Ai đang nhảy vào đất vàng 2-4-6 Đồng Khởi mà đại gia Vũ Văn Tiền từ bỏ?

23/03/2017 13:01
23-03-2017 13:01:00+07:00

Ai đang nhảy vào đất vàng 2-4-6 Đồng Khởi mà đại gia Vũ Văn Tiền từ bỏ?

Sau khi Geleximco từ bỏ cuộc đua và thoái hết vốn tại Seaprodex (UPCoM: SEA), đã xuất hiện hai cổ đông mới thay thế bước chân là CTCP Nova Bắc Nam 79 và Bất động sản Anh Tú.

Điểm đồng điệu, cả kẻ đến người đi tại tổng công ty thủy sản này đều là những tên tuổi thuộc lĩnh vực bất động sản.

Khu đất vàng 2-4-6 Đồng Khởi (quận 1, TPHCM) mà SEA đang sở hữu tuy đầy hấp dẫn nhưng dường như không dễ “nuốt”. Sau hai năm theo đuổi, đại gia Vũ Văn Tiền (Geleximco) đã từ bỏ…

Nova Bắc Nam 79 là ai?

Nova Bắc Nam 79 trở thành cổ đông nắm giữ 20% vốn của SEA sau đợt thoái vốn lần đầu của nhóm Geleximco (từ nắm giữ 35% vốn giảm xuống còn 15% vốn) vào giữa năm 2016. Sau động thái này, “quyền lực” tại SEA đã có sự dịch chuyển, trong đó Bộ NN&PTNT nắm đầu cán với tỷ lệ sở hữu 63% vốn, tiếp đó là cổ đông mới Nova Bắc Nam 79 với 20% vốn, còn nhóm Geleximco lùi bước khi chỉ còn nắm giữ 15% vốn.

Cổ đông mới Nova Bắc Nam 79 là công ty được thành lập vào ngày 22/4/2015 và địa chỉ trụ sở chính tại 65 Nguyễn Du (quận 1, TPHCM).

Ngay khi nhắc tới cái tên Nova Bắc Nam 79 khiến nhà đầu tư dễ liên tưởng ngay đến CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, NVL). Đúng như vậy, theo như tìm hiểu, Novaland chính là một trong những cổ đông sáng lập nên công ty này, song ở thời điểm hiện tại đã thoái hết toàn bộ vốn.

Vốn điều lệ của Nova Bắc Nam 79 là 438 tỷ đồng và hai cổ đông sáng lập khác là Lê Văn Sáu và Hoàng Hữu Thân chiếm đến 50% vốn điều lệ của công ty.

Thông tin về cổ đông sáng lập của Nova Bắc Nam 79 trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Thông tin từ báo chí cho hay, Chủ tịch HĐQT của Nova Bắc Nam 79 là ông Phan Văn Anh Vũ đã tham gia vào HĐQT tại SEA từ năm 2016, cũng là thời điểm công ty này mua 20% vốn của SEA. Ngoài ra, ông còn là Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của CTCP Xây dựng Bắc Nam 79 – công ty có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng, đang nắm giữ 10% vốn của Ngân hàng Đông Á (DongABank). Theo một số thông tin thì ông Phan Văn Anh Vũ là một đại gia bất động sản và sở hữu nhiều lô đất vàng ở TPHCM.

Khi kẻ thứ 3 xuất hiện

Những tưởng khi Geleximco thoái hết toàn bộ 15% vốn còn lại, tương ứng 18.75 triệu cp thì chỉ có Nova 79 sẽ nhảy vào thâu tóm số cổ phiếu này. Song, một nhóm cổ đông khác đã xuất hiện chính là Bất động sản Anh Tú. Được biết, công ty này đã mua vào 16.75 triệu cp và nắm giữ 13.4% vốn của SEA.

Bất động sản Anh Tú chỉ mới được thành lập vào ngày 23/07/2014 và thay đổi chủ sở hữu vào tháng 6/2016. Trước đổi chủ, hai cá nhân Bùi Đạt Chương và Bùi Cao Nhật Quân nắm giữ 100% vốn, tương ứng vốn góp là 48 tỷ đồng. Trong đó, ông Bùi Đạt Chương nắm giữ 99% vốn và là Chủ tịch Hội đồng thành viên. Tuy nhiên, sau thời điểm chuyển nhượng, hai cá nhân mới là ông Nguyễn Văn Hiền và bà Nguyễn Thị Thu Hương nắm giữ toàn bộ vốn. Trong đó ông Nguyễn Văn Hiền chiếm đến 99% vốn, đang là đại diện pháp luật và Chủ tịch Hội đồng thành viên của một số công ty bất động sản ở TPHCM như Công ty BĐS Đăng Khánh và công ty BĐS An Huy.

Nội tình Seaprodex

Nhắc lại câu chuyện của Geleximco và SEA vài năm về trước. Sau khi SEA tiến hành phát hành cổ phần ra công chúng (IPO) vào năm 2014, với vốn điều lệ 1,250 tỷ đồng thì dường như toàn bộ cổ phiếu của công ty được nắm giữ bởi 2 cổ đông lớn nhất là Bộ NN&PTNT với 63.38% vốn và nhóm cổ đông liên quan đến CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) nắm 35% vốn (trong đó có CTCP XNK Tổng hợp miền Nam).

Ông Vũ Văn Tiền với tư cách là người đại diện phần vốn của Geleximco đã bước chân vào HĐQT và nắm giữ vị trí Phó Chủ tịch SEA.

Và dường như mục tiêu mà Geleximco nhắm tới khi quyết định thâu tóm cổ phiếu của tổng công ty thủy sản này chính là khu đất vàng 2-4-6 Đồng Khởi, quận 1, TPHCM. 

Song, mối lương duyên này dần dần tan vỡ. Từ giữa năm 2016, cổ đông Nhà nước đã phủ quyết mọi vấn đề liên quan đến việc đầu tư tại khu đất này trong kỳ ĐHĐCĐ.

Nhóm Geleximco sau đó dần thoái 20% vốn và chỉ còn nắm giữ 15%. Đây cũng chính là thời điểm CTCP Nova Bắc Nam 79 nhảy vào cuộc chơi với tỷ lệ sở hữu hơn 20%. Và một lần nữa, nhóm Geleximco thoái tiếp phần vốn còn lại vào cuối năm 2016. Và đến lượt BĐS Anh Tú mua vào 16.75 triệu cp, trở thành cổ đông nắm giữ 13.4% vốn.

Sau thoái vốn, đại gia Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Geleximco, từ nhiệm khỏi vị trí Phó chủ tịch HĐQT của SEA kể từ ngày 31/12/2016. Kéo theo đó thì hàng loạt lãnh đạo cũng như cổ đông nội bộ của công ty đã lũ lượt thực hiện thoái vốn.

Ông Trần Tấn Tâm, Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc SEA sau hai lần bán trong năm 2017 đã thoái toàn bộ 30,300 cp, tương ứng 0.02% vốn SEA. Song song đó, trong tháng 3 này, ông Nguyễn Văn Tân, Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc SEA cũng vừa thoái sạch 10,000 cp SEA, tương ứng 0.01% vốn.

Ngoài ra, Kế toán trưởng Bùi Thị Phương Thảo và Trưởng Ban Kiểm soát Phan Thúy Anh vừa qua cũng đăng ký bán hết số cổ phiếu mà các cá nhân này nắm giữ tương ứng 9,700 cp và 12,700 cp.

Cá nhân liên quan đến ban lãnh đạo như bà Lương Ngọc Hương, vợ Phó Tổng giám đốc Mai Xuân Phong, cũng đã đăng ký bán 2,500 cp.

Hầu hết các cá nhân trên đều đã gắn bó với SEA từ trước giai đoạn công ty này thực hiện IPO vào cuối năm 2014, tức trước giai đoạn nhóm cổ đông Geleximco “bước chân” vào. Điều này cũng dấy lên một câu hỏi, tại sao các cổ đông nội bộ này lại quyết định tháo vốn khi đại gia Vũ Văn Tiền ra đi?







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

29/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Theo dấu dòng tiền cá mập 28/03: Khối ngoại bán ròng hơn 1 ngàn tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 28/03, khối ngoại bán ròng 1,055 tỷ đồng. Trong đó cổ phiếu VHM bị bán mạnh nhất với giá trị 314 tỷ đồng.

Một công ty lên kế hoạch xóa âm vốn chủ gần ngàn tỷ trong 2 năm

Ngày 26/03, CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) đã giải trình nguyên nhân âm vốn chủ và ý kiến ngoại trừ của kiểm toán. VST cũng đưa ra phương án...

Cổ phiếu PIV tăng trần 7 phiên liên tiếp nhờ đâu?

Phiên sáng 28/03, giá cổ phiếu của CTCP PIV (UPCoM: PIV) tiếp tục tăng hết biên độ, đánh dấu chuỗi tăng trần 7 phiên liên tiếp từ 20/03/2024.

Xong vụ VNPT EPAY, cổ phiếu ABC thoát án cảnh báo

Trong thông báo mới đây, HNX quyết định đưa cổ phiếu ABC ra khỏi diện cảnh báo từ ngày 28/03/2024 do tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với...

VNDIRECT kiểm tra thông luồng với các sở giao dịch trong ngày 28/03

Theo thông báo mới nhất cập nhật về quá trình xử lý sự cố của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND), Công ty dự kiến sẽ tiến hành kiểm tra thông luồng với các sở...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 28/03

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

28/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Khi nào công ty chứng khoán được triển khai dịch vụ nhận lệnh nhà đầu tư nước ngoài không ký quỹ 100%?

Cơ quan quản lý đề xuất cho phép các công ty chứng khoán có đủ năng lực được cung cấp dịch vụ không yêu cầu nhà đầu tư tổ chức nước ngoài phải có đủ 100% tiền trước...

Theo dấu dòng tiền cá mập 27/03: Khối ngoại xả mạnh MSN gần 1,071 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch 27/03, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị lần lượt gần 187 tỷ đồng và hơn 1,904 tỷ đồng. Đáng chú ý...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98