấy đợt tăng trên thị trường chứng khoán có thể sắp kết thúc.

Biến động tỷ giá hối đoái

Ngoài ra, “những kỳ vọng trên thị trường tài chính ngụ ý rằng một sự khác biệt lớn trong lãi suất ngắn hạn giữa những nền kinh tế tiên tiến lớn sẽ xảy ra trong các năm tới”, OECD cảnh báo. “Điều này làm gia tăng rủi ro căng thẳng và biến động trên các thị trường tài chính, đáng chú ý là ở tỷ giá hối đoái, vốn có thể dẫn tới sự bất ổn tài chính sâu rộng hơn”.

Sức mạnh của đồng USD – do các kỳ vọng tăng trưởng cao hơn và tăng lãi suất nhiều đợt – đã cho thấy rõ những rủi ro mà các nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt. Nhiều người thậm chí còn lo lắng về sự lặp lại của năm 2013, thời điểm mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) siết chặt tiền tệ, gây nên những đợt rút vốn đầy xáo trộn tại các nền kinh tế mới nổi.

Những tổn thương về mặt tài chính

“Những tổn thương nghiêm trọng về mặt tài chính phát sinh từ sự quá tin tưởng vào chính sách tiền tệ trong những năm gần đây, dẫn tới một giai đoạn lãi suất thấp chưa hề có tiền lệ kéo dài, làm tăng tỷ lệ nợ ở một số quốc gia, tăng giá tài sản và tạo ra một cuộc tìm kiếm lợi suất”, OECD viết.

Hồi tháng 10 năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lưu ý rằng nợ thế giới hiện ở mức cao nhất chưa từng có, và nhà đầu tư huyền thoại Bill Gross cảnh báo rằng nước Mỹ đang ở trong một chiếc bẫy nợ do Fed tạo ra.

Bất ổn chính sách

OECD cho rằng “niềm tin vào các Chính phủ sụt giảm và sự tin tưởng thấp hơn của cử tri dành cho các hệ thống chính trị ở nhiều quốc gia có thể khiến cho các Chính phủ khó theo đuổi và duy trì kế hoạch chính sách cần có để đạt được tăng trưởng mạnh và tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người”.

Sự bất ổn trong chính sách kinh tế đã tăng vọt kể từ sau các sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, và bầu cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, các thị trường đã tăng một cách thuận lợi, bất chấp những rủi ro tiềm tàng. Những cuộc bầu cử sắp tới ở Pháp, Đức và Hà Lan cũng chứa đựng rủi ro về một cuộc nổi dậy hơn nữa của chủ nghĩa dân túy ở châu Âu.

Đáng lưu ý rằng triển vọng tăng trưởng được OECD dự báo hiện vẫn dưới các mức trước khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra. “Dù mức tăng khiêm tốn này được chào đón, nhưng vẫn sẽ khiến tăng trưởng GDP toàn cầu thấp hơn mức bình quân lịch sử, khoảng 4%, trong 2 thập kỷ trước cuộc khủng hoảng”, OECD cho biết./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98