7 chính sách quan trọng thúc đẩy tăng trưởng SME Lào

30/03/2017 20:00
30-03-2017 20:00:00+07:00

7 chính sách quan trọng thúc đẩy tăng trưởng SME Lào

Chính Phủ Lào đang nhấn mạnh đến 7 chính sách chủ chốt nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế Lào cũng như mở rộng thị trường cho các SME, Vientiane Times đưa tin.

 

Theo đó, tại buổi roadshow Lào – Trung Quốc về Hội nghị Đầu tư và Thương mại vượt biên giới đối với các SME của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC), ông Somchit Inthamith, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Lào (MoIC), đã đề cập đến 7 chính sách sau đây nhằm thúc đẩy sự phát triển của các SME Lào.

  • Thứ nhất, nâng cao năng suất, công nghệ và phương pháp đổi mới;
  • Thứ hai, thúc đẩy khả năng tiếp cận tài chính của các SME;
  • Thứ 3, đẩy mạnh khả năng tiếp cận các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp;
  • Thứ 4, hướng đến hoạt động tiếp thị hiệu quả hơn;
  • Thứ 5, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp và đẩy mạnh sự phát triển của lực lượng lao động có tay nghề;
  • Thứ 6, tạo thuận lợi cho các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh;
  • Thứ 7, nâng một số khoản thuế và các chính sách hải quan cùng với các loại lệ phí khác.

Các SME được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội và đóng vai trò không thể thiếu trong việc tạo ra công ăn việc làm, đổi mới kỹ thuật, tăng trưởng kinh tế cũng như các khía cạnh phát triển khác.

Ông Somchit cho biết, các SME Lào chiếm khoảng 99% lĩnh vực kinh doanh, nhưng đa số các SME vẫn đang cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các thị trường nội địa. Hầu hết các SME này vẫn còn thiếu kinh nghiệm về kỹ thuật trong quản trị doanh nghiệp trong khi chất lượng sản phẩm họ cũng còn kém so với các tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Somchit chia sẻ, theo quan điểm thống nhất chung, để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển tốt hơn, cải thiện chất lượng sản phẩm của họ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng sang các thị trường thế giới, các SME này cần có sự hợp tác và trợ giúp nhiều hơn nữa từ phía các bộ ngành liên quan cũng như các tổ chức quốc tế và cả các đối tác phát triển khác. Ngoài ra, các vấn đề như nâng cao khả năng quản lý kỹ thuật, phát triển năng lực, lập kế hoạch chiến lược, phát triển thiết bị công nghệ, có phương pháp đổi mới và nguồn tài chính cũng rất cần thiết cho quá trình phát triển của các SME.

Lào hiện đã tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và điều này cũng có nghĩa sẽ mang đến cơ hội lẫn thách thức cho các SME để cải thiện hoạt động kinh doanh của họ nhằm đáp ứng những điều kiện tiên quyết quốc tế.

Ông Somchit lưu ý, các SME chiếm khoảng 96% trong tổng số doanh nghiệp khu vực ASEAN và tạo ra khoảng 50 – 85% việc làm

Mặc dù có những hạn chế - nhiều SME tại Lào đang đối mặt với những thách thức về chất lượng và tiếp thị - nhưng nhiều đơn vị kinh doanh vẫn đang phát triển khi họ nhận được sự hợp tác và hỗ trợ từ các lĩnh vực khác./.





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Campuchia kỳ vọng tăng trưởng kinh tế đạt 6.4% trong năm 2024

Nền kinh tế Campuchia được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6.4% trong năm 2024, tăng so với mức 5.5% ghi nhận trong năm 2023, chủ yếu được thúc đẩy bởi ngành du lịch và...

Campuchia xác định năm 2024 là năm phục hồi kinh tế

Thủ tướng Hun Manet khẳng định Preah Sihanouk là trục kinh tế quan trọng, việc khôi phục và vận hành trở lại công trình tòa nhà cũ, xây dựng dở dang ở đây sẽ thúc...

Dự trữ ngoại hối của Campuchia tăng lên 20 tỷ USD trong năm 2023

Ngân hàng Trung ương Campchia (NBC) gần đây cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này trong năm 2023 đạt 20 tỷ USD, tăng 12.3% so với năm 2022, Khmer Times đưa tin.

Du khách quốc tế đến Campuchia tăng 140% trong năm 2023

Cambodia thu hút khoảng 5.43 triệu du khách quốc tế trong năm 2023, tăng mạnh 139.5% so với mức 2.27 triệu du khách vào năm 2022, theo báo cáo của Bộ Du lịch hôm...

Xuất khẩu hàng hóa ngoài ngành may mặc của Campuchia tăng 56% trong năm 2023

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE), trong năm 2023, Vương quốc đã xuất khẩu 3,129 triệu USD hàng sản xuất ngoài ngành may mặc, tăng...

Campuchia: Xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch giảm 12%

Nhu cầu toàn cầu yếu đã khiến xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và sản phẩm du lịch (GFT) của Campuchia ghi nhận xu hướng giảm trong năm vừa qua, Khmer Times đưa tin.

Thương mại Campuchia-Trung Quốc tiếp tục tăng trong năm 2023 dù nhu cầu thế giới giảm tốc

Trong năm 2023 vừa qua, mặc dù nhu cầu toàn cầu sụt giảm nhưng thương mại giữa Campuchia và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng.

Campuchia xuất khẩu lô gạo đầu tiên sang UAE

Campuchia vừa xuất khẩu lô gạo đầu tiên 60,000 tấn sang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), mở ra một thị trường mới cho ngành lúa gạo Campuchia, Khmer...

Thương mại quốc tế của Campuchia giảm 1.9% trong năm 2023

Theo dữ liệu thương mại được Tổng cục Hải quan và Thuế quan Campuchia (GDCE) công bố hôm 11/01, tổng kim ngạch thương mại quốc tế của nước này đạt 46.82 tỷ USD...

Yếu tố nào sẽ giúp Campuchia thu hút thêm FDI?

Luật đầu tư mới, các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc và Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và tình hình hòa bình trong...

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98